Nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, Quảng Ninh có vị trí “địa chiến lược về chính trị, kinh tế", hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên và xã hội mà cả nước có, được ví như “nước Việt Nam thu nhỏ”.Có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với 118,8 km đường biên giới; phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp TP. Hải Phòng. Có diện tích đất liền trên 6.000 km2; Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2077/2779), trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Quảng Ninh là trung tâm số 1 của Việt Nam về tài nguyên than đá, có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than,
22
cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 40 triệu tấn. Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh…: Trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh và là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Vịnh Hạ Long là địa điểm du lịch lý tưởng của Quảng Ninh cũng như miền bắc Việt Nam. Tiềm năng du lịch Quảng Ninh nổi bật với: Các thắng cảnh nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long - với gần 2000 hòn đảo, Đảo Cô Tô (phía Đông Bắc Quảng Ninh). Các bãi tắm đẹp như Hồng Vàn, Bắc Vàn, Vàn Chảy, đảo Cô Tô Con. Được đánh giá là những bãi biển đẹp nhất tại phía Bắc.Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553 km2 với 1969 đảo, trong đó khu di sản thế giới được UNESCO công nhận có diện tích trên 434 km2 với 788 đảo, có giá trị đặc biệt về văn hoá, thẩm mĩ, địa chất, sinh học và kinh tế. Trên vịnh có nhiều đảo đất, hang động, bãi tắm, cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều điểm, nhiều hình thức du lịch hấp dẫn. Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà là khu du lịch trọng điểm quốc gia, động lực phát triển vùng du lịch Bắc Bộ. Các bãi tắm bãi tắm đẹp như Trà Cổ (Móng Cái), Bãi Cháy, đảo Tuần Châu đã được cải tạo, nâng cấp với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đa dạng các nhu cầu của khách. hay các bãi tắm đẹp nguyên vẻ hoang sơ như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng ...(Vân Đồn). Ngoài ra Quảng Ninh còn có thế mạnh về dịch vụ cảng biển, điều kiện tốt để phát triển nuôi trồng thủy sản...Phát triển thương mại, giao lưu buôn bán qua các cửa khẩu, tiêu biểu như cửa khẩu Móng cái...Tóm lại Quảng Ninh có đầy đủ điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH, thu hút đón nhận sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, việc GPMB để thực hiện các dự án trên địa bàn đang được các cấp chính quyền trong tỉnh hết sức quan tâm, tuy nhiên vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, kinh phí của nhà nước do nhiều nguyên nhân khác nhau theo từng dự án cụ thể.
23
Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển, nâng cao cơ sở hạ tầng của các huyện trong tỉnh. Tiêu biểu như huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà đang trong giai đoạn hoàn thành để lên Thị xã. Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh, huyện Tiên Yên đang đẩy mạnh nỗ lực để xây dựng và phát triển. Trong đó dự án xây dựng "Trung tâm văn hóa thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc" nằm tại địa phận Phố Đông Tiến II, thị trấn Tiên Yên là một công trình quan trọng trong bước tiến hoàn tất lên Thị xã của huyện Tiên Yên. Chính vì thế dự án này được chú trọng quan tâm và đang trong giải đoạn đẩy mạnh và hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng...[23]
Tóm lại, trong nhưng năm gần đây, công tác bồi thường GPMB của tỉnh
Quảng Ninh có những bước đột phá, hoàn thành khối lượng lớn, cơ bản đáp
ứng được tiến độ các dự án xây dựng hạ tầng và đầu tư trên địa bàn. Tuy nhiên, một số dự án vẫn còn đang trì trệ, chưa đảm bảo tiến độ do nhiều
nguyên nhân. Khó khăn lớn nhất trong công tác bồi thường GPMB là cơ chế
chính sách về bồi thường, hỗ trợ luôn có sự thay đổi, có chỗ còn chưa phù
hợp gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB. Việc bố trí tái định cư cho
các hộ phải di chuyển chỗ ở còn chậm thường là cùng và sau dự án chính
được triển khai, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của các hộ dân. Một số dự
án trước đây việc bố trí kinh phí bồi thường GPMB không kịp thời, chưa bố
trí kế hoạch tái định cư, khi chính sách thay đổi phải trình duyệt lại, làm kéo
dài thời gian, tiến độ thực hiện, gây bức xúc cho người dân trong vùng dự án.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai và quy hoạch xây dựng trước đây còn
tồn tại ở một số địa phương còn chưa tốt, các trường hợp xây dựng nhà trên
đất lấn chiếm, làm nhà và công trình đón bồi thường đã ngăn chặn nhưng còn
thiếu chế tài xử lý triệt để. Bên cạnh đó, cùng với việc đa số các hộ dân ủng
hộ chính sách bồi thường GPMB của Nhà nước vẫn còn những hộ chây ỳ, lời
dụng kẽ hở của chính sách gây khó khăn cho công tác bồi thường GPMB.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều dự án triển khai chậm hoặc khó
triển khai, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển
24
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Công tác bồi thường GPMB của “dự án xây dựng Trung tâm văn hóa thể tháo các dân tộc vùng Đông Bắc” tại thị trấn Tiên Yên.
