Các hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu ứng dụng siêu âm doppler của thiết bị cts 8800 plus cho y học (Trang 49 - 52)

III. Đầu dò siêu âm

6. Các hình thức thể hiện

* A – mode (Amplitude mode): Tín hiệu hồi âm được thể hiện bằng xung hình gai trên dao động ký qua hệ thống trục tung và trục hoành, chiều cao xung thể hiện độ lớn của biên độ tín hiệu hồi âm, vị trí xung thể hiện khoảng cách từ đầu dò đến mặt phản hồi, thường được dùng trong đo đạc vì độ chính xác cao.

Hình 5.12. Tín hiệu kiểu A – mode

* B – mode (Brightness mode): Tín hiệu hồi âm được thực hiện bởi những chấm sáng, độ sáng của các chấm thể hiện biên độ tín hiệu hồi âm, vị trí các chấm sáng xác định khoảng cách từ đầu dò đến mặt phản hồi.

Hình 5.13. Tín hiệu B-mode

* TM – mode (Time Motion mode): Dùng để thể hiện sự chuyển động cùng phương với tia siêu âm của các vật theo thời gian bằng cách thể hiện hình ảnh B – mode theo diễn biến thời gian với các tốc độ quét khác nhau.

Nếu nguồn hồi âm đứng yên sẽ tạo ra đường thẳng ngang qua màn hình, còn nếu mặt phản hồi chuyển động sẽ ra đường cong phản ánh sự chuyển động của mặt phản hồi. Trên màn hình thể hiện của TM – mode, biên độ chuyển động của mặt phản hồi được biểu thị trên trục tung, thời gian trên trục hoành với tốc độ quét đã được xác định ta có thể tính toán được vận tốc chuyển động của mặt phản hồi.

Hình 5.14. So sánh 3 kiểu thu nhận tín hiệu: A – mode, B – mode và TM – mode

Phương pháp A – mode, B – mode và TM – mode gọi chung là siêu âm một chiều. Ưu điểm của 3 phương pháp này là đơn giản, rẻ tiền, có thể xác định được chính xác vị trí của bề mặt phản xạ và trong kiểu TM có thể đo được biên độ chuyển động của vật thể theo phương song song với chùm tia siêu âm.

Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là không cho hình ảnh tổng thể của vật cần chẩn đoán và không đánh giá được các chuyển động có phương vuông góc với phương truyền của tia siêu âm.

CHƯƠNG 6: MÁY CTS 8800 PLUS

Một phần của tài liệu ứng dụng siêu âm doppler của thiết bị cts 8800 plus cho y học (Trang 49 - 52)