Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 33)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.4.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay trên thế giới việc ứng dụng công nghệ GIS đã và đang đƣợc ứng dụng trong nhiều ngành lĩnh vực khác nhau, GIS đang đƣợc phát triển theo nhiều hƣớng nghiên cứu khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế - xã hội.

Tại một số quốc gia phát triển trên thế giới nhƣ Hoa Kỳ, Anh, Hàn Quốc… việc xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất đã đƣợc thực hiện từ nhiều năm qua và đã đƣợc ứng dụng trên diện rộng, đó là việc ứng dụng công nghệ WebGIS để cung cấp cho ngƣời dùng những thông tin một cách nhanh và chuẩn xác nhất.

Năm 1964 Canada đã xây dựng Hệ thống thông tin địa lý đầu tiên trên thế giới có tên gọi là Canadian Geographical Information System. Song song với Canada, tại Mỹ các trƣờng đại học cũng tiến hành nghiên cứu và xây dựng các Hệ thống thông tin địa lý. Tuy nhiên rất nhiều hệ thống trong số đó đã không tồn tại đƣợc bao lâu do khâu thiết kế cồng kềnh và giá thành quá cao. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở giai đoạn này đã đƣa ra những lý luận nhận định quan trọng về vai trò, chức năng của Hệ thống thông tin địa lý: Hàng loạt loại bản đồ có thể đƣợc số hoá và liên kết với nhau tạo ra một bức tranh tổng thể về tài nguyên thiên nhiên của một khu vực, một quốc gia hay một châu lục. Sau đó máy tính đƣợc sử dụng để phân tích các đặc trƣng của nguồn tài nguyên đó và cung cấp các thông tin bổ ích, kịp thời cho việc quy hoạch [7].

Ở các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á, Liên Hợp Quốc chủ trì chƣơng trình Cơ sở hạ tầng về Thông tin Địa lý Châu Á - Thái bình dƣơng (GIS Infastructure for Asia and the Pacific) bắt đầu từ năm 1995 tại Malaysia. Với sự hình thành các nhóm nghiên cứu về: hệ quy chiếu và địa giới hành chính, hệ thống pháp lý, bản đồ nền, chuẩn hoá thông tin, kể từ năm 1997 chƣơng trình này tập trung nghiên cứu xây dựng hệ quy chiếu - hệ toạ độ khu vực và

cơ sở dữ liệu không gian và khu vực. Nói tóm lại vấn đề xây dựng các CSDL địa lý toàn cầu và khu vực đang là một nhu cầu lớn đựơc nhiều nƣớc quan tâm nhằm giải quyết các vấn đề mang tính chiến lƣợc phát triển đối với mỗi quốc gia cũng nhƣ trên toàn cầu [7].

1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Đề tài " Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất Phƣờng Võ Cƣờng, TP Bắc Ninh" trên cơ sở ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) kết hợp phƣơng pháp chuyên gia theo quy định, quy phạm kỹ thuật đã thể hiện tính khách quan, khoa học và rất phù hợp với điều kiện địa phƣơng. Phƣơng pháp xây dựng cơ sở dữ liệu trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại đã xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở dữ liệu đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời dùng (Hồ Thị Lam Trà và cs, 2008) [9].

Đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ” đã xây dựng đƣợc bộ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý đất đai của huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ phù hợp với các yêu cầu về quản lý và sử dụng đất dựa trên chính sách pháp luật của nhà nƣớc về đất đai và hoàn cảnh thực tiễn tại địa phƣơng (Vũ Văn Trọng, 2006) [11].

Đề tài " Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý thông tin bất động sản Thị trấn Quỳ Châu - Gia Lâm - Hà Nội" trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS để thu thập số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu bất động sản và sử dụng cơ sở dữ liệu đó cho các ứng dụng cụ thể. GIS có chức năng tổ hợp dữ liệu trong phân tích không gian nhƣ chồng xếp bản đồ, tạo vùng đệm giúp các nhà quản lý dễ dàng giải quyết tranh chấp, tìm kiếm thông tin. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là một công cụ cung cấp thông tin nhanh chóng với độ chính xác cao, giúp các nhà quản lý hay các nhà hoạch định chính sách có đƣợc những quyết định sáng suốt (Lê Thị Giang, 2008) [4].