- Nghiên cứu các văn bản, chính sách có liên quan mà tỉnh Quảng Ninh đã từng áp dụng về bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên địa bàn phố Đông Tiến II, thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 01/08/2014 đến ngày 30/11/2014.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên - Tổng quan về dự án và những vấn đề liên quan
- Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB "Dự án xây dưng Trung tâm văn hóa thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc tại thị trấn Tiên Yên"
-Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường GPMB đến đời sống của người dân.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, sách, các báo cáo và các văn bản đã được công bố.
- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
25
3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Xây dựng bộ câu hỏi điều tra, sử dụng bộ câu hỏi điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân để thu thập thông tin.
3.4.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
- Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với các mục tiêu của đề tài.
- Số liệu sơ cấp: Được xử lý trên bảng tính Excel.
3.4.3. Phương pháp phân tích số liệu
3.4.3.1. Phương pháp phân tích, so sánh
- Từ số liệu và số tiền bồi thường đã thống kê và điều tra của dự án so với giá thị trường, với quy định về giá của Nghị định 47/2014/NĐ-CP và quyết định bảng giá của tỉnh.
3.4.3.2. Phương pháp thống kê
- Thống kê các tài liệu đã thu thập được về tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường cũng như chi tiết từng loại như thế nào và mức ảnh hưởng của dự án.
26
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN TIÊN YÊN
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Tiên Yên là một huyện miền núi thuộc khu vực miền Đông của tỉnh. Phía bắc giáp huyện Đình Lập thuộc tỉnh Lạng Sơn và huyện Bình Liêu, đông giáp huyện Đầm Hà, tây giáp huyện Ba Chẽ và thị xã Cẩm Phả, nam giáp huyện Vân Đồn.
Tiên Yên nằm ở điểm giữa Quốc lộ 18A, cách thành phố Hạ Long và Móng Cái đều trên 90km. Quốc lộ 4 từ Lạng Sơn xuống cũng qua đây rồi ra cảng Mũi Chùa. Từ Tiên Yên còn có đường 331 lên Bình Liêu tới cửa khẩu Hoành Mô 47km. Là một đầu mối giao thông giữa vùng Đông Bắc hiểm yếu nên Tiên Yên luôn có vị trí quan trọng về kinh tế quốc phòng.
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
Địa hình Tiên Yên trập trùng đồi núi. Xã Đại Dực nằm lọt ở chân dẫy Pạc Sủi và dẫy Thung Châu có nhiều đỉnh cao trên 700m. Các xã Phong Dụ, Hà Lâu, Hải Lạng, Điền Xá, Yên Than cũng liên tiếp các quả núi 300-400m. Sông Tiên Yên bắt nguồn từ vùng núi cao Bình Liêu và sông Phố Cũ bắt nguồn từ Đình Lập là hai sông có lưu vực rộng, mùa mưa hay gây lũ lớn.
Sông Hà Tràng từ dãy Pạc Sủi đổ xuống ở phía đông cũng gây lũ dữ dội. Các sông đều có độ dốc lớn, chỉ ở vùng cửa sông thuyền bè mới ra vào được, nhưng chính các con sông này đã không ngừng mở rộng các bãi phù sa cổ cửa sông, tạo nên những cánh đồng ven biển ở các xã Đông Ngũ, Đông Hải, Tiên Lãng, Hải Lạng. Ngoài cửa biển, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ còn bồi đắp tạo nên bãi triều ngập mặn rộng lớn của đảo Đồng Rui.
4.1.1.3. Khí hậu
Tiên Yên có nhiệt độ trung bình năm 22,4oc, mùa đông ở rẻo cao khá lạnh, nhiều ngày có sương muối, nhiệt độ có khi dưới 4oc, lượng mưa lớn, trung bình năm tới 2427mm, mưa phùn nhiều và mùa đông hay có sương mù.
