Tác dụng của hóa chất lên thủy tinh quang học

Một phần của tài liệu tìm hiểu các dụng cụ đo trong quang học cách sử dụng và bảo quản chúng (Trang 54 - 58)

5. Các bƣớc thực hiện đề tài

3.4. Tác dụng của hóa chất lên thủy tinh quang học

Tác dụng của hóa chất lên thủy tinh quang học cũng đƣợc các nhà chế tạo chú trọng đến, trong nhiều trƣờng hợp nó cũng gây ra tác hại lớn.

Acid flohydric (HF) ăn mòn kính nhanh nhất. Trong thời gian từ 5 tới 7 ngày, hơi HF có thể ăn mòn tới 1/100 mm thủy tinh.

Những ion H+ trong acid thâm nhập vào bề mặt kính, thay thế cho những nguyên tố kim loại kiềm trong thủy tinh, kết quả tạo thành một màng xanh tối, làm giãm độ sáng. Màng mỏng dày có đặc tính là ngăn cản quá trình tác dụng của acid đối với thủy tinh, do đó mặt kính không tiếp tục bị phá hủy.

Các dung dịch kiềm và các muối kim loại còn phá hủy bề mặt kính mạnh hơn cả acid. Dù thủy tinh quang học thuộc loại gì cũng đều bị kiềm và muối ăn mòn với tốc độ gần nhƣ nhau. Khi bị một dung dịch kiềm loãng tác dụng trong khoảng một giờ, bề mặt lớp kính có thể bị ăn mòn tới 0.07 micromet. Tốc độ này tăng tỉ lệ thuận với thời gian và nhiệt độ. Chỉ cần tăng nhiệt độ phản ứng lên 100C thì tốc độ phá hủy có thể nhanh gấp đôi.

Nƣớc và khí làm ẩm tác dụng lên mặt kính nhƣ một dung dịch acid loãng, vì nó chứa ion H+ của acid cacbonic hòa tan. Tác dụng này càng trở nên mạnh khi trên mặt kính có dính những hạt bụi, sợi bông, các vật đó vốn đã chứa những chất muối khoáng, đồng thời còn là nơi tích tụ khí ẩm xung quanh các hạt bụi và sợi bôn ấy. Lớp tối có thể dày tới 0.1 micromet tạo thành vết làm giãm độ sáng của thủy tinh, ảnh hƣởng xấu đến việc quan sát qua kính quang học.

GVHD: Ths Hoàng Xuân Dinh Trang 52 SVTH: Tiết Kim Tuyến Độ ẩm còn là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Những bào tử nấm thƣờng xuyên có trong không khí, bám vào mặt kính, do có hơi ẩm nên nó phát triển nhanh thành những vết, những đám trên mặt kính cản trở ánh sáng truyền qua thủy tinh.

Trong quá trình phát triển của nấm mốc, chúng còn tiết ra các chất acid phá hủy bề mặt kính.

GVHD: Ths Hoàng Xuân Dinh Trang 53 SVTH: Tiết Kim Tuyến

Phần KẾT LUẬN

Trong thời đại hiện nay dụng cụ quang học rất đa dạng và phong phú, vì vậy việc nâng cao kiến thức về chúng là một vấn đề không thể thiếu.

Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài nhằm giúp cho ngƣời đọc có thể tìm hiểu về cấu tạo và nguyên tắc sử dụng của một số dụng cụ quang học phổ biến nhất nhằm sử dụng chúng có hiệu quả hơn.

Nội dung luận văn này gồm có ba phần. Phần thứ nhất nói về đại cƣơng về quang cụ, phần thứ hai nói về các quang cụ đo, phần thứ ba nói về cách sử dụng và bảo quản các dụng cụ quang học.

