Chế độ trồng phân tán

Một phần của tài liệu Giáo trình MD01 xây dựng kế hoạch trồng bơ (Trang 29)

3.1. Khái niệm trồng phân tán

Trồng phân tán là tận dụng đất còn trống để trồng cây vào đó.

Có thể trồng Bơ phân tán ở nhiều nơi khác nhau như: đất vườn, đất ven đường, ven kênh mương, trên bờ vùng, bờ đồng, trong các trường học, công sở, trên các mảnh đất nhỏ phân tán khác…

3.2. Tác dụng của trồng phân tán với cây Bơ

- Cung cấp quả bơ cho nhu cầu tại chỗ;

- Tăng thu nhập: mỗi cây Bơ có thể cho thu nhập từ 2-5 triệu đồng; - Làm cây che bóng mát;

- Bảo vệ môi trường.

3.3. Các mô hình trồng phân tán Bơ

Cây Bơ có thể trồng phân tán ở nhiều nơi như trồng quanh vườn nhà, trồng trong khuôn viên của các cơ quan, trường học, trạm y tế, trồng trên đường đi…

Hình 1.2.8: Bơ trồng phân tán quanh vườn nhà B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Các câu hỏi

Anh (chị) hãy chọn câu đúng nhất để trả lời câu hỏi hoặc điền vào các chỗ chấm.

1.1. Trồng thuần là chỉ trồng 1 loại cây duy nhất trên một diện tích đất.

a. Đúng b. Sai

1.2. Trồng thuần có nhược điểm …

a. chưa tận dụng hết ánh sáng, dinh dưỡng b. lãng phí đất

c. dễ gây xói mòn đất d. Cả a, b, c, đều đúng.

1.3. Trồng xen là trên cùng một diện tích đất, cùng thời gian ta gieo trồng hai hay nhiều loại cây trồng khác nhau theo một qui tắc nhất định.

a. Đúng b. Sai

1.4. Cách trồng nào sau đây là trồng xen? a. cây Cà phê + cây Bơ

b. Cây Bơ - Cây chuối

c. Cây Sắn (mỳ) Cây Bơ d. Cả a, b, c, đều đúng

1.5. Tác dụng của mô hình trồng phân tán … a. tăng thu nhập

c. làm cây bóng mát d. Cả a, b, c, đều đúng

2. Các bài thực hành

2.1. Bài thực hành số 1.2.1

- Kể tên các loại cây trồng có thể trồng xen được với cây Bơ - Phác hoạ mô hình trồng xen cây Bơ với các loại cây đó 2.2. Bài thực hành số 1.2.2

- Điều tra, phỏng vấn tìm hiểu về các mô hình trồng cây Bơ

C. Ghi nhớ

Nên trồng xen canh theo hàng hoặc theo băng để tiện chăm sóc, thu hoạch.

Bài 03: LẬP KẾ HOẠCH TRỒNG CÂY BƠ Mã bài: MĐ01-03 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu:

- Nêu được sự cần thiết của bảng kế hoạch trồng Bơ; - Xác định được nội dung của một bản kế hoạch; - Lập được bản kế hoạch trồng cây Bơ.

A. Nội dung chi tiết: 1. Bảng kế hoạch 1.1. Khái niệm

Bảng kế hoạch là một bảng thể hiện toàn bộ những nội dung về thời gian, kinh phí, sản phẩm... được dự tính trước, sắp xếp trước một cách cụ thể. Căn cứ vào đó, người trồng Bơ thực hiện được các công việc đúng tuần tự quy trình.

Bơ là cây ăn quả lâu năm, bảng kế hoạch có thể lập cho hàng năm cho sát với tình hình thực tế.

Ví dụ: Lập kế hoạch cho một năm trồng mới, cho một năm ở giai đoạn cơ bản hay cho một năm thu quả...

1.2. Tác dụng của bảng kế hoạch

Lập kế hoạch trồng cây Bơ là để chủ động về tiền vốn, công lao động, vật tư, mùa vụ, tiêu thụ sản phẩm..., để thực hiện các công việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ Bơ được thuận lợi.

Trên cơ sở bảng kế hoạch để bố trí sắp xếp thời gian, chuẩn bị được đầy đủ kinh phí, trang thiết bị - dụng cụ, vật tư. Đồng thời cũng giúp quản lý tốt các công việc để đạt được mục tiêu sản xuất và hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng xấu của các yếu tố bên ngoài, đảm bảo cho quá trình sản xuất cây Bơ được thuận lợi và hiệu quả hơn.

2. Căn cứ để lập kế hoạch trồng cây Bơ

Khi lập kế hoạch sản xuất, các cơ sở sản xuất/trang trại/ hộ gia đình cần có sự trao đổi, bàn bạc, để phát huy tính chủ động sáng tạo của từng bộ phận từng cá nhân từ đó đi đến thống nhất.