Qua đó cho thấy công nghệ GIS đóng vai trò hết sức quan trọng trong nghiên cứu và quản lý, đặc biệt là việc quản lý nguồn tài nguyên đất đai trong đó có quản lý giá đất.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Hiện trạng sử dụng đất TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.

- Giá đất TP. Thái Nguyên theo giá quy định của nhà nƣớc đƣợc ban hành tại các quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên.

- Phần mềm Mapinfo professional.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đất đai thuộc phạm vi địa giới hành chính của TP. Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên.

Lựa chọn một số tuyến phố chính gồm: Đƣờng Bắc Kạn, Đƣờng Bến Tƣợng, Đƣờng Lƣơng Ngọc Quyến, Đƣờng Cách Mạng tháng Tám, Đƣờng Hoàng Văn Thụ, Đƣờng Bắc Nam, Đƣờng Minh Cầu.

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: TP. Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2. Thời gian tiến hành

Thời gian thực hiện đề tài: 15/07/2012 đến 30/06/2013.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Điều tra cơ bản

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: + Vị trí địa lý, tọa độ

+ Địa hình, địa mạo + Khí hậu, thủy văn

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Điều kiện kinh tế: tốc độ tăng trƣởng kinh tế, thu nhập bình quân, mức sống của ngƣời dân,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Điều kiện xã hội: số dân, số hộ, tỷ lệ lao động/tổng số dân, tỷ lệ tăng dân số (tăng tự nhiên, tăng cơ học) …

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội - Tình hình quản lý đất đai

2.3.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

- Xác định các yếu tố thông tin dữ liệu phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu.

- Nghiên cứu và ứng dụng quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Tài Nguyên - Môi trƣờng vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất nói chung và xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất TP. Thái Nguyên nói riêng.

2.3.3. Ứng dụng phần mềm Mapinfo xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất TP. Thái Nguyên Thái Nguyên

Xác định các yếu tố thông tin, nguồn dữ liệu đƣa vào biên tập, xử lý trên phần mềm Mapinfo bao gồm cả dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian.

2.3.4. Đánh giá và định hướng sử dụng khai thác cơ sở dữ liệu giá đất TP. Thái Nguyên.

Nghiên cứu một số ứng dụng, khai thác sử dụng nguồn cơ sở dữ liệu đã hoàn thiện để phục vụ hoạt động nghiên cứu, quản lý, đang ký thống kê, truy nhập dữ liệu giá đất.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

-Thu thập cơ sở dữ liệu không gian:

-Thu thập cơ sở dữ liệu thuộc tính:

+ Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. + Điều kiện kinh tế - xã hội.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. + Tình hình quản lý tại khu vực nghiên cứu. - Số liệu khác có liên quan:

+ Thu thập các quyết định, quy định, tài liệu hƣớng dẫn thực hiện, các công trình nghiên cứu có liên quan.

+ Điều tra, khảo sát, đối chiếu thực địa nhằm xác minh độ chính xác của các tài liệu, số liệu đã thu thập đƣợc, kiểm tra kết quả xây dựng và chính xác hóa các thông tin về nội dung đã thu thập và xây dựng đƣợc.

2.4.2. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ

Biên tập các bản đồ chuyên đề bằng phần mềm Mapinfo v10.5.

2.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Mapinfo v10.5 phân tích, chồng ghép, chia tách thông tin và phân tích mối quan hệ không gian của các đối tƣợng.

Thống kê số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2003 và Accessories Notepad.

2.4.4. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong các lĩnh vực GIS, bất động sản, quản lý tài nguyên đất…

2.4.5. Phương pháp đo GPS động

Thực hiện công tác điều tra, khảo sát thực tế về nguồn cơ sở dữ liệu và biến động giá đất của các tuyến phố đã lựa chọn Các số liệu về toạ độ vị trí các khu vực cần xác định chính xác ngoài thực địa bằng việc đo đạc bằng máy GPS.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều tra cơ bản

3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính phƣờng (xã). Trong đó có 18 phƣờng và 10 xã. Nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, có tổng diện tích 18970,48 ha, dân số gần 28 vạn ngƣời.

-Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ, và huyện Phú Lƣơng -Phía Đông giáp thị xã Sông Công

-Phía Tây giáp huyện Đại Từ -Phía Nam giáp huyện Phổ Yên

Thành phố có vị trí thuận lợi, hết sức quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc. Là trung tâm giao lƣu văn hóa của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông liên hệ giữa các tỉnh miền xuôi và nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc nhƣ: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng…

-Địa hình

Địa hình của thành phố Thái Nguyên đƣợc coi nhƣ là miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Đây là miền có độ cao thấp nhất, ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công, đƣợc hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Địa hình của vùng này gồm có những đồi, gò thoải, bát úp xen kẽ nhau. Độ dốc từ 8o

- 25o chiếm không đáng kể, phần lớn diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8o. Loại địa hình này thích hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm.

Bảng 3.1: Diện tích, dân số theo đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (năm 2010)

TT Tên phƣờng, xã Diện tích (ha) Dân số trung bình (ngƣời) Ghi chú I Các phƣờng (nội thành) 6.080,71 201.277 1 Tân Long 226,41 6.230 2 Quan Triều 278,99 7.553 3 Quang Vinh 313,35 5.950 4 Đồng Quang 163,06 10.369 5 Quang Trung 201,14 22.383 6 Phan Đình Phùng 270,20 17.533 7 Hoàng Văn Thụ 159,18 16.243 8 Trƣng Vƣơng 102,88 7.078 9 Túc Duyên 289,96 8.312 10 Gia Sàng 410,33 10.963 11 Cam Giá 875,63 10.466 12 Hƣơng Sơn 386,71 11.513 13 Phú Xá 426,22 11.104 14 Trung Thành 319,54 12.562 15 Tân Thành 238,42 4.458 16 Tân Lập 439,16 10.573 17 Tân Thịnh 363,35 13.667 18 Thịnh Đán 616,18 14.320 II Các xã (ngoại thành) 12.889,77 78.433 1 Quyết Thắng 1.292,78 13.754 2 Tân Cƣơng 1.482,91 5.126 3 Phúc Trìu 2.116,33 5.530 4 Phúc Xuân 1.852,95 4.866 5 Thịnh Đức 1.708,23 7.686 6 Phúc Hà 648,4 3.581 7 Tích Lƣơng 932,46 12.413 8 Lƣơng Sơn 1.592,75 13.327 9 Cao Ngạn 861,06 5.583 10 Đồng Bẩm 401,9 6.567 III Tổng cộng 18.970,48 279.710

- Khí hậu, thủy văn

Thành phố Thái Nguyên thuộc vùng Đông Bắc, địa hình cao nên thƣờng lạnh hơn so với các vùng xung quanh. Những đặc điểm cơ bản của khí hậu:

- Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 và tháng 7) với tháng lạnh nhất (tháng 1 và tháng 2) khoảng 14oC. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm.

- Lƣợng mƣa trung bình 1.500 - 2.500 mm, tổng lƣợng nƣớc mƣa tự nhiên của thành phố Thái Nguyên khá lớn. Đối với tỉnh dự tính lƣợng mƣa lên tới 6,4 tỷ m3/năm và theo không gian lƣợng mƣa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ; tập trung khoảng 87% vào mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lƣợng mƣa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lƣợng mƣa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lƣợng mƣa trong tháng chỉ bằng 0,5% lƣợng mƣa cả năm.

3.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội TP. Thái Nguyên

- Về cơ cấu kinh tế

Bảng 3.2: Cơ cấu tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo 3 khu vực kinh tế của Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012

Tiêu chuẩn 2010 2011 2012

Công nghiệp, xây dựng (%) 48,50 47,78 47,7

Dịch vụ (%) 45,52 46,88 48,24

Nông, Lâm và Ngƣ nghiệp (%) 5,98 5,34 4,06

(Nguồn: Phòng Thống kê TPTN)

1, Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) trên địa bàn thành phố năm 2012 đạt 12%, (mục tiêu kế hoạch là 14%).

