III. ĐỊNH NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ NỘI DUNG HỌC VẤN NỘI DUNG DẠY HỌC NỘI DUNG TRÍ DỤC.
5. VỀ THỰC CHẤT CNGD: QUAN NIỆM VỀ THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI CNGD; TRIỂN VỌNG ỨNG DỤNG Ở NƢỚC TA.
CNGD; TRIỂN VỌNG ỨNG DỤNG Ở NƢỚC TA.
Sau khi tổng quan về khái niệm CNGD, đến đây có thế rút ra một số đặc điểm về CNGD, coi nhƣ thực chất của CNGD, từ đó bàn đến việc xây dựng CNGD, nhƣ một phạm trù hiện đại của giáo dục học.
5.1. Có thể tóm tắt khái niệm khoa học và công nghệ nhƣ sau :
a) Khoa học thuộc phạm trù sáng tạo trên nhận thức, tìm ra qui luật. Công nghệ thuộc phạm trù sáng tạo trên hành động, tìm ra qui trình.
b) Điều lí tƣởng là qui luật khoa học dẫn đến sự ứng dụng (khoa học ứng dụng ) và đi đến hành động cải tạo thực tiễn thể hiện vào những qui trình ổn định (công nghệ) ; và ngƣợc lại những qui định công nghệ đƣợc kiểm nghiệm là vững bền , lại đƣợc giải thích bằng cơ sở khoa học .
119
Cách mạng khoa học - công nghệ ngày nay đƣợc đặc trƣng bởi những sáng tạo có sự liên hệ chặt chẽ "nhân - quả", "thực tiễn - lí luận", nhƣ công thức (1), với tốc độ nhanh, phạm vi rộng, hiệu quả cao.
Trƣớc CM KHCN hiện đại, nhiều khi còn chƣa có điều kiện xảy ra mối liên hệ (1), mà là :
( 2 ) Khoa học ----> ( Khoa học chƣa đến công nghệ ). ( 3 ) <--- Công nghệ ( Công nghệ chƣa có cơ sở khoa học ). ( 4 ) Khoa học || Công nghệ ( khoa học và công nghệ tách rời nhau ). Hiện nay, cũng có nhiều nơi, vẫn ở tình trạng thấp , chƣa phải là ( 1 ).
c) khoa học xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực tƣ duy và hoạt động thực tiễn . Sức mạnh của khoa học hiện nay đang còn muốn vƣơn tới cả những lĩnh vực mà theo quan niệm truyền thống là " ngoài khoa học ", thí dụ nhƣ nghệ thuật, thậm chí nhƣ " ngoại cảm ".v.v...
Còn khái niệm công nghệ hầu nhƣ đã đƣợc sử dụng trong hoạt động xử lí vật chất. Trong những quá trình lao động với đối tƣợng vật chất. Khái niệm công nghệ đang có xu hƣớng mở rộng ra những hoạt động với những đối tƣợng không vật chất, nhƣ hình thành nhân cách trong giáo dục, đào tạo con ngƣời ( công nghệ giáo dục ), nhƣ điều khiển con ngƣời trong quản lí ( công nghệ quản lí ) V.V....
5.2. Một số đặc điểm của công nghệ.
So với mục tiêu, công nghệ thuộc phạm trù phƣơng tiện; tức là ứng với một mục tiêu, có thể có nhiều công nghệ , khác nhau về cách tổ chức quá trình thực hiện , bao gồm các yếu tố, đối mạng lao động ( chất liệu, vật liệu cần đƣợc gia công ), công cụ lao động (thủ công, cơ khí, tự động hóa, điện tử, máy tính...), trình tự diễn biến quá trình ( chia thành các công đoạn , các bƣớc .v.v...các thao tác , đƣợc sắp xếp trƣớc sau theo trục thời gian ), nhân
120
lực tham gia quá trình ( chức năng , nhiệm vụ, năng lực , trình độ ở những khâu nhất định). Có thể tóm tắt vào 4 yếu tố gắn bó với nhau thành hệ thống , đặc biệt là thành qui trình hành động : Kĩ thuật ( công cụ, vật liệu... ) Technoware; nhân lực - Humanware ; Tổ chức - Organware : Thông tin -Informware ; tức T - H - O - I. Cách tổ chức sắp xếp những yếu tố trên thành qui trình bao gồm những công đoạn , những bƣớc đi, những thao tác... tạo nên công nghệ. Trong phạm vi công nghệ , thƣờng có 2 giai đoạn : thiết kế công nghệ và thực hiện công nghệ ; cần phân biệt ( xem sơ đồ ở 2.2. )
