4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua kinh tế trên địa bàn của huyện có những bước chuyển biến rõ rệt. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng từ 10.417.091 tỷ đồng năm 2011 lên 16.271.243 tỷ đồng năm 2014. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 26,43%/năm, trong đó: Công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 29,19%, nông lâm thủy sản tăng 3,34%, dịch vụ tăng 14,86% [11].
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bảng 4.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2014
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2014
1 Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 64,0 25,1
2 Công nghiệp - Xây dựng 24,1 41,4
3 Dịch vụ - Du lịch 11,6 33,5
Hình 4.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2011 – 2014
4.1.2.2. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Khu vực nông nghiệp có sự tăng trưởng ổn định nhưng chậm so với các ngành kinh tế khác. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp - thuỷ sản tăng từ 311.244 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 366.834 tỷ đồng năm 2014, bình quân tăng 14,18%/năm. Năm 2014, toàn huyện có 81 trang trại sản xuất nông nghiệp, quy mô diện tích mỗi trang trại khoảng 4,57 ha. Trong khu vực kinh tế nông nghiệp thì sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo.
Bảng 4.2: Giá trị, cơ cấu ngành nông lâm thủy sản năm 2011 - 2014
STT Ngành Năm 2011 Năm 2014 Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%)
1 Sản xuất nông nghiệp 268,40 95,97 313,65 97,48
2 Lâm nghiệp 4,00 1,43 3,50 1,09
3 Thủy sản 7,28 2,60 4,61 1,43
(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường Sóc Sơn [11])
0 10 20 30 40 50 60 70 C«ng nghiÖp-X©y dùng 24.1 41.4 DÞch vô 11.6 33.5 N«ng nghiÖp 64 25.1 2011(%) 2014(%)
a) Sản xuất nông nghiệp
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp đã đạt những bước tăng trưởng vững chắc (3,16% /năm). Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, trình độ thâm canh được nâng lên, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới được triển khai ứng dụng vào sản xuất, đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh phục vụ đô thị và các khu công nghiệp [11].
b) Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp của huyện chủ yếu tập trung vào trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển kinh tế trang trại lâm nghiệp. Trong 5 năm, toàn huyện đã trồng được 1.159,0 ha đất rừng trên đất trống đồi núi trọc (bình quân môi năm trồng khoảng 230 ha), trồng phục hồi được 124 ha trên diện tích đất có rừng bị cháy, 124,9 ha băng xanh cản lửa. Đồng thời đã trồng nâng cấp 878,8 ha diện tích có rừng. [11].
c) Thuỷ sản
Sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trên địa bàn huyện tăng đều qua các năm. Năm 2014, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của huyện đạt 480 tấn (tăng 25 tấn so với năm 2011), sản lượng khai thác đạt 165,4 tấn (tăng 10,6 tấn so với năm 2011). Giá trị sản xuất đạt 4,61 tỷ đồng .
4.1.2.3. Khu vực kinh tế công nghiệp
Trong giai đoạn 2011 - 2014, công nghiệp - xây dựng của huyện có bước tăng trưởng nhảy vọt, nhanh chóng trở thành ngành kinh tế chủ lực của huyện. Giá trị sản xuất trên địa bàn tăng nhanh từ 1.290,78 tỷ đồng năm 2011 lên 3.613,42 tỷ đồng năm 2014. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này đạt 26,32%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng do huyện quản lý tăng từ 261,33 tỷ đồng năm 2011 lên 516,50 vào năm 2014 [11].
Năm 2014, toàn huyện có 110 doanh nghiệp và trên 6.000 hộ gia đình, cá thể kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ với tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 353,99 tỷ đồng, tăng 129,19 tỷ đồng so với năm 2011. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ - du lịch do huyện quản lý tăng từ 145,18 tỷđồng, chiếm 64,59% khu vực kinh tế dịch vụ trên địa bàn năm 2011 lên 176,15 tỷ đồng, chiếm 51,27% vào năm 2014. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 8,89 triệu USD [11].
4.1.2.5. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Năm 2014 dân số huyện có 317.138 người, trong đó thị trấn có 5.448 người, chiếm 1,71%, các xã có 311.690 người, chiếm 98,29%. Tốc độ gia tăng dân số giai đoạn 2011 - 2014 là 1,396%/năm. Mật độ dân số bình quân của huyện là 977 người/km2, phân bố không đều[11].