27
4.1.1.4. Diện Tích
Với diện tích rộng 64.789 ha (năm 2011), đứng thứ hai trong tỉnh sau Hoành Bồ, tài nguyên lớn nhất của Tiên Yên là đất rừng (29.330ha), trong đó 2 phần 3 là rừng tự nhiên, xưa có nhiều lim, táu. Đất rừng tự nhiên thích hợp nhiều loại cây trồng lâu năm, hiện đã có vài ngàn ha trồng quế, sở, thông, bạch đàn. Đất nông nghiệp của Tiên Yên rất hẹp, chỉ hơn 3000ha, trong đó gần 2000ha là đất ruộng lúa nước. (Hiện nay có 2 hồ nước: Hồ Khe Táu 8 triệum3 và hồ Tiên Lãng 0,6 triệu (m3). Vùng cửa sông và ven biển rộng 1.163ha đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất Tài nguyên đất
Về mặt thổ nhưỡng đất đai của phường chủ yếu là đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của sông Tiên Yên được bắt nguồn từ Trung Quốc. Loại đất này có thành phần cơ giới trung bình, đất ít bị chua, hàm lượng dinh dưỡng khá thích hợp cho phát triển các loại cây trồng. Tuy nhiên thực tế hiện nay và tiếp tục trong những năm tới đất đai của huyên chủ yếu dành cho các mục đich phi nông nghiệp.
Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa tự nhiên (lượng mưa hàng năm khoảng 1.700 - 1.800mm) và nước sông Tiên Yên cùng với nhiều hệ thống ao đầm. Tuy nhiên lương nước mặt chịu ảnh hưởng theo mùa, vào mùa khô lượng nước thường thấp hơn nhất là vào các tháng 1, 2, 3 hàng năm.
- Nguồn nước ngầm: Đến nay chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ của các hộ gia đình hiện đang khai thác sử dụng thông qua hình thức giếng khơi cho thấy mực nước ngầm có độ sâu 4 - 5m.
Tài nguyên rừng
Tài nguyên lớn nhất của Tiên Yên là đất rừng (29.330ha), trong đó 2 phần 3 là rừng tự nhiên, xưa có nhiều lim, táu. Đất rừng tự nhiên thích hợp nhiều loại cây trồng lâu năm, hiện đã có vài ngàn ha trồng quế, sở, thông, bạch đàn.
28
Tài nguyên nhân văn
Cư dân sinh sống trên đất Tiên Yên thuộc 13 dân tộc, đông nhất là người Việt (Kinh) chiếm 59%; Dao 19%; Tày 13,8%; Sán Chỉ 8,4%; Sán Dìu 3,8% còn lại là người các dân tộc khác: Nùng, Hoa, Thái.... Các sinh hoạt, lễ hội, phong tục tập quán lành mạnh vẫn được các dân tộc trong phường giữ gìn và phát triển đã tạo cho huyện Tiên Yên có nền văn hóa đặc sắc, phong phú và đa dạng.
Thực trạng môi trường
Vấn đề môi trường luôn được chính quyền huyện Tiên Yên đặc biệt quan tâm và nỗ lực cải tao. Tuy nhiên trong những năm gần đây thực trạng môi trường của phường đang có những ảnh hưởng bất lợi do những nguyên nhân sau:
- Do tác động mạnh của kinh tế thị trường nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn phường và những vùng lân cận coi lợi ích kinh tế là trên hết mà không quan tâm đến bảo vệ môi trường nên đã để những chất thải trong hoạt động sản xuất kinh doanh (sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ) làm ô nhiễm môi trường.
- Quá trình tăng nhanh của dân số và các phương tiện giao thông trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống thoát nước thải sinh hoạt khu dân cư chưa hoàn chỉnh. Nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường còn hạn chế, tình trạng vứt bỏ rác thải bừa bãi vẫn còn xảy ra.
- Tiên yên còn sảy ra tình trang ô nhiễm trên sông và sông vùng cửa biển do tập trung nhiều thuyền bè của ngư dân, rác thải sinh hoạt, chất thải động cơ thuyền bè...Ngoài ra sau các trận lũ cũng làm nước sông bị ảnh hưởng lớn dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế Khu vực kinh tế nông nghiệp Khu vực kinh tế nông nghiệp
Kinh tế của huyện theo mô hình nông - lâm - ngư nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp là 7.600ha trong đó diện tích đất canh tác là 2.400ha. Sản lượng hiện nay khoảng 9.000 tấn trong đó có 6.200 tấn thóc. Tiên Yên có đàn lợn khoảng 14.000 con, trâu gần 6.000 con, đặc biệt gà Tiên Yên và cà sáy Tiên
29
Yên ngon nổi tiếng Quảng Ninh. Rừng Tiên Yên có nhiều gỗ quý để sản xuất đồ gỗ và xuất khẩu. Khe Táu là vùng trồng quế nổi tiếng. Diện tích rừng tự nhiên khoảng 35.000ha trong đó rừng đạt tiêu chuẩn khai thác là 14.000ha, rừng chưa đủ tiêu chuẩn khai thác là 24.000 ha. Tiên Yên có đủ các chủng loại hải sản của vùng biển Đông như: cá Chim, cá Thu, sò huyết, ngán.... Ven biển có rừng cây nước mặn mọc dày đặc là vùng sinh sống của các loại Tôm, Cua, Hầu, vv...
Khu vực kinh tế công nghiệp