5.3. Công nghệ giáo dục.
Sự mở rộng khái niệm công nghệ, nguyên là áp dụng cho những quá trình xử lí vật chất, nay áp dụng cho những quá trình xử lí những đối tƣợng không vật chất có gây ra những quan niệm và tranh luận khác nhau ; trong khi đó xu thế mở rộng khái niệm công nghệ này vẫn tiếp tục diễn ra , do đã chứng minh đƣợc tác dụng tích cực của sự mở rộng này (xem 2.1)
a) Trong quá trình đào tạo nhằm đạt mục tiêu giáo dục, có thể nêu lên rằng có những mặt có thể hình thành đƣợc qui trình giáo dục tức là có thể công nghệ hóa đƣợc , và có những mặt chƣa thể hình thành đƣợc qui trình giáo dục, tức là chƣa thể công nghệ hóa đƣợc . Điều này trƣớc hết phụ thuộc vào mục tiêu giáo dục.
b) Mục tiêu giáo dục nào đƣợc xác định đủ rõ để chỉ đạo đƣợc việc tổ chức quá trình đào tạo thành qui trình ổn định và để làm chuẩn đo đƣợc kết quả đào tạo, qua đó đánh giá đƣợc hiệu quả đào tạo , thì mục tiêu đó thƣờng là lƣợng hóa đƣợc, đo đạc đƣợc, quan sát đƣợc, và do đó có khả năng xây dựng đƣợc công nghệ giáo dục.
Nói một cách khác, công nghệ giáo dục là tập hợp những qui trình ổn định bao gồm các hành động, các thao tác có thể kiểm soát đƣợc, dẫn đến việc đạt mục tiêu với sác xuất thành công lớn, tức là những qui trình có thể chuyển giao đƣợc , có thể huấn luyện đƣợc nhầm đạt mục tiêu đề ra. Còn ở
121
đâu chƣa đạt đƣợc yêu cầu này , thì ở đó sự thành công chƣa phải là đã nhờ vào công nghệ mà là đã nhờ vào kinh nghiệm , nhờ vào nghệ thuật giáo dục, hoặc nhờ vào khoa học kiểu ( 2 ). ( 4 ) nhƣ đã nêu ở 1.
Những mục tiêu có thể lƣợng hóa đƣợc , đo đạc đƣợc, quan sát đƣợc, thƣờng là những mục tiêu thể hiện yêu cầu về kiến thức , về kĩ năng, về thái độ ; cũng nên chú ý là không phải mọi yêu cầu về những mặt này đều đo đạc đƣợc , quan sát đƣợc.
Để hình thành công nghệ giáo dục ổn định, có thể kiểm soát đƣợc, chuyển giao đƣợc , đảm bảo thực hiện mục tiêu , cần có 3 điều kiện tối thiểu là :
- Mục tiêu đƣợc xác định rõ, tức là làm đƣợc hai chức năng : chỉ đạo tổ chức quá trình đào tạo và làm chuẩn đƣợc kết quả đào tạo ( tức là lƣợng hóa đƣợc , đo đạc đƣợc, quan sát đƣợc ) . Mục tiêu này là yêu cầu đối với rừng ngƣời học ( với cá nhân ).
