Đánh giá công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác ĐĂNG ký đất ĐAI, cấp GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN sử DỤNG đất và lập hồ sơ địa CHÍNH TRÊN địa bàn HUYỆN sóc sơn THÀNH PHỐ hà nội GIAI đoạn 2011 2014 (Trang 53 - 61)

huyn Sóc Sơn

4.3.4.1. Kết quảđạt được

Luật đất đai năm 2003 ra đời quy định về công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC. Sau đó huyện Sóc Sơn đã tiến hành thực hiện và đạt được những kết quả nhất định.

a.Công tác đăng ký đất đai

Năm 2011: Tiếp nhận: 6.132 hồ sơ, trong đó:

+ Hồ sơ đề nghị cấp GCN lần đầu 978 hồ sơ/26 đơn vị.

+ Thụ lý và trả kết quả 1.787 hồ sơ giao dịch bảo đảm (tính đến 21/11/2014: Văn phòng Đăng ký đã giải quyết 1.001 hồ sơ đăng ký, 562 hồ sơ xóa đăng ký, 220 hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung thế chấp và 04 văn bản đăng ký xử lý tài sản đảm bảo).

+ Các hồ sơ khác: 3.243 hồ sơ (chuyển nhượng 977 hồ sơ, tặng cho 879 hồ sơ, thừa kế 343 hồ sơ, đính chính 243 hồ sơ, xoá nợ nghĩa vụ tài chính 43 hồ sơ, cấp đổi 112 hồ sơ, cấp lại 54 GCN, hợp thức sang tên 21 hồ sơ, đăng ký sang tên theo bản án 07 hồ sơ, hợp thửa 10 hồ sơ, hiệu chỉnh GPMB 21 hồ sơ; bổ sung tài sản 09 hồ sơ, cung cấp thông tin địa chính 11 hồ sơ; thẩm định 524 hồ sơ tách thửa).

Năm 2012: Tiếp nhận và giải quyết 3.431 hồ sơ ĐKBĐ (978 hồ sơ tặng

cho, 991 hồ sơ chuyển nhượng, 157 hồ sơ thừa kế, cấp lại 121 GCN, 12 hồ sơ hợp thức sang tên, đính chính 159 hồ sơ, xóa nợ nghĩa vụ tài chính 87 hồ sơ, 11 hồ sơ tài sản, hiệu chỉnh GPMB 08 hồ sơ, cung cấp thông tin địa chính 3 hồ sơ, thẩm định 904 hồ sơ tách thửa).

Năm 2013: Văn phòng Đăng ký đã tiếp nhận và giải quyết 5.062 hồ sơ

ĐKBĐ (1.056 hồ sơ chuyển nhượng, 1.146 hồ sơ tặng cho, 256 hồ sơ đính chính, 204 hồ sơ thừa kế, 23 hồ sơ xoá nợ nghĩa vụ tài chính, 98 hồ sơ cấp

đổi, cấp lại 83 GCN, 05 hồ sơ hợp thức sang tên, hiệu chỉnh GPMB 01 hồ sơ, 08 hồ sơ bổ sung tài sản, cung cấp thông tin địa chính 01 hồ sơ, thẩm định 490 hồ sơ tách thửa); thụ lý và trả kết quả 1.691 hồ sơ giao dịch bảo đảm (942 hồ sơ đăng ký, 680 hồ sơ xoá đăng ký và 69 hồ sơ đăng ký thay đổi).

Làm thủ tục tiếp nhận và trả 2.807 GCNQSDĐ cho nhân dân đúng quy định (246 GCN cấp theo QĐ 23, 2.561 GCN cấp theo QĐ 117; QĐ 13 - số liệu tính đến 31/12/2013).

Đến cuối năm 2013, huyện Sóc Sơn cơ bản trả xong số lượng GCN còn tồn từ nhiều năm trước mà nhân dân chưa đến nhận. Hiện chỉ còn tồn 726GCN/10.000GCN cấp theo QĐ 23, chiếm 7,26%. Với 726 GCN này, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã có 3 lần Thông báo bằng văn bản tới từng chủ sử dụng đất để mời nhân dân đến kê khai nhận GCN.