Để hoàn thành được kế hoạch cần có sự nhất trí cao giữa các thành viên trong gia đình nông hộ và phải được tổ chức thực hiện tốt.

Để lập được kế hoạch phù hợp, có tính khả thi cao cần phải căn cứ vào:

2.1. Khả năng sản xuất của cơ sở sản xuất/trang trại/ hộ gia đình

Khả năng sản xuất của cơ sở sản xuất/trang trại/ hộ gia đình: là khả năng trong một năm, một vụ cơ sở sản xuất/trang trại/ hộ gia đình có thể sản xuất ra bao nhiêu sản lượng quả bơ.

Khả năng sản xuất của cơ sở sản xuất/trang trại/ hộ gia đình phụ thuộc vào các điều kiện sau:

- Diện tích đất đai: diện tích mà cơ sở sản xuất/trang trại/ hộ gia đình dự định trồng cây Bơ.

- Thời vụ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản. Các công việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

+ Đặc điểm khí hậu thời tiết của địa phương; + Đặc điểm của giống Bơ;

+ Tập quán canh tác. - Điều kiện nhân công:

+ Nguồn lao động sẵn có trong gia đình/cơ sở sản xuất/trang trại có khả năng và sẵn sàng lao động.

+ Lao động thời vụ, không thường xuyên để thực hiện những công việc vào những lúc đòi hỏi điều kiện nhân công cao, mang tính thời vụ.

- Nguồn vốn sản xuất kinh doanh: là toàn bộ tiền vốn của cơ sở sản xuất/trang trại/ hộ gia đình có thể đầu tư vào để mua giống, để trồng, mua vật tư phân bón, thuê nhân công …nhằm phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh sản phẩm.

Nguồn tài chính này có thể là nguồn vốn tự có và vốn vay mượn bên ngoài.

Vốn tự có của các cơ sở sản xuất/trang trại/ hộ gia đình có thể là vốn do các cơ sở tích lũy.

Vốn vay mượn có thể là vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc vốn vay mượn từ bà con, lối xóm, người thân…

2.2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm

- Sản phẩm Bơ làm ra sẽ bán cho ai?

- Đưa sản phẩm Bơ tới khách hàng như thế nào?

- Sản phẩm làm ra bán dưới hình thức nào: bán buôn, bán lẻ, bán theo hợp đồng…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Các bước lập một bảng kế hoạch

Bước 1. Lên danh sách các công việc; Bước 2. Lập khung bảng kế hoạch;

Bước 3. Điền nội dung và kinh phí/thời gian thực hiện vào khung bảng kế hoạch;

4. Lập bảng kế hoạch trồng Bơ4.1. Bảng kế hoạch tiến độ 4.1. Bảng kế hoạch tiến độ

Bảng kế hoạch tiến độ sản xuất Bơ là bảng kế hoạch mà trong đó các công việc cần phải thực hiện vào thời gian cụ thể nào đó.

Các địa phương khác nhau, điều kiện thời tiết khác nhau, thời vụ gieo trồng khác nhau, do vậy việc thực hiện kế hoạch tiến độ cũng khác nhau.

Trên cơ sở bảng kế hoạch tiến độ sản xuất, các cơ sở sản xuất/hộ gia đình trồng cây Bơ căn cứ vào khả năng sản xuất của mình để có thể chủ động bố trí lao động và nguồn vốn để sản xuất.

Lập bản kế hoạch tiến độ bao gồm các bước sau: Bước 1: Lên danh sách các công việc cần thực hiện;

Ví dụ: Các công việc cần thực hiện trong năm trồng mới: Làm đất, chuẩn bị phân bón lót, đào hố, bón lót, mua cây giống, trồng, tủ gốc, tưới nước trồng dặm, bón phân thúc và phòng trừ sâu bệnh.

Bước 2: Lập khung bản kế hoạch tiến độ;

Bảng kế hoạch tiến độ có số hàng tuỳ thuộc vào số lượng công việc cần thực hiện và thường có 13 cột như sau:

Bảng 1.3.1: khung bảng kế hoạch tiến độ Công

việc

Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Bước 3: Điền công việc và thời gian thực hiện công việc.

Điền tên công việc cần thực hiện vào cột công việc và chú ý sắp xếp theo thứ tự công việc, công việc nào thực hiện trước điền trước, công việc nào thực hiện sau thì điền sau để dễ quan sát.

Đánh dấu x vào tháng cần thực hiện công việc đó.

Ví dụ: Bảng tiến độ sản xuất Bơ của nông hộ tại Tỉnh Gia Lai (tham khảo) Bảng 1.3.2: Kế hoạch tiến độ năm trồng mới

Công việc

Tháng

Làm đất, đào hố, bón lót x x Mua cây giống x x Trồng x x Tủ gốc x x Tưới nước x x x Trồng dặm x x Bón phân thúc x Phòng trừ sâu bệnh x x x x

Bước 4. Hoàn thiện bản kế hoạch

Căn cứ vào bảng kế hoạch vừa lập và điều kiện cụ thể của cơ sở/hộ gia đình cân đối các hạng mục công việc để có thể tiến hành thực hiện công việc một cách thuận lợi và đảm bảo tốt các điều kiện cho cây sinh trưởng.

Trên cơ sở bảng kế hoạch tiến độ sản xuất, các cơ sở sản xuất/ hộ gia đình trồng cây Bơ căn cứ vào diện tích trồng, khả năng huy động công của mình để bố trí thực hiện đúng kế hoạch

4.2. Bảng kế hoạch kinh phí.

Là bảng kế hoạch trong đó phải thể hiện được đầy đủ các công việc cần thực hiện, các vật tư, dụng cụ và kinh phí dự tính để thực hiện các công việc đó.

Tuỳ vào điều kiện tự nhiên của từng địa phương và vốn của cơ sở/hộ gia đình mà mức độ kinh phí đầu từ cũng khác nhau.

Lập bản kế hoạch kinh phí bao gồm các bước sau: - Bước 1: Lên danh sách các công việc cần thực hiện;

Ví dụ: công việc cần thực hiện trong 1 năm trên vườn Bơ chưa cho quả ( vườn Bơ kế thiết cơ bản) như sau: Làm cỏ, xới đất và vun gốc, tủ gốc, tưới nước, bón phân thúc, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu, bệnh hại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khung bảng kế hoạch có số hàng tùy theo các nội dung thực hiện và có 4 cột.

Bảng 1.3.3: Khung bảng kế hoạch chi phí

TT Nội dung Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1

2

Tổng cộng

- Bước 3: điền nội dung công việc, dự kiến công hoặc số lượng vật tư, dụng cụ thực hiện công việc và dự kiến đơn giá cho từng nội dung cụ thể.

Điền tên công việc cần thực hiện vào cột nội dung và chú ý sắp xếp theo thứ tự công việc, công việc nào thực hiện trước điền trước, công việc nào thực hiện sau thì điền sau để dễ quan sát.

Khi điền đơn giá dự kiến cần chú ý thời điểm tiến hành công việc hoặc mức độ khó của công việc cụ thể mà giá công lao động phải khác nhau.

Ví dụ: thời điểm tủ gốc thường trung với mùa thu hái Cà phê tại Tây Nguyên nên giá công lao động thường cao hơn.

Công việc phòng trừ sâu bệnh yêu cầu kỹ thuật cao và ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động nên giá cũng cao hơn

Ví dụ tham khảo: Bảng kế hoạch chi phí cho công lao động chăm sóc 1 ha cây Bơ năm thứ 1 như sau:

Bảng 1.3.4: bảng kế hoạch chi phí

TT Nội dung Số công Đơn giá Thành tiền (Đồng) Ghi chú 1. Làm cỏ, bón phân, xới đất và vun gốc 36 100.000 3.600.000 3 đợt 2. Tủ gốc 4 120.000 480.000 1 đợt 3. Tưới nước 6 100.000 600.000 3 đợt 4. Tỉa cành tạo tán 6 120.000 720.000 3 đợt 5. Phòng trừ sâu, bệnh hại 3 120.000 360.000 Tổng cộng 5.760.000

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi

2. Các bài thực hành

2.1. Bài thực hành số 1.3.1

Xây dựng bảng kế hoạch tiến độ sản xuất trồng Bơ cho 01 hộ gia đình học viên trong lớp với các điều kiện cụ thể của hộ gia đình học viên đó (diện tích trồng Bơ, điều kiện lao động trong gia đình, vốn…)

2.2. Bài thực hành số 1.3.2

Lập bảng kế hoạch kinh phí đầu tư về vật tư và công chăm sóc và thu hoạch Bơ cho 1 năm trong 1 giai đoạn.

Bài 04: DỰ TRÙ KINH PHÍ ĐẦU TƯ VÀ DỰ BÁO SẢN LƯỢNG BƠ Mã bài: MĐ01-04

Mục tiêu:

- Liệt kê và dự tính được kinh phí đầu từ về giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho diện tích trồng Bơ;

- Liệt kê và dự tính được kinh phí đầu tư cho dụng cụ trang thiết bị để lao động trong quá trình trồng Bơ;

- Dự trù được số lượng công lao động cho diện tích trồng Bơ; - Dự trù được vốn đầu tư để trồng Bơ cho diện tích cần trồng; - Dự tính được sản lượng Bơ trên diện tích trồng.