- Quá trình đào tạo nhằm vào mục tiêu , phải đƣợc tổ chức thành những qui trình cụ thể , bao gồm những thao tác , bố trí thành những hành động , gộp thành những công đoạn .v.v... có thể có sự hỗ trợ của những phƣơng tiện kĩ thuật, sắp xếp thành trật tự trƣớc sau theo thời gian ; Quá trình này là sự kết hợp của các nhân tố : nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức ... giáo dục nhằm vào mục tiêu đào tạo . Những qui trình này là những qui trình dạy và những qui trình học , thƣờng phải hƣớng vào ngƣời học , và giúp cho ngƣời học tự giác thực hiện; ngƣời học bằng chính hoạt động của mình mà chiếm lĩnh kiến thức , kĩ năng, thái độ và có năng lực lựa chọn, quyết định, có cơ sở ( tƣ tƣởng về "học sinh là trung tâm của giáo dục" ).
- Quá trình đánh giá phải đƣợc tổ chức thành những qui trình đánh giá. Mỗi qui trình gồm những yếu tố : chuẩn, tiêu chí đánh giá ( suy từ mục tiêu đào tạo ), nội dung đánh giá ( suy từ nội dung đào tạo ) , phƣơng pháp đánh giá ( suy từ phƣơng pháp đào tạo ), phƣơng tiện đánh giá.
122
Qui trình đánh giá phải bám sát qui trình dạy - học ( không nên dạy theo một kiểu , lại đánh giá theo một kiểu khác ). Có những đánh giá mang tính kiểm tra để uốn nắn cách dạy - học ( formative evaluation ) ; có những đánh giá mang tính tổng kết ( suramacive evaluation ) về mức độ yêu cầu để xác nhận trình độ , cấp văn bằng , chứng chỉ. Trong qui trình đánh giá , cần đảm bảo độ tin cậy khách quan vừa về mặt kĩ thuật, vừa về mặt xã hội ( tránh tiêu cực ). Có thể xây dựng qui trình tự đánh giá .
d) Về mục đích của giáo dục , theo J.Goodlad ( 18 ) có thể có 3 cấp liên hệ chặt chẽ với nhau nhƣ một cây mục tiêu " có trật tự thang bậc của một hệ thống phức tạp : mục đích ( thể hiện yêu cầu xã hội, do các nhà cầm quyền đặt ra ), mục tiêu chung ( có tính thiết chế , do những nhà quản lí giáo dục từ Bộ đến trƣờng đặt ra ) , mục tiêu chuyên biệt ( có tính giảng dạy , do giáo viên đề ra ) . Với những ý nêu trên. CNGD có nhiều khả năng hình thành ở mục tiêu chuyên biệt ( objectifs specifiques ), đặc biệt là ở những bài học , môn học, chủ đề ... đòi hỏi sự kiểm tra về kiến thức, kĩ năng mà chuẩn đo đạc để xác định , thí dụ nhƣ kiến thức về toán. KHTN, KHCN, KHXK - NV. Các mục tiêu về đạo đức , phẩm chất, tƣ tƣởng, tình cảm, thẩm mĩ... thƣờng khó xác định để đo đạc đƣợc , quan sát đƣợc, nên cũng khó có thể tạo nên CNGD: tuy nhiên vẫn đang có những cố gắng đi vào lĩnh vực này, thí dụ, sử dụng yếu tố " thái độ " , " hành vi " có thể quan sát đƣợc , để đánh giá .