Bảng 4.3: Biến động dân số huyện Sóc Sơn giai đoạn 2011 – 2014
TT Năm 2011 2012 2013 2014
1 Dân số có đến 31/12 (người) 293.230 299.602 307.781 317.138 2 Số trẻ em sinh ra 5.168 5.607 7.379 6.880 3 Tỷ suất sinh (%o) 17,78 18,92 24,30 22,02 4 Số người chết 1.028 1.217 1.088 1.056
5 Tỷ lệ chết (%o) 3,54 4,11 3,58 3,38
6 Tỷ lệ tăng tự nhiên (%o) 14,25 14,81 20,72 18,64
(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường Sóc Sơn [11]) 4.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Giao thông
- Giao thông đường bộ:
Sóc Sơn là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng,...; với các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang… và đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài nối
sân bay Nội Bài với trung tâm Thành phố. Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện là 227 km, mật độ bình quân đạt 0,86 km/km2
.
- Giao thông đường sắt:
Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên đi qua các xã phía Đông của huyện với chiều dài khoảng 16 km với 2 ga đường sắt là ga Trung Giã và ga Đa Phúc.
- Giao thông đường hàng không:
Sân bay Nội Bài là cảng hàng không quốc tế lớn nhất miền Bắc với diện tích khu vực sân khoảng 325,5 ha.
- Giao thông đường thuỷ:
Trên địa bàn huyện có 3 tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng nhất là tuyến sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ, chủ yếu là gỗ và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên khả năng khai thác còn hạn chế do phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước các sông.
Thuỷ lợi
Toàn huyện hiện có 27 công trình hồ chứa, 119 công trình tiểu thuỷ nông, 129 trạm bơm và khoảng 73.810 km kênh mương. Hệ thống đê, kè các tuyến sông (khoảng 32 km) được gia cố, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt hàng năm.
Năng lượng và Bưu chính viễn thông
Năng lượng: Nguồn năng lượng quan trọng của huyện và khu vực là điện năng, được cung cấp bởi Trạm 220 kV Chèm bằng các tuyến đường dây 110 kV Chèm - Đông Anh, Đông Anh - Thái Nguyên và Đông Anh - Gò Gầm.
Mạng lưới bưu chính viễn thông của huyện đã đến được với 100% số xã, thị trấn đảm bảo được nhu cầu trao đổi thông tin thông suốt trong nước và Quốc tế. Trên địa bàn huyện hiện có 2 bưu cục huyện và 23 bưu điện khu vực
(tính cả bưu điện văn hóa xã). Năm 2014, số máy điện thoại trên địa bàn đạt 306.300 cái, bình quân đạt 24,8 máy/100 dân.
Ngành giáo dục - đào tạo
Trong những năm qua ngành giáo dục của huyện có những cố gắng lớn bắt kịp với mục tiêu chung của toàn Thành phố.
Năm 2014, toàn huyện có 154 nhóm trẻ trong độ tuổi mầm non, tỷ lệ huy động trẻ đến trường mẫu giáo đạt trên 90,0% so với tỷ lệ trẻ trong độ tuổi. Năm học 2011 - 2014, toàn huyện có 33 trường tiểu học; có 27 trường trung học cơ sở. Toàn huyện có 4 trường trung học phổ thông công lập và 3 trường dân lập, với tổng số 8.165 học sinh, 185 giáo viên. Tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp cuối cấp đạt 98,14%, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 95% [11].
Ngành y tế
Công tác y tế thường xuyên được quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt. Cơ sở vật chất và trang thiết bị được tăng cường từ huyện đến xã, thị trấn, chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe được nâng lên rõ rệt:
Năm 2014, toàn huyện có 27 cơ sở y tế, trong đó: Tuyến huyện có 1 Trung tâm y tế với 160 giường bệnh, 2 phòng khám đa khoa khu vực; Tuyến cơ sở có 26 trạm y tế xã. Toàn huyện có 247 cán bộ y tế , trong đó cán bộ y tế có trình độ bác sỹ và trên đại học là 70 người, y sỹ kỹ thuật viên 70 cán bộ còn lại là y tá, hộ sinh [11].
Văn hoá - thể dục, thể thao
Hệ thống cơ sở vật chất cho các hoạt động thể dục thể thao đang được đầu tư xây dựng. Đầu năm 2014, toàn huyện có 117 sân bóng đá, 96 sân bóng chuyền, 268 sân cầu lông và 01 nhà thi đấu đa năng. Đội ngũ cán bộ thể thao của huyện gồm có 03 cán bộ, mỗi xã, thị trấn có 1 cán bộ thể thao kiêm nhiệm. Toàn huyện có 86,8% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 27,8% làng, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hoá, 60% số xã, thị trấn có khu vui chơi giải trí.
Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND huyện 03 kế hoạch và 17 văn bản chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường.
UBND huyện cấp 13 bản cam kết bảo vệ môi trường (giảm 01 bản cam kết so với cùng kỳ năm 2013); 04 bản đề án bảo vệ môi trường (năm 2013 là 05 đề án); 02 Giấy phép khai thác nước; 01 Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước [12].
Tổ chức thành công sự kiện ngày Môi trường Thế giới 05/6/2014 kết hợp với thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.