A. Nội dung chi tiết: 1. Dự tính vật tư

1.1. Dự tính chi phí mua giống

Tùy điều kiện cụ thể như độ dốc, độ phì của đất, điều kiện sâu bệnh, điều kiện thời tiết, mật độ trồng và chất lượng cây giống mà lượng cây giống chuẩn bị khác nhau. Trong điều kiện thuận lợi trồng thưa số lượng cây giống ít, điều kiện không thuận lợi trồng dày số lượng cây giống cao hơn.

Mật độ trồng nằm trong khoảng 120 – 205 cây/ha. Thông thường các vùng trồng Bơ của nước ta trồng với khoảng cách 7m x 7m, có mật độ 205 cây/ha

Cách dự tính chi phí tiền giống (TG) như sau:

TG (đồng) = số cây giống x giá tiền của 1 cây tại thời điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Cây Bơ giống có giá 30.000 đồng. Lượng cây giống cần trồng cho 1 ha là 205 cây. Lượng cây dự phòng cho trồng dặm là 10% tương đương với 20 cây/ha.

Chi phí tiền giống là:

TG = 225 x 30000= 6.750.000 (đồng)

1.2. Dự tính chi phí phân bón

Căn cứ vào lượng phân bón cho cây Bơ ta tính chi phí phân bón cho từng thời kỳ của cây. Công thức tính chi phí phân bón (TPB) cho từng loại phân như sau:

(TPB) = lượng phân bón x giá tiền của 1 kg.

Nếu bón nhiều loại phân thì ta tính số tiền cho mỗi loại rồi tính tổng của chúng.

Chi phí tiền phân bón cho 1 ha cây Bơ qua các thời kỳ như sau * Bón lót

- Lượng phân bón lót cho 1 ha Bơ là: 2 tấn phân hữu cơ; 105 kg phân lân nung chảy; 105 kg vôi

- Dự tính chi phí tiền phân bón lót (TPB1) cho 1 ha Bơ như sau: (TPB1) = tiền mua phân hữu cơ + tiền mua phân lân + tiền mua vôi Hay

(TPB1) = (lượng phân hữu cơ x giá 1 tấn phân )+ (lượng phân lân x giá 1 kg) + (lượng vôi x giá 1 kg)

Ví dụ: giá phân hữu cơ 1 tấn là 700.000 đồng, giá phân lân là 2.500 đồng/kg, giá vôi 1000 đồng/kg.

Chi phí tiền phân bón lót là:

(TPB1) = (2 x 700.000) + (105 x 2.500) + (105 x 1.000) = 1.765.500 (đồng) * Thời kỳ kiến thiết cơ bản

- Lượng phân bón cần thiết cho cây Bơ thời kỳ kiến thiết cơ bản là: + Năm trồng mới: 62 kg Urê + 41 kg kali clorua + 41 kg lân nung chảy + Năm thứ 1: 3 tấn phân hữu cơ + 100 kg Urê + 82 kg kali clorua + 62 kg lân nung chảy.

+ Năm thứ 2: 4 tấn phân hữu cơ + 120 kg Urê + 100 kg kali clorua + 82 kg lân nung chảy.

+ Năm thứ 3: 5 tấn phân hữu cơ + 140 kg Urê + 120 kg kali clorua + 100 kg lân nung chảy.

- Dự tính chi phí tiền phân bón cho các năm kiến thiết cơ bản (TPB2) cho 1 ha Bơ như sau:

(TPB2) = tiền năm trồng mới + tiền năm 1 + tiền năm 2 + tiền năm 3 = (T0) + (T1) + (T2) + (T3)

Ví dụ: giá phân hữu cơ 1 tấn là 700.000 đồng, giá phân Urê 9000 đồng/kg, giá phân kali clorua 10.000 đồng/kg, giá phân lân là 2.500 đồng/kg.

+ Tiền phân bón năm trồng mới (T0) là:

(T0) = 62 x 9.000 + 41 x 10.000 + 41 x 2.500 = 960.000 đồng + Tiền phân bón năm thứ 1 (T1) là:

(T1) = 3 x 700.000 + 100 x 9.000 + 82 x 10.000 + 62 x 2.500 = 3.975.000 đồng

(T2) = 4 x 700.000 + 120 x 9.000 + 100 x 10.000 + 82 x 2.500 = 5.085.000 đồng.

+ Tiền phân bón năm thứ 3 (T3) là:

(T3) = 5 x 700.000 + 140 x 9.000 + 120 x 10.000 + 100 x 2.500

Một phần của tài liệu Giáo trình MD01 xây dựng kế hoạch trồng bơ (Trang 29)