Tổng sản phẩm trong thành phố (GDP) năm 2012 ƣớc đạt 4.495 tỷ đồng. Trong đó: Dịch vụ - Thƣơng mại đạt 1.983 tỷ đồng, tăng 15,29% so với

năm 2011; Công nghiệp - Xây dựng đạt 2.338 tỷ đồng, tăng 9,63% so với năm 2011; Nông – Lâm nghiệp đạt 174 tỷ đồng, tăng 5,9% so với năm 2011.

Cơ cấu kinh tế: GDP (giá thực tế) đạt 12.543 tỷ đồng, trong đó: ngành Dịch vụ - Thƣơng mại đạt 6.050 tỷ đồng, chiếm 48,24%; ngành Công nghiệp - xây dựng đạt 5.983 tỷ đồng, chiếm 47,7%; ngành Nông – Lâm nghiệp đạt 510 tỷ đồng, chiếm 4,06%.

2, Giá trị Sản xuất CN-TTCN địa phƣơng (theo giá so sánh 1994) cả năm ƣớc đạt 3.010 tỷ đồng, tăng 7,1% kế hoạch tỉnh, bằng 95,5% kế hoạch thành phố, tăng 14,6% so với năm 2011 (theo giá so sánh 2010 ƣớc đạt 5.868 tỷ đồng).

3, Sản lƣợng lƣơng thực có hạt cả năm 2012 đạt 31.187 tấn bằng 102,57% (tăng 782 tấn) so với kế hoạch và bằng 96,77% (giảm 1.041 tấn) so với năm 2011.

Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt ƣớc đạt 87 triệu đồng, bằng 98,86% kế hoạch (tăng 8 triệu đồng so với năm 2011); giá trị sản phẩm trên 1 ha chè và cây ăn quả ƣớc đạt 109 triệu đồng, bằng 99,09% kế hoạch. Đã trồng mới và phục hồi ƣớc đạt 85ha chè, tăng 6,25% so với kế hoạch.

4, Thu ngân sách cả năm đạt 1.135,7 tỷ đồng, bằng 128,8% kế hoạch tỉnh, bằng 112,45% kế hoạch TP, bằng 98,39% so với cùng kỳ năm 2011. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi ngân sách cả năm đạt 1.140,58 tỷ đồng, bằng 115,3% kế hoạch tỉnh, bằng 93,8% kế hoạch KH.

5, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 42 triệu đồng/năm, bằng 100% kế hoạch (tăng 5 triệu đồng so với năm 2011).

6, Giải quyết việc làm cho 6.500 lao động, bằng 100% kế hoạch, bằng 99,2% cùng kỳ năm 2011.

7, Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3%, bằng 100% kế hoạch. 8, Tỷ suất sinh thô năm 2012 là 16,460

/00 , tăng 4,490

/00 so với năm 2011, (mục tiêu kế hoạch đề ra là giảm 0,10

/00)

9, Giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Tổ chức cai nghiện cho 838 lƣợt ngƣời nghiện ma tuý có mặt trên địa bàn, bằng 101% so với KH.

Về thương mại và dịch vụ

Các thế mạnh về thƣơng mại, dịch vụ, du lịch đƣợc khai thác hiệu quả, phát triển đa dạng, phong phú cả về quy mô, hình thức góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Các ngành dịch vụ nhƣ tài chính, ngân hang, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vận tải, bƣu chính viễn thông, chứng khoán đƣợc quan tâm tạo điều kiện phát triển và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

Về du lịch, văn hóa

Thành phố là đầu mối của các tuyến, tua du lịch, do vậy các khu vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng khách sạn liên tục đƣợc đầu tƣ nâng cấp, xây mới, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng của du khách.

Với điều kiện khí hậu và vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên là nơi hội tụ nền văn hoá của các dân tộc miền núi phía Bắc.

Một phần của tài liệu Ứng dụng gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 33)