Những ích lợi và nguy cơ của siêu âm

Một phần của tài liệu ứng dụng siêu âm doppler của thiết bị cts 8800 plus cho y học (Trang 57 - 60)

1. Ích lợi

- Hầu hết các phương pháp siêu âm đều không xâm lấn (không dùng kim cũng như không cần phải tiêm thuốc) và thường không gây đau.

- Siêu âm được sử dụng rộng rãi, dễ dàng và ít tốn kém hơn những phương tiện hình ảnh khác.

- Siêu âm không dùng tia xạ ion hóa.

- Siêu âm có thể cho thấy hình ảnh rõ ràng của các mô mềm vốn thể hiện lập lập lại ở mức độ cần thiết.

- Siêu âm là phương pháp khảo sát hình ảnh ưa thích để chẩn đoán và theo dõi ở những phụ nữ mang thai và thai nhi.

- Siêu âm cung cấp hình ảnh theo thời gian thực nên trở thành một công cụ tố để hướng dẫn cho các thủ thuật xâm lấn tối thiểu chẳng hạn như tiêm cortisone, sinh thiết bằng kim, dùng kim hút các dịch trong khớp hoặc ở những nơi khác trên cơ thể.

2. Nguy cơ

- Đối với siêu âm chẩn đoán cơ bản thì vẫn chưa tìm thấy những tác dụng có hại của nó trên con người.

- Theo tạp chí siêu âm Mỹ: Không có một hậu quả sinh học nào được xác định cho đến nay ảnh hưởng lên bệnh nhân và thai nhi từ việc sử dụng siêu âm chẩn đoán và hiệu quả của siêu âm mang lại cao hơn nhiều so với nguy cơ của nó.

PHẦN KẾT LUẬN

Đề tài đã đáp ứng tương đối đầy đủ những mục tiêu đã đề ra, trình bày được

những kiến thức vật lý cơ bản ứng dụng trong lĩnh vực siêu âm, giới thiệu chung

về máy siêu âm CTS 8800 Plus và những ứng dụng thực tiễn cũng như những

thành tựu mà phương pháp siêu âm mang lại.

Vì kiến thức chuyên ngành cũng như kiến thức liên quan đến y học còn nhiều hạn chế nên đề tài chỉ mới dừng lại ở mức độ tìm hiểu chưa được đi sâu. Tuy nhiên đây là một đề tài hay, rất gần gũi và thiết thực trong đời sống xã hội.

Sau khi thực hiện đề tài này tôi biết thêm được nhiều kiến thức về ứng dụng

vật lý trong y học và đó cũng là cơ sở phục vụ công việc giảng dạy của tôi trong tương lai, đồng thời đây cũng là cơ hội để tôi chia sẻ với những người thân trong gia đình và bạn bè cũng như mọi người xung quanh giúp họ quan tâm hơn về sức

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.Bonnin. Cẩm nang siêu âm. NXB y học Hà Nội - 1998 2. David Halliday. Cơ sở Vật lý tập 2. NXB Giáo dục – 1996 3. L.Lliboutry. Vật lý cơ sở. NXB Khoa học kĩ thuật Hà Nội – 1978

4. Paul A.Tipler. Physics for scientist and Engineers worth publishers – 1995 5. Nguyễn Đăng Tạc. Siêu âm và ứng dụng. NXB Khoa học kĩ thuật Hà Nội – 1978 6. Lương Duyên Bình. Vật lý đại cương tập 2. NXB Giáo dục – 1997

7. Phan Sỹ An. Lý sinh y học. NXB y học Hà Nội – 1998

8. Võ Thị Kim Loan. Tính chất của sóng siêu âm. Luận văn tốt nghiệp – 2003

Một phần của tài liệu ứng dụng siêu âm doppler của thiết bị cts 8800 plus cho y học (Trang 57 - 60)