Trong phần thứ nhất tìm hiểu đại cƣơng về quang cụ. Đây là phần kiến thức cơ bản nhất của đề tài nhằm trang bị cho ngƣời đọc những kiến thức cần thiết nhất để có thể làm quen và tiếp xúc với dụng cụ quang học tốt hơn.Trong phần này tôi cung cấp cho ngƣời đọc về sự phân loại quang cụ và các đặc trƣng của nó, quang cụ gồm ba loại: quang cụ khách quan, quang cụ chủ quan và quang cụ đo.Các đặc trƣng của quang cụ gồm : độ phóng đại, số bội giác, cƣờng số, thị trƣờng, độ sáng của quang cụ, năng suất phân li, sai số,…

Phần thứ hai đi sâu tìm hiểu về các quang cụ đo trong quang học nhƣ : khúc xạ kế ab-be, giác kế, hệ đọc, kính ngắm tự chuẩn trực, tung xích, kính hiển vi phân cực, phân cực kế, giao thoa kế, máy quang phổ, máy so màu, kính trắc địa, kính kinh vĩ, máy đo độ xa,...Trong mỗi loại dụng cụ quang học gồm có các thành phần: Định nghĩa, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, một số vấn đề cần lƣu ý khi sử dụng

Phần thứ ba trình bày về cách sử dụng và bảo quản dụng cụ quang học một cách tỉ mỉ và chi tiết cho từng trƣờng hợp.Mặt khác trình bày một số yếu tố có ảnh hƣởng lớn đến dụng cụ quang học nhƣ nấm mốc, chất hóa học, đồng thời nêu lên một số nguyên tắc xử lý cho các trƣờng hợp có sự cố xảy ra.

Các dụng cụ quang học đều đƣợc xây dựng trên những nguyên lý chung và trong cấu tạo cũng có nhiều nét chung. Hiểu nguyên lý hoạt động và cấu tạo của một vài máy tiêu biểu chúng ta có thể tìm hiểu đƣợc các máy khác theo sơ đồ của chúng.

Khi đã thông hiểu về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, sử dụng và bảo quản dụng cụ quang học rồi thì chúng ta có thể sử dụng và bảo quản dụng cụ quang học một cách hiệu quả nhất.

Mỗi ngƣời khi dùng một dụng cụ quang học,hãy nên biết nó phóng đại đƣợc bao nhiêu lần, phạm vi trong góc quan sát trong không gian rộng bao nhiêu, dùng để quan sát, dùng đo góc, dùng đo chiết suất, so màu,…và sau đó tìm hiểu cho kĩ lƣỡng. Có vậy dụng cụ quang học mới trở thành ngƣời bạn cũng chung sức với mình trong công việc.

Đây là một đề tài khá hay và có ứng dụng thực tiễn rất cao nhƣng do đề tài mang tính chất sách vở chứ không thực tế và hạn chế về mặt kiến thức nên đề tài chỉ mang tính chất tìm hiểu.

GVHD: Ths Hoàng Xuân Dinh Trang 54 SVTH: Tiết Kim Tuyến Trong luận văn này tôi chỉ nghiên cứu một cách khái quát về các dụng cụ quang học phổ biến trong các phòng thí nghiệm của nhà trƣờng và một số dụng cụ quang học thông dụng khác mà thôi. Nếu sau này có điều kiện thì tôi xin phép tiếp tục nghiên cứu về đề tài này để tìm hiểu về các dụng cụ quang học khác dùng trong y học, bệnh viện, quân sự,…để có thể hoàn thiện và nâng cao trình độ cho bản thân mình.

GVHD: Ths Hoàng Xuân Dinh Trang 55 SVTH: Tiết Kim Tuyến

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Bình. Quang phổ học thực nghiệm. Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 2006.

2. Quang Hán Quang. Quang học tinh thể và kính hiển vi phân cực. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Năm 1986.

3. Ngô Quốc Quýnh. Dụng cụ quang học. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội . Năm 1978.

4. Trần Định Tƣờng, Hoàng Hồng Hải. Quang kỹ thuật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. Năm 2006.

5. Website:http://emlab-nihe.blogspot.com/2011/07/kien-thuc-ve-hien-vi-quang- hoc.html

Một phần của tài liệu tìm hiểu các dụng cụ đo trong quang học cách sử dụng và bảo quản chúng (Trang 54 - 58)