Các kiểu Doppler

Một phần của tài liệu ứng dụng siêu âm doppler của thiết bị cts 8800 plus cho y học (Trang 34 - 35)

Có hai kỹ thuật trong cách thức tạo sóng siêu âm: doppler liên tục (Continuous Wave) và doppler xung (pulse wave).

- Doppler liên tục – cW doppler: trên đầu dò dùng hai tinh thể làm hai nhiệm vụ khác nhau: một làm nhiệm vụ phát sóng âm liên tục, một làm nhiệm vụ thu liên tục. Nhược điểm của kỹ thuật này là không nhận biết được vị trí mặt phản hồi nhưng nó có ưu điểm là có thể đo được những vận tốc lớn Δf = 2 * ftx* v * cos θ/c

- Doppler xung – pW doppler: đầu dò chỉ sử dụng một tinh thể vừa làm nhiệm vụ phát, vừa làm nhiệm vụ thu. Sóng âm được phát đi theo từng chuỗi xung dọc theo hướng quét của đầu dò nhưng chỉ những xung phản hồi tại vị trí lấy mẫu (cổng gate) là được ghi nhận và xử lí. Kích thước và độ sâu vùng lấy mẫu có thể thay đổi được. Nhờ đó kỹ thuật pW doppler cho phép phân biệt tín hiệu Doppler tại độ sâu khác nhau.

Ứng với mỗi vị trí lấy mẫu được chọn, khoảng thời gian cho xung đi và về xác định khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai chuỗi xung. Do vậy độ lặp lại các chuỗi xung phát PRF (Pulse Repetition Frequency) không thể lựa chọn lớn hơn 1/T (PRF≤ 1/T). Do khoảng giá trị của PRF cũng nằm trong khoảng tần số doppler Δf, pW doppler có thể

nhận biết được vị trí của dòng chảy nhưng lại có một nhược điểm bị hạn chế trong việc đo các dòng chảy có vận tốc cao do xuất hiện hiệu ứng aliasing.

Sự kết hợp pW doppler và hình siêu âm hai chiều gọi là siêu âm Doppler (Duplex Sonography) có cả hai đặc điểm: hình siêu âm hai chiều cung cấp thông tin về cấu trúc giải phẫu học để đặt vị trí và kích thước lấy mẫu, pW doppler cung cấp thông tin về dòng chảy là phần chuyển động hiện diện trong cấu trúc giải phẫu cần khảo sát. Thiết bị Duplex Scanner cho phép biết được hướng dòng chảy, so với chùm tia siêu âm và góc hợp bởi trục chùm tia và hướng dòng chảy, từ đó tính được tốc độ dòng chảy.

Một phần của tài liệu ứng dụng siêu âm doppler của thiết bị cts 8800 plus cho y học (Trang 34 - 35)