Chuẩn bị khi siêu âm

Một phần của tài liệu ứng dụng siêu âm doppler của thiết bị cts 8800 plus cho y học (Trang 55 - 56)

1. Chuẩn bị bệnh nhân

Bạn nên mặc đồ thoải mái, quần áo rộng rãi khi đi khám siêu âm. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cởi bỏ một phần quần áo và trang sức nằm trong khu vực phải khám xét. Đối với một số thủ thuật bạn có thể được yêu cầu mặc áo choàng để cuộc khám thuận tiện hơn.

Những sự chuẩn bị khác tùy thuộc vào từng loại siêu âm. Đối với một số loại siêu âm, bác sĩ có thể yêu cầu bạn không ăn hoặc uống trong vòng 12 giờ trước khi khám. Đối với một số khác bạn sẽ được yêu cầu uống khoảng 5 ly nước trong vòng 2 giờ trước khi khám và nhịn đi tiểu để bàng quang chứa đầy nước khi khám.

2. Cách thực hiện một ca siêu âm

Trong hầu hết các cuộc khám siêu âm, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm ngửa trên khám.

Một chất gel trong suốt, vô trùng sẽ được bôi lên vùng cơ thể cần thăm khám để giúp đầu dò tiếp xúc với toàn bộ cơ thể và hạn chế không khí chen vào giữa đầu dò và da bệnh nhân. Sau đó bác sĩ siêu âm sẽ ấn đầu dò vào da bệnh nhân và quét nó về phía sau và ra trước trên những vùng cơ thể được khám.

Trong một số kiểu siêu âm, đầu dò sẽ được đưa vào các lỗ tự nhiên của cơ thể. Những khảo sát này bao gồm:

- Siêu âm tim qua ngã thực quản: đầu dò sẽ được đưa vào thực quản để khảo sát hình ảnh của tim.

- Siêu âm qua ngã trực tràng: đầu dò sẽ đưa vào trực tràng của bệnh nhân nam để quan sát tiền liệt tuyến.

- Siêu âm qua ngã âm đạo: đầu dò sẽ được đưa vào âm đạo của bệnh nhân nữ để quan sát tử cung và buồng trứng.

Hầu hết những đợt khám siêu âm sẽ hoàn thành trong khoảng từ 10 phút đến 1 giờ.

3. Những gì bệnh nhân sẽ cảm thấy trong lúc siêu âm và sau khi siêu âm

Hầu hết các thủ thuật siêu âm đều không đau, nhanh chóng và dễ dàng.

Sau khi bạn nằm trên giường theo đúng tư thế, bác sĩ sẽ bôi một ít gel ấm lên da và đặt đầu dò lên cơ thể, di chuyển nó ra sau và ra trước trên khu vực được khám cho đến khi ghi nhận được hình ảnh mong muốn. Thường không có sự khó chịu nào khi bác sĩ ấn đầu dò lên vùng cơ thể được khám.

Nếu siêu âm ở khu vực nhạy cảm, bạn có thể cảm thấy áp lực hoặc bị đau nhẹ do đầu dò.

Những khảo sát siêu âm cần phải đưa đầu dò vào những lỗ tự nhiên của cơ thể có thể gây ra một chút khó chịu.

Nếu được siêu âm Doppler, bạn sẽ thật sự nghe thấy những âm thanh như mạch đập thay đổi đọ cao khi đầu dò đặt vào vị trí dòng máu đang được theo dõi và đo đạc.

Sau khi siêu âm, bạn không bị ảnh hưởng gì và có thể quay trở lại những sinh hoạt hằng ngày.

4. Những giới hạn của siêu âm chẩn đoán

- Sóng siêu âm bị cản trở bởi hơi hoặc không khí, do đó siêu âm không phải là phương tiện chẩn đoán hình ảnh lý tưởng cho ruột (tạng rỗng) và những cơ quan bị ruột

che khuất. Trong hầu hết các trường hợp, khảo sát với barium, CT scan và MRI là những phương pháp được lựa chọn ở tình huống này.

- Sóng siêu âm không đi qua được không khí, do đó khảo sát dạ dày, ruột nob và ruột già có thể bị giới hạn. Khí ở ruột non có thể ngăn không quan sát được những cấu trúc nằm sâu hơn như tụy và động mạch chủ. Những bệnh nhân có khổ người lớn siêu âm khó khăn hơn do các mô làm suy giảm sóng âm khi nó đi sâu vào cơ thể.

- Sóng âm khó xuyên thấu được xương và do đó chỉ có thể nhìn thấy được mặt ngoài của các cấu trúc xương chứ không nhìn được những gì nằm bên trong. Để quan sát được những cấu trúc bên trong của xương và một số khớp, các bác sĩ thường dùng một phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác như MRI.

Một phần của tài liệu ứng dụng siêu âm doppler của thiết bị cts 8800 plus cho y học (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)