Theo quy định của Nghị định 69/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì được Nhà nước bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi của UBND tỉnh.
Trong tổng diện tích đất thu hồi của dự án, phần lớn là đất nông nghiệp. Đây là phần đất gắn liền với cuộc sống, sản xuất của người dân tại khu vực từ trước đến nay và cũng cấp những nhu cầu thiết yếu cho họ. Do đó đây là phần đất có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống người dân, cần có chính sách hỗ trợ, bồi thường cho phù hợp. Đơn giá bồi thường và kết quả đã được bồi thường về đất nông nghiệp đến hết năm 2013 được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 4.7. Kết quả bồi thường đất nông nghiệp đến năm 2013
STT Loại đất Diện tích (m2) Đơn giá (đồng/m2 ) Thành tiền (đồng) 1 LUC, LUK 7.190 70.000 503.300.000 2 CLN 13.035 27.000 351.945.000 3 HNK 1.472 46.000 67.712.000 4 BHK 4.781 32.500 316.600.000 5 RSX 42.542 3.000 127.626.000 6 TSN 8.234 21.000 76.080.000 Tổng 77.254 - 1.443.263.000
(Nguồn:Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tiên Yên )
Qua bảng 4.7 cho thấy tổng diện tích đất nông nghiệp đã được bồi thường và bàn giao mặt bằng là 77.254 m2, đạt tỷ lệ 89,80%. Vì đất trồng lúa là chủ yếu và chiếm vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống người dân trong khu vực GPMB nên Hội đồng bồi thường GPMB đã tạo điều kiện bồi thường hết sức có lợi cho người dân cho loại đất này. Đơn giá bồi thường là 70.000 đồng/m2, đơn giá này khá hợp lý và được đại đa số người dân chấp thuận.
42
Như vậy, tính đến hết năm 2013, Hội đồng bồi thường đã chi trả số tiền bồi thường về đất nông nghiệp là 1.443.263.000 tỷ đồng trên diện tích 77 m2
.
4.3.2.2. Đánh giá công tác bồi thường đất phi nông nghiệp
Đất đai ngày càng có giá trị cao nhất là ở các đô thị, các khu trung tâm, vì vậy việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Không những thế giá đất ngày càng có xu hướng tăng cao cũng như thị trường chuyển nhượng diễn ra ngày càng sôi động. Vì vậy, giá đất bồi thường không thỏa đáng sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc thu hồi GPMB để phục vụ cho tiến độ dự án thực hiện theo đúng kế hoạch được đặt ra.
Trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thì công tác thu hồi và bồi thường đất ở là công tác khó khăn và gặp nhiều trở ngại nhất, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Quá trình bồi thường còn gặp rất nhiều khó khăn và đòi hỏi phải tiến hành một cách chắc chắn, tránh gây sai sót cũng như gây cãi vã đối với người dân.
Đến hết năm 2013 đã tiến hành bồi thường và thu hồi đất của 433 hộ gia đình. Kết quả thể hiện ở bảng 4.8 như sau:
Bảng 4.8. Kết quả bồi thường về đất ở đô thị đến năm 2013 STT Vị trí thửa đất Số hộ Diện tích (m2) Giá bồi thường (đồng/m2) Thành tiền (đồng) 1 Các hộ nằm trong hành
lang ven Quốc lộ 18A 33 3.465,3 5.800.000 20.098.740.000
2 Các hộ nằm trong hành lang ven Quốc lộ 18C 28 2.706,2 4.200.000 11.366.040.000 3 Các ô đất bám mặt đường phốĐông Tiến II 21 2.161,0 2.000.000 4.322.000.000 4 Các ô đất bám mặt đường phố Hòa Bình 26 2.756,7 2.000.000 5.513.400.000
5 Khu dân cư phốĐông Tiến
II nằm ở cuối dự án 35 3.493,4 1.200.000 4.192.080.000
6 Các hộ thuộc Tổ 2,3 phố
Hòa Bình 38 3.908,4 1.500.000 5.862.600.000
Tổng 181 18.491 - 51.354.860.000
43
Từ bảng trên ta thấy: Tính đến hết năm 2013, tổng diện tích đất ở (ODT) đã thực hiện bồi thường và thu hồi là 63.443 m2, đạt 77,18% so với tổng diện tích đất ở phải thu hồi trên toàn bộ dự án. Tổng số tiền đã chi trả cho 443 hộ gia đình, cá nhân này là 299.201.970.000 đồng. Tùy theo vị trí của từng khu đất mà áp dụng khung giá bồi thường khác nhau.