e) Khái niệm CNGD nhƣ vừa nêu, có thể mở rộng cho cấp mục tiêu chung ( mục tiêu của bậc học , cấp học, ngành học do các nhà quản lí giáo dục đề ra ) với cách hiểu tƣơng đối linh hoạt về tính lƣợng hóa đƣợc , đo đạc đƣợc, tính quan sát đƣợc , phù hợp với tầm toàn bậc học , cấp học, toàn ngành học toàn khóa học . Quá trình học tập kể từ mục tiêu, đến nội dung; phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức giáo dục cho đến đánh giá, có thể thể hiện vào khái niệm " Curriculum" của các nƣớc Anglo - Saxon , xin đƣợc tạm dịch là " chƣơng trình đào tạo " (12), xem sơ đồ, CNGD ở đây là qui trình " thiết kế chƣơng trình đào tạo " (Curriculum Design ) và qui trình " triển khai
123
chƣơng trình đào tạo "( Curricalum Development ) , gắn bó các yếu tố từ mục tiêu đến đánh giá của một khóa học một ngành học ( trải qua các năm học, các học kì, các tiêu chí, các học phần ...), thành một thể thống nhất, chặt chẽ. Làm đƣợc việc này , hiệu quả giáo dục sẽ tăng rõ rệt. Nhiều nƣớc ngày nay cũng đã chấp nhận khái niệm học hành, do tính hiệu quả này. Ở nƣớc ta , cũng đang có xu thế này . Khái niệm CNGD ở đây có nhiều nội dung liên quan đến quản lí giáo dục ( QLGD ) , cho nên có thể tạo điều kiện cho việc nghiên cứu công nghệ quản lí giáo dục ( CNQLGD ).
g) Khái niệm CNGD nhƣ vừa nêu, có thể dùng cho một phƣơng thức đào tạo , thí dụ cho đào tạo từ xa , ở đó vừa dùng cho mục tiêu chung , vừa dùng cho mục tiêu chuyên biệt ( có thể đọc " về giáo dục từ xa : vấn đề và triển vọng " trong tuyển tập " những công nghệ giáo dục mới " ) ( 19 ).
Khái niệm CNGD nhƣ trên, còn có thể dùng cho những công nghệ, những kĩ thuật áp dụng vào quá trình GD - ĐT , thí dụ : công nghệ thông tin với những dạng ( * ) : Công nghệ nghe - nhìn, công nghệ máy tính, công nghệ truyền thông ( 14 ). Ở đây mục tiêu thƣờng là mục tiêu chuyên biệt. Đây là trƣờng hợp công nghệ hiểu theo nghĩa hẹp ( xem 1 ) , trƣờng hợp công nghệ nhập từ sản xuất , xã hội vào ngành giáo dục ( xem 2 ).
--- * - Audio/visual devices : audio cassette recorder, compactdisc ; radio: television; vidio cassete recorder vidiocdise ete.
- Computer technology : Word procesor, personal computer with application programmes.
- Communication technology : intercom, radiocommunication, television communication, telephone, electronic mail, bulletin board, teleconference, public data base, viciotex system, faesimile ete.
124
1) Có thể nêu lên một số đặc trƣng của CNGD nhƣ sau :
* Tƣ tƣởng cốt lõi của công nghệ giáo dục là sáng tạo qui trình vững bền, đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục, có thể chuyển giao đƣợc trong đó ngƣời học có qui trình học . Qui trình dạy và qui trình học đƣợc áp dụng linh hoạt cho cá nhân cụ thể ngƣời thầy, ngƣời học. Chỉ có những mục tiêu giáo dục nào có thể lƣợng hóa đƣợc, đo đạc đƣợc hoặc quan sát đƣợc mới có thể dẫn đến thiết kế và triển khai CNGD tƣơng ứng ; trƣớc hết là một bộ phận nào đó thuộc mục tiêu chuyên biệt , sau nữa có thể mở rộng cho mục tiêu chung với ý là qui trình xây dựng và triển khai "chƣơng trình đào tạo " ( curriculum ).
* CNGD phải là một hệ thống các nhân tố của quá trình giáo dục: đƣợc tổ chức chặt chẽ, gắn bó mặt thiếc các nhân tố với nhau thành một thế thống nhất ( mục tiêu , nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức ... giáo dục, đánh giá ); đƣợc chƣơng trình hóa khi thực hiện ; có tính áp dụng cho cá nhân ngƣời học ( cá nhân hóa ) với tính thần phát huy tính chủ động, tích cực tự học của cá nhân và tính hợp các trong hoặc động nhóm, lớp, tập thể ; có thế kiểm soát đƣợc để đánh giá từng khâu, rồi tổng hợp đánh giá toàn bộ quá trình giáo dục; có thể sử dụng những phƣơng tiện kĩ thuật ( nghe - nhìn, máy tính, truyền thông ) nhƣ những bộ phận hỗ trợ gắn bó hữu cơ với các khâu của qui trình GD; đo đó có tính hiệu quả cao.
* CNGD là sự vận dụng khái niệm công nghệ trong công nghiệp, trong lao động với đối tƣợng vật chất vào lĩnh vực giáo dục, vào lao động dạy và học với sự quan tâm đặc biệt đến các yếu tố của con ngƣời , vừa là đối tƣợng của quá trình giáo dục, vừa là chủ thể của quá trình này . Căn cứ vào những qui luật về tâm lí giáo dục, về giáo dục học, lí luận dạy học, lí luận học tập, lí luận đánh giá..., và những thành tựu về khoa học, công nghệ đặc biệt về công nghệ thông tin, có thể nói công nghệ giáo dục là một hƣớng nâng cao hiệu quả giáo dục, trên những quan niệm cơ bản là: - Tổ chức khoa
125
học quá trình GD; - Sử dụng hợp lí các phƣơng tiện kĩ thuật trong quá trình giáo dục ; - Coi ngƣời học là chủ thể, tích cực chủ động và sáng tạo thực hiện qui trình giáo dục dƣới sự hƣớng dẫn, cố vấn, trọng tài của ngƣời thày...
* CNGD còn đang là một hƣớng mới , còn nhiều vần đề lí luận và thực tiễn chƣa đƣợc giải quyết, cần đƣợc khai phá , nhƣng dù sao cũng là hƣớng tích cực trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực , cần đƣợc khuyến khích ở nƣớc ta, trong phạm trù " cải cách mục tiêu , nội dung, phƣơng pháp giáo dục". Đó là một phạm trù hiện đại của giáo dục học .
i) Các tìm tòi về cải cách phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học , đánh giá , về tổ chức của trình dạy học đều gần gũi với phạm trù CNGD , ở chỗ là hình thành qui trình . Trong nhiều năm , nhất là những năm gần đây , có nhiều công trình nghiên cứu , thực nghiệm về cải tiến phƣơng pháp ở nƣớc ta , trong đó có nêu tƣờng minh khái niệm CNGD hoặc không nêu tƣờng minh , nhƣng rõ ràng có ý xây dựng , thực hiện qui trình đào tạo theo hƣớng giáo dục tích cực , lấy ngƣời học làm trung tâm . Có thể kể đến vài ví dụ : thực nghiệm của trung tâm CNGD (11), của Viện KHGD ( 14 ) , của đề án " Áp dụng phƣơng pháp hiện đại để bồi dƣỡng cho ngƣời học năng lực tƣ duy sáng tạo , năng lực giải quyết vấn đề " ( 16, 17 ) ...Có thể kể đến những nghiên cứu của một số nhà KHGD ( 15 ) , đến những áp dụng sơ bộ CNGD ở một số trƣờng Đại học . Đó là xu thế cách mạng về phƣơng pháp ( 20 ) " Chính cuộc cách mạng về phƣơng pháp này sẽ đem lại bộ mật mới , sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới " ( Trần Hồng Quân , lời giới thiệu cuốn sách ) ( 17 ).
126
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO
(1). Nguyễn Đức : Khái niệm công nghệ giáo dục . Thông tin KHGD Đại học và chuyên nghiệp - Viện nghiên cứu ĐH và GDCN, số l, 1990.
(2). D.G. Hawkridge, situation et perspectives de la technologie de 1'e'ducation ( Hiện trạng và triển vọng của CNGD ). Perspectives. Paris. No 3, 1982
(3). Michael Clark. Technologie applique'e à l'e'ducation ou technologie e'ducative ( Công nghệ ứng dụng vào giáo dục hay công nghệ giáo dục ) Perspectives, Paris, No 3 , 1982 .