Luật đất đai 2003 ra đời cùng các văn bản liên quan được ban hành nên công tác quản lý nhà nước về đất đai đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành, tỉnh và huyện đề ra. Tình hình đó được thể hiện ở các mặt sau:
4.2.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành
Thực hiên Luật đất đai 2003, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện tốt các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai phù hợp với thực tiễn của địa phương như Nghị Quyết số 01/NQ-HU ngày 14/4/2011 của Ban Thường vụ huyện ủy về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng trên
địa bàn huyện. Các văn bản được ban hành là cơ sở giúp địa phương thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, đưa đất đai sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định địa giới hành chính theo chỉ thị 364/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Địa giới hành chính của Sóc Sơn với các huyện giáp ranh đã được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ. Đến nay ranh giới hành chính đã được quản lý chặt chẽ và không xảy ra tranh chấp.
Bản đồ hành chính của huyện được lập năm 1994 với tỷ lệ 1/18.000.
4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Huyện Sóc Sơn đã tiến hành đo đạc địa chính chính quy trên địa bàn huyện với tổng diện tích được đo đạc là 30.651.30 ha ở tỷ lệ 1/1000.
Việc đánh giá, phân hạng đất đã được thực hiện hầu hết diện tích đất nông nghiệp tạo cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng như bố trí cây trồng trên địa bàn.
Việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện qua các kỳ tổng kiểm kê đất đai và chỉnh lý xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất từng năm, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đang tiến hành xây dựng trên cơ sở dự án quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020.
Đến nay huyện cũng đã có đầy đủ một hệ thống các loại bản đồ, gồm: + Bản đồ địa chính thành lập năm 1993: 624 tờ bản đồ tỷ lệ 1/1000; + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005;
+ Bản đồ giải thửa số 299 thành lập năm 1992.
Trong những năm qua việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện được triển khai khá đồng bộ.
Nhìn chung 100% xã trong huyện đều đã lập kế hoạch phân bố sử dụng đất phục vụ cho công tác giao ruộng đất và ổn định lâu dài cho nhân dân. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện tốt.
4.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử
dụng đất
Thực hiện theo quyết định của cấp trên huyện không để hồ sơ chậm, muộn làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB các dự án. Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các xã, các chủ đầu tư để tập trung tháo gỡ những khó khăn trong quá trình GPMB dự án trên địa bàn huyện, đặc biệt là các dự án trọng điểm cấp Quốc gia.
4.2.1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thực hiện nghị định 181/2004/ND-CP của Chính Phủ, UBND huyện đã chỉ đạo các xã tiến hành lập hồ sơ cấp GCN cho các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân và các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Năm 2014 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn đã tiếp nhận 1.204 hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, đã cấp được 706 Giấy chứng nhận.
4.2.1.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác kiểm kê đất đai được thực hiện thường xuyên hàng năm và định kỳ 5 năm theo quy định của Luật đất đai. Tổng diện tích tự nhiên của Sóc Sơn năm 2014 là 30.651,30 ha.
Hàng năm, UBND huyện Sóc Sơn đã quan tâm, chỉ đạo cán bộ chuyên môn thu thập số liệu BĐĐĐ, kịp thời chỉnh lý BĐĐĐ để lập biểu mẫu báo cáo thống kê hiện trạng sử dụng đất của huyện, nhằm tạo cơ sở cho các cấp, các ngành có định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Các nguồn lực thu từ đất đai được công khai, minh bạch và được sử dụng đúng mục đích.
4.2.1.9. Quản lý và phát triển thị trường chuyển quyền sử dụng đất trong thị
trường bất động sản
Hiện nay, tổ chức tư vấn về giá đất, về bất động sản trên địa bàn huyện đã được thành lập. Cơ chế vận hành, quản lý và phát triển thị trường chuyển quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản đã phát triển nhưng vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian trước đây và đến nay việc quản lý Nhà nước về giá đất trên địa bàn huyện có hiệu quả chưa cao, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung, cầu trên thị trường.
4.2.1.10. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất
Trước đây, công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền trong huyện đã có phần bị buông lỏng, vai trò quản lý, giám sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai không cao, trong đó có công tác lập quy hoạch sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ.
Thi hành các quy định của pháp luật về đất đai trong điều kiện hiện nay huyện đã quan tâm, đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
4.2.1.11. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai luôn được quan tâm, thực hiện nghiêm túc nên đã hạn chế được những tiêu cực trong quản lý và sử dụng đất đai.
4.2.1.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp, đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai được thực hiện thường xuyên theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật, thể hiện những tiến bộ về cải cách hành chính trong khiếu nại, tố cáo.
Với biến động sử dụng đất như hiện nay, tình trạng tranh chấp đất đai thường xuyên xảy ra, các đơn thư khiếu nại về đất đai ngày càng nhiều nhưng được UBND huyện chỉ đạo giải quyết tương đối tốt.
4.2.1.13. Quản lý các dịch vụ công về đất đai
Thời kỳ trước Luật đất đai năm 2003, trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai ở huyện chưa có đơn vị nào có chức năng chuyên hoạt động về dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai.
Sau khi Luật đất đai năm 2003 ra đời, nhìn chung việc thực hiện đăng ký sử dụng đất, ĐKBĐ về đất được thực hiện tương đối tốt, đúng thủ tục, đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật.
4.2.2. Tình hình sử dụng và biến động đất đai 4.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn