CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC NGHĨA HẸP VÀ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC NGHĨA RỘNG

Một phần của tài liệu Về một số khái niệm phạm trù của giáo dục (Trang 97 - 102)

III. ĐỊNH NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ NỘI DUNG HỌC VẤN NỘI DUNG DẠY HỌC NỘI DUNG TRÍ DỤC.

1.CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC NGHĨA HẸP VÀ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC NGHĨA RỘNG

RỘNG

" Công nghệ giáo dục " xuất hiện vào những năm 60, nhƣ một khái niệm phản ánh xu thế ứng dụng những phƣơng tiện kĩ thuật vào quá trình giáo dục , nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo; những phƣơng tiện đó chủ yếu là những thành quả của công nghệ nghe - nhìn , của công nghệ thông tin và sau này, của công nghệ máy tính.

Sang thập kỉ 70, khái niệm công nghệ giáo dục không chi là vấn để áp dụng, phƣơng tiện kĩ thuật vào quá trình giáo dục mà đã đề cập đến mối quan hệ của nhiều khâu của quá trình giáo dục gắn lại với nhau, có thể thành qui trình bao gồm từ các khâu: xác định mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp. phƣơng tiện đến các khâu tổ chức dạy - học , kiểm tra đánh giá... dẫn đến đạt chất lƣợng mong muốn, với sự tiết kiệm nhiều nhất về tài lực , nhân lực.

Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu đã phân loại thành hai cách hiểu khái niệm " công nghệ giáo dục " ( CNGD ) : công nghệ giáo dục nghĩa hẹp và công nghệ giáo dục nghĩa rộng, thí dụ nhƣ Jones B đã nêu ở Hội thảo quốc tế công nghệ giáo dục và dạy học chƣơng trình hóa tại London năm 1969

( " Những hƣớng của CNGD " ) ( 1 )

Theo cách phân loại này, để điểm lại những quán niệm về CNGD , có thể sử dụng tài liệu cổng quan của Nguyễn Đức ( 1 ). Một số tài liệu về giáo dục ở ta cũng sử dụng tài liệu tổng quan này, thí dụ cuốn " Tổ chức quá trình dạy học " ( 1992 ) của Lê Khánh Bằng ( chƣơng 5 về công nghệ đào tạo ).

102 1.1. Công nghệ giáo dục nghĩa hẹp

• Những định nghĩa thuộc nhóm này chứa đựng một yếu tố cơ bản là đồng nhất công nghệ giáo dục với việc sử dụng trong giáo dục những phát minh , những sản phẩm công nghiệp hiện đại về thông tin và các phƣơng tiện nghe - nhìn. Hiệu quả giáo dục đƣợc nâng cao thông qua việc sử dụng tổ hợp trong dạy học phƣơng tiện giao lƣu đa dạng ( multimedia).

Có thể kể đến một vài đại diện cho nhóm định nghĩa này :

- Collier ( 1971 ) và nhiều cộng tác viên: " Công nghệ giáo dục với nghĩa là áp dụng các hệ thống kĩ thuật và các phƣơng tiện hỗ trợ để cải tiến quá trình học nghề của con ngƣời ".

- Gass ( 1971 ) : " Công nghệ giáo dục là sự quan niệm và áp dụng có tổ chức các hệ thống học nghề có lợi dụng những kì diệu của phƣơng tiện hiện đại trong thông tin . Các phƣơng tiện nghe - nhìn, các phƣơng pháp về tổ chức và giảng dạy của nhà trƣờng.

- Davis ( 1971) : " Nhìn thấy trong công nghệ giáo dục hai công nghệ : một là một yếu tố vật chất và một là các phƣơng tiện giảng dạy".

1.2. Công nghệ giáo dục nghĩa rộng .

Từ những năm 1967 trở về đây, các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này đã lần lƣợt đƣa ra nhiều định nghĩa ( hoặc quan điểm ) với những thuộc tính bản chất của khái niệm không chỉ đơn thuần là yếu tố phƣơng tiện kĩ thuật mà đƣợc mở rộng hon nhiều và cũng rất đa dạng - Với lẽ đó đã xuất hiện khái niệm công nghệ giáo dục nghĩa rộng. Dƣới dây là một số đại diện của nhóm này :

103

- Hội đồng quốc gia về công nghệ giáo dục - Anh ( 1967 ) CNGD là sự phát triển , ứng dụng và đánh giá các hệ thống kĩ thuật và hỗ trợ nhằm cải thiện quá trình học tập cùa con ngƣời ( VVT dẫn ).

- Báo cáo của CERI - Pháp ( 1971 ) : dựa trên công việc của trung tâm nghiên cứu và cải cách giáo dục ( Centre pourla Recherche et L'Innovation dans I'Enseisnement - Paris ), thì " công nghệ giáo dục phải đƣợc hiểu nhƣ một phần tổ hợp nhằm làm xích lại gần nhau" một cách có kết quả giữa ngƣời dạy - ngƣời học và các phƣơng tiện kĩ thuật ".

- Januszkiewiez - Ba lan ( 1971 ) : " Công nghệ dạy học là hệ thống các chỉ dẫn sử dụng các phƣơng pháp, phƣơng tiện hiện đại, kết quả phải đào tạo đƣợc ngƣời tốt nghiệp theo mong muốn trong thời gian có thể ngắn nhất với sự chi phí phƣơng tiện một cách tối ƣu ".

- Efauli - Pháp ( 1972 ) :" Bốn phạm vi phân lập hoặc liên kết nhƣ là hình thành khái niệm rộng hơn của công nghệ giáo dục , đó là : sử dụng các phƣơng tiện giảng dạy; sử dụng kiến chức về dạy học ; kế hoạch hóa - điều chỉnh - áp dụng chƣơng trình; tổ chức các nguồn lực - các nhân lực hoạt động sƣ phạm".

- Morris - Pháp ( 1975 ) : " Việc miêu tả công nghệ giáo dục buộc phải nghĩ tới khu vực đƣợc coi là quan trọng , đó là : soạn thảo các chƣơng trình, các mục tiêu ( les objectifs ) , đánh giá (l' e'valuation ), và công nhận ( la vadation ).

- Hội thảo ở Geneve ( 10 - 16/ 5/ 1970 ). Tổ chức giáo dục của UNESCO định nghĩa : " Công nghệ giáo dục là khoa học về giáo dục xác lập các nguyên tắc hợp lí của công tác dạy học và những điều kiện thuận lợi

104

nhất để tiến hành quá trình giáo dục cũng nhƣ các phƣơng pháp và phƣơng tiện có kết quả nhất để đạt đƣợc mục đích đào tạo đề ra - với sự tiết kiệm sức lực của thày và trò ".

1.3. Một số quan điểm đặc biệt.

- David G. Hawkrige ( 2 ) Giáo sƣ khoa học ứng dụng , Giám đốc Trƣờng Đại học mở " Open Univesity " Anh ( 1981 ) nêu rằng : Công nghệ giáo dục nhƣ là tổng thể các vật liệu , công cụ, hệ thống kĩ thuật. Nó bao hàm một phạm vi rất rộng gồm hầu hết các phƣơng diện sƣ phạm, từ việc soạn thảo các chƣơng trình cho đến việc tập luyện của học sinh từ các bảng đen dũng ở nhà trƣờng vùng hoang dã đến việc thiết lập thời khóa biểu bằng máy tính điện cử . Nó liên quan đến các mục đích, đến bản thân quá trình đào tạo cũng nhƣ các phƣơng tiện. Ông kết luận rằng :" có một công nghệ đào tạo theo nghĩa đầy đủ nhƣ công nghệ làm lạnh, công nghệ làm giấy. Chúng ta đang ở bình minh của một cái gì hoàn toàn mới, hấp dẫn, đe dọa".

- Michae! Clark ( 3 ) Giám đốc trung tâm nghe - nhìn Trƣờng Đại học London , Anh (1981) cho rằng: Từ những năm 1950, các giáo sƣ bình luận về tác dụng ngày càng tăng của các phƣơng tiện công nghệ dùng vào giáo dục, hiện tƣợng đó gọi là công nghệ giáo dục . Thuật ngữ này dần dần đƣợc hiểu theo hai hƣớng. Một hƣớng tiếp tục duy trì bản nghĩa của nó là việc sử dụng vào giáo dục các phát minh, các sản phẩm công nghiệp và các phƣơng pháp nằm trong công nghiệp hiện đại: một hƣớng khác do hiểu lầm và dẫn đến ý nghĩ rằng do kĩ thuật điện tử đẻ ra nhiều máy móc nghe - nhìn, nên có thể tồn tại một công nghệ giáo dục nhƣ công nghệ làm lạnh,làm giấy . Ông chỉ thừa nhận rằng :" có hiện tƣợng công nghệ ứng dụng vào ngành giáo dục " ( technologie applique'e à l'e'ducation).

- Các nhà giáo dục Ba lan cho rằng : với tính hai mặt của công nghệ giáo dục, không cho phép thâu tóm khái niệm về nó trong giới hạn hẹp của một định nghĩa. Vì vậy họ đi theo hƣớng tìm cách đƣa ra những đặc trƣng

105

của nó trên cơ sở đặc tính kiến tạo. Kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu cũng nhƣ thực hành ghi nhận đƣợc 8 đặc trƣng của công nghệ giáo dục là 1) tính hiện đại, 2) tính tối ƣu hóa 3) tính tích hợp, 4) tính khoa học , 5) tính lặp lại kết quả, 6) chƣơng trình hóa hành động , 7) sử dụng phƣơng tiện kĩ thuật, 8) đánh giá kết quả đào tạo . Ngoài ra họ còn lƣu ý rằng : không thể coi công nghệ giáo dục nhƣ tập hợp các nguyên tắc hoạt động giáo dục về mặt thực hành , mà công nghệ giáo dục có lí thuyết của mình đƣợc gieo mầm từ thành quả của khoa học giáo dục và các khoa học khác, trƣớc hết hƣớng tới việc tổ chức khoa học quá trình đào tạo dựa trên việc sử dụng rộng rãi các phƣơng tiện điện tử nghe - nhìn , các phƣơng pháp tích cực hóa học sinh và các kĩ thuật dạy học.

- A.Wood - có nêu một nhận định của một số nhà khoa học cho rằng đã có một công nghệ giáo dục thực sự, nhƣng theo họ giáo dục buộc phải tồn tại ở một thời kì tiền công nghệ cho đến khi có đƣợc một cơ sở lí thuyết vững chắc , có thể áp dụng khoa học vào giáo dục.

Mặc dù có những, phạm vi quan niệm khác nhau đó , cái quan trọng nhất là đâu đâu cũng cùng thừa nhận và đánh giá cao hiệu quả mang lại cho giáo dục - đào tạo của công nghệ giáo dục. Chính vì những lẽ đó, nó đƣợc sự đồng tình ủng hộ, quan tâm của nhiều nhà khoa học hàng đầu trên thế giới và có khi đã đƣợc coi nhƣ là :" cuộc cách mạng thứ tƣ trong giáo dục " ( sau sự thành lập nhà trƣờng, sử dụng chữ viết, in và dùng sách), nhƣ đã viết trong báo cáo của ủy ban Carnegie .

1.4. Tính vận động - phát triển của khái niệm công nghệ giáo dục thể hiện đậm nét trên cả hai mặt nhƣ :

- Về mặt ngoài ( mặt hình thức ), các định nghĩa công nghệ giáo dục phát triển theo qui luật rõ rệt ở sự chuyển dịch từ cách hiểu theo nghĩa hẹp ( 1950 - 1970 ) dần dần theo cách hiểu theo nghĩa rộng ( 1970 - 1987 ).

106

- Về mặt trong ( mặt nội hàm ) các định nghĩa thể hiện sự chuyển hóa phức tạp hay nói đúng hơn là rất phong phú , đƣợc tóm tắt trong bảng sau đây ( xem bảng 1 )

Bảng 1. MỘT SỐ THUỘC TÍNH BẢN CHẤT ĐIỂN HÌNH CỦA KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC (9)

Theo nghĩa hẹp (1960 - 1970) Theo nghĩa rộng (1970 - 1987) Sử dụng trong lĩnh vực, quá trình

giáo dục các phát minh, các sản phẩm công nghiệp hiện đại của kỹ thuật thông tin và các phƣơng tiện nghe nhìn

■ Sử dụng trong lĩnh vực, quá trình giáo dục các phát minh , các sản . phẩm công nghiệp hiện đại của kỹ thuật thông tin và các phƣơng tiện nghe - nhìn.

* Sử dụng tích hợp - tổ hợp các hoặc động làm xích lại gần nhau giữa thầy trò - phƣơng tiện :

- Cá biệt hóa học sinh, tăng cƣờng bình đẳng trong giáo dục, tăng hiệu quả giáo dục...

- Hiện đại và tối ƣu hóa nội dung, áp dụng phƣơng tiện kỹ thuật, đánh giá kết quả...

- Lặp lại kết quả đào tạo, chi phí tối ƣu...

Một phần của tài liệu Về một số khái niệm phạm trù của giáo dục (Trang 97 - 102)