Năm 2014: Tiếp nhận: 7.246 hồ sơ, trong đó:

+ Hồ sơ đề nghị cấp GCN lần đầu: 1.207 hồ sơ/29 đơn vị;

+ Thụ lý và trả kết quả 1.676 hồ sơ giao dịch bảo đảm (tính đến 06/11/2014: Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà đã giải quyết 1.046 hồ sơ đăng ký, 603 hồ sơ xóa đăng ký, 26 hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung thế chấp và 01 văn bản đăng ký xử lý tài sản đảm bảo);

+ Các hồ sơ khác: 4.363 hồ sơ (chuyển nhượng 1.183 hồ sơ, tặng cho 1.061 hồ sơ, thừa kế 263 hồ sơ, đính chính 263 hồ sơ, xoá nợ nghĩa vụ tài chính 27 hồ sơ, cấp đổi 126 hồ sơ, cấp lại 46 GCN, hợp thức sang tên 12 hồ sơ, đăng ký sang tên theo bản án 03 hồ sơ, hợp thửa 07 hồ sơ, hiệu chỉnh GPMB 13 hồ sơ; bổ sung tài sản 05 hồ sơ, cung cấp thông tin địa chính 07 hồ sơ; thẩm định 1.033 hồ sơ tách thửa).

b.Công tác cấp GCNQSD đất

Thực hiện các chủ trương cấp GCNQSD đất của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, từ năm 2011 - 2014, huyện Sóc Sơn đã cấp được 7.157 GCNQSDĐ trên tổng số 17.039 hồ sơ.

Trong giai đoạn trên có đặc thù như sau: + Năm 2011:

- Cấp lần đầu: 2.093 GCN với diện tích là: 914.734,5m2

;

- Cấp do biến động (chuyển nhượng, tặng cho..): 5.286 GCN với diện tích là: 1.804.326,4m2.

+ Năm 2012:

- Cấp GCN lần đầu: 1.217 hồ sơ;

- ĐKBĐ về quyền sử dụng đất (cấp đổi, chuyển nhượng, thừa kế...): 3.815 hồ sơ;

- Tiếp nhận, thụ lý 2.169 hồ sơ giao dịch quyền sử dụng đất từ nhiều năm trước.

+ Năm 2013: Đã tiếp nhận 5.580 hồ sơ đề nghị cấp GCN, đã thẩm định trình UBND huyện cấp 3.625 GCN/3.500GCN, đạt 103,6 kế hoạch và đạt kết quả cấp GCN cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Đến cuối năm 2013, huyện Sóc Sơn cơ bản trả xong số lượng GCN còn tồn từ nhiều năm trước mà nhân dân chưa đến nhận. Hiện chỉ còn tồn 726GCN/10.000GCN cấp theo QĐ 23, chiếm 7,26%. Với 726 GCN này, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã có 3 lần Thông báo bằng văn bản tới từng chủ sử dụng đất để mời nhân dân đến kê khai nhận GCN.

+ Năm 2014: Đã tiếp nhận 1.207 hồ sơ. Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cấp theo Luật đất đai năm 2003 (QĐ số 13): tiếp nhận 834 hồ sơ, đã trình UBND huyện cấp 523 GCN, trả lại không thụ lý 311 hồ sơ;

+ Cấp theo Luật đất đai năm 2013 (QĐ số 24): tiếp nhận 373 hồ sơ/18 xã và Trung tâm phát triển quỹ đất, Nhà đất quân đội; đã trình UBND huyện cấp 183 GCN theo QĐ số 24, trả lại 82 hồ sơ và đang thẩm định 108 hồ sơ.

Hàng năm, huyện Sóc Sơn đã bố trí được nguồn kinh phí từ ngân sách đảm bảo cho công tác cấp GCNQSD đất của huyện.

c.Công tác lập hồ sơ địa chính

- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000: 595 tờ, đo đạc các thửa đất ở. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000: 200 tờ, đo đạc các thửa đất nông nghiệp. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500: 34 tờ, chủ yếu là bản đồ phục vụ công tác cấp đất ở giãn dân các xã.

- Sổ địa chính: 45 quyển. - Sổ mục kê đất đai: 25 quyển. - Sổ theo dõi biến động: 17 quyển.

- Sổ theo dõi GCNQSDĐ: Tại các xã, thị trấn là 117 quyển - gồm cả đất ở và nông nghiệp. Tại VPĐKQSDĐ quản lý 78 quyển gồm cả đất ở và nông nghiệp. Tổng số toàn huyện có: 195 quyển sổ theo dõi cấp GCNQSD đất.

4.3.4.2. Những tồn tại

Bên cạnh mặt đạt được trong công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSD đất và lập HSĐC trên địa bàn huyện Sóc Sơn vẫn còn một số tồn tại cơ bản như sau:

- Số lượng hồ sơ tồn chưa xét, hồ sơ đủ điều kiện còn nhiều.

- Số lượng hồ sơ tồn không đủ điều kiện (hiện là bất khả kháng) và đang chờ hướng chỉ đạo, cho phép giải quyết của UBND thành phố theo quy định của pháp luật.

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không chủ động đăng ký kê khai. - Công tác tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ ban đầu ở cấp xã còn chưa đầy đủ dẫn đến việc hồ sơ gửi lên huyện bị trả về để bổ sung lại nhiều lần.

- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách pháp luật về đất đai nhất là việc đăng ký cấp GCNQSDĐ chưa đạt hiệu quả tốt.

- Việc xác định nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất của UBND xã còn chậm.

- Do nhiều dự án đang được triển khai trên địa bàn huyện, khối lượng công việc giao cho cán bộ địa chính nhiều, chỉ tiêu biên chế hạn chế nên chưa thật sự tập trung giải quyết.

- Hiện nay, huyện đang thực hiện “dồn điền đổi thửa” và xây dựng “nông thôn mới” nên sau khi thực hiện thành công các chủ trương trên thì số lượng GCNQSD đất nông nghiệp của nhân dân cần cấp lại là rất lớn.

- Hiệu quả công việc của VPĐKQSDĐ chưa đạt yêu cầu.

- HSĐC còn thiếu và chưa hoàn thiện, chưa được số hóa BĐĐC, phần mềm viết GCNQSD đất còn nhiều nhược điểm (như không xuất được danh sách thông tin đã cập nhật trong GCNQSD đất).

4.3.4.3. Nguyên nhân

Những tồn tại trên chủ yếu do các nguyên nhân chính sau:

- Hệ thống pháp luật về đất đai còn nhiều điểm bất cập, không ổn định, quá nhiều loại văn bản điều chỉnh, thay thế liên tục, thậm chí khó hiểu.

- Công tác cấp GCNQSD đất giai đoạn hiện nay tương đối khó khăn, phức tạp do một thời gian dài buông lỏng quản lý đất đai; tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trong sử dụng của các tổ chức, cá nhân là khá phổ biến với số lượng lớn; nhiều vụ vi phạm kéo dài hàng năm không xử lý dứt điểm.

- Năm 2011, UBND huyện Sóc Sơn thực hiện luân chuyển toàn bộ lực lượng cán bộ địa chính. Do vậy, việc tiếp nhận hồ sơ và làm quen, nắm bắt địa bàn của cán bộ địa chính mới tương đối mất nhiều thời gian.

- Do khối lượng công việc rất nhiều, tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là giải phóng mặt bằng nên công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện cấp GCNQSDĐ chưa được quan tâm đúng mức.

- Quy hoạch rừng phòng hộ bảo vệ môi trường đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, tuy nhiên chưa thực hiện cắm mốc giới đất lâm nghiệp ngoài thực địa dẫn đến việc một số thửa đất ở hiện trong danh sách trùng lấn đất rừng chưa đủ điều kiện để cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân.

- Một số hộ gia đình nằm trong phạm vi vùng ảnh hưởng môi trường của bãi rác Nam Sơn (có bán kính 500 m tính từ tường rào của bãi rác) và nằm trong vùng quy hoạch mới chưa được cấp GCNQSDĐ.

- Khung giá đất do UBND thành phố ban hành hàng năm còn chưa sát với giá thị trường.

- Chủ sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi được cấp GCNQSDĐ nên một bộ phận người dân thờ ơ, chưa thật sự quan tâm đến việc cấp GCNQSDĐ.

- Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn về Tài nguyên và Môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thụ lý, thẩm định hồ sơ cấp GCNQSD đất còn chưa đồng đều. Một số cán bộ VPĐKQSDĐ còn thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu tính chuyên nghiệp.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ công tác còn chưa đáp ứng yêu cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lực lượng cán bộ địa cấp xã, thị trấn hay bị động trong giải quyết công việc.

- Một bộ phận người sử dụng đất chưa nhận thức tầm quan trọng của GCNQSDĐ hoặc chưa có nhu cầu thực hiện các quyền của người sử dụng đất nên chưa làm hồ sơ và liên hệ với các cấp có thẩm quyền để được cấp GCN.

4.3.4.4. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ ĐKĐĐ, cấp GCNSDĐ và lập HSĐC trên địa bàn huyện Sóc Sơn

Công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, hoàn thiện HSĐC có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Trong quá trình thực tập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn, sau khi tìm hiểu điều kiện thực tế tại địa phương, phân tích thực trạng công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC của huyện Sóc Sơn và trước những khó khăn, tồn tại trong công tác này, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác ĐKĐĐ cấp GCNQSDĐ, hoàn thiện HSĐC của huyện như sau :

- Về chính sách:

Chính phủ cần thành lập một tổ soạn thảo văn bản pháp luật có chuyên môn sâu để tránh việc Luật đất đai đã ban hành phải sửa đi, sửa lại nhiều lần. Chính phủ cũng cần chỉ đạo các địa phương kiểm điểm trách nhiệm

của mình trong việc có nhiều tồn tại và chậm trong cấp GCNQSDĐ; tăng cường kiểm tra, thanh tra các cấp, khắc phục tình trạng đùn đẩy trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại của người dân.

- Về tổ chức, con người:

+ UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện.

+ Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, VPĐKQSDĐ và UBND các xã, thị trấn tập trung cao thực hiện việc lập hồ sơ xét duyệt, xử lý dứt điểm đối với các trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ trên địa bàn.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường, VPĐKQSDĐ huyện cử cán bộ công chức, viên chức phụ trách theo dõi từng xã, thị trấn trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ cán bộ địa chính các xã, thị trấn về nghiệp vụ kê khai đăng ký, cấp GCNQSDĐ, giải quyết những vướng mắc và hướng dẫn người sử dụng đất kê khai, lập hồ sơ đảm bảo theo quy định của pháp luật.

+ Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn để phát hiện và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, kịp thời giải quyết những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

+ Tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Phòng Tài nguyên và Môi trường, VPĐKQSDĐ, cán bộ địa chính các xã, thị trấn đảm bảo năng lực thực hiện các nhiệm vụ được giao.

+ Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là đối với người đứng đầu những đơn vị không hoàn thành kế hoạch; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ gây phiền hà, sách nhiễu đối với tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục cấp GCNQSDĐ.

+ VPĐKQSDĐ, chuẩn bị đủ mẫu hồ sơ đề nghị cấp GCN và phôi GCNQSDĐ; phân công cán bộ tiếp nhận hồ sơ đăng ký từ các xã, thị trấn, hoặc trực tiếp từ người sử dụng đất; tổ chức thẩm tra, đo vẽ trích lục (hoặc

trích đo) thửa đất, chỉnh lý HSĐC, in GCNQSDĐ để trình UBND huyện quyết định cấp GCN cho cá nhân, hộ gia đình.

- Về tài chính:

+ Cân đối, bố trí đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ cấp GCNQSDĐ theo quy định.

+ UBND huyện cần khẩn trương đầu tư kinh phí tập trung hoàn thành việc lập sổ theo dõi BĐĐĐ để quản lý đất đai thường xuyên.

+ Cần điều chỉnh giảm tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ khi cấp GCNQSDĐ.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường cần chủ động trong việc tranh thủ các nguồn kinh phí từ các cấp, sở, ban ngành cho việc ĐKĐĐ, cấp GNQSDĐ và lập HSĐC.

- Về tuyên truyền giáo dục:

Tổ chức tuyên truyền đến từng thôn (làng) cho người sử dụng đất biết chủ trương, mục đích, yêu cầu, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc đăng ký kê khai, lập HSĐC, cấp GCNQSDĐ lần đầu; vận động người sử dụng đất đăng ký, kê khai việc sử dụng đất, lập hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ.

- Về cơ sở thiết bị:

+ Đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng với việc bồi dưỡng tin học cho cán bộ làm công tác này.

+ Cần sớm xây dựng hệ thống thông tin về đất đai thống nhất giữa các cấp, các ngành phục vụ việc tra cứu thông tin đơn giản, nhanh và chính xác, hoàn thiện số liệu, tài liệu để lập các loại sổ sách còn thiếu trong HSĐC.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác ĐĂNG ký đất ĐAI, cấp GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN sử DỤNG đất và lập hồ sơ địa CHÍNH TRÊN địa bàn HUYỆN sóc sơn THÀNH PHỐ hà nội GIAI đoạn 2011 2014 (Trang 53 - 61)