Để đánh giá chất lượng con giống và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc
được áp dụng tại trại, chúng tôi tiến hành theo dõi năng suất sinh trưởng của lợn con bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phân tích theo 3 chỉ tiêu
đánh giá sinh trưởng.
4.3.4.1 Sinh trưởng tích lũy của lợn con
Để đánh giá sinh trưởng tích lũy của lợn con ở trại, chúng tôi đã theo dõi khối lượng qua các tuần tuổi từ sơ sinh đến 4 tuần tuổi theo từng tính biệt.
Bảng 4.9 Khối lượng lợn con ở các tuần tuổi (kg) Tuần tuổi Đực (n=20) Cái (n=20) Sơ sinh 1 2 3 4 Kết quảở bảng 4.9 cho thấy:
Lúc sơ sinh, khối lượng trung bình của lợn đực là 1,30kg, của lợn cái la 1,25kg (thấp hơn con đực 0,05kg).
Lúc 1 tuần tuổi, khối lượng trung bình của lợn đực là 2,25; của lợn cái là 2,20kg. Như vậy, Khối lượng của lợn đực cao hơn lợn cái là 0,10kg.
Lúc 2 tuần tuổi, khối lượng trung bình của lợn đực (4,25kg) cao hơn của lợn cái (4,10kg) là 0,15kg.
Lúc 3 tuần tuổi, khối lượng trung bình của lợn đực là 6,65kg, của lợn cái là 6,45kg. Khối lượng của lợn đực cao hơn của lợn cái là 0,20kg.
Lúc 4 tuần tuổi, khối lượng trung bình của lợn đực là 8,44kg, của lợn cái là 8,12kg. khối lượng của lợn đực cao hơn lợn cái là 0,32kg.
Như vậy ở tất cả các thời điểm khảo sát, khối lượng của lợn đực luôn cao hơn lợn cái. Sự chênh lệch giữa 2 tính biệt tăng dần theo tuổi. Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng của từng tính biệt. Tuy nhiên, ở đây sự
chênh lệch về khối lượng của lợn đực và lợn cái ở giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tuần tuổi không rõ rệt.
4.3.4.2 Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của lợn con
Để đánh giá năng suất sinh trưởng của lợn con tại trại, ngoài việc theo dõi khối lượng qua các tuần tuổi, chúng tôi đã tính toán sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối ở các tuần tuổi trên cơ sở các kết quả theo dõi về khối lượng.
Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 4.10.
Bảng 4.10 Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của lợn
Tháng tuổi
Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
Sinh trưởng tương đối (%) Đực Cái Đực Cái 0-1 135,71 128,57 53,52 52,94 1-2 285,71 278,57 61,54 62,40 2-3 342,86 335,71 44,04 44,55 3-4 255,71 238,57 23,72 22,92 Qua kết quảở bảng 4.10 chúng tôi thấy:
Nhìn chung, sinh trưởng của lợn đực cao hơn lợn cái ở tất cả các tuần tuổi. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con tăng dần từ tuần thứ nhất đến tuần thứ 3.
Đến tuần thứ 4, sinh trưởng tuyệt đối của cả lợn con đực và cái đều giảm đáng kể
so với tuần thứ 3. Điều này xảy ra có thể là do, sau 3 tuần (21 ngày) tuổi, lượng sữa mẹ giảm nhanh chóng, trong khi nhu cầu dinh dưỡng của lợn con tăng nhanh. Lượng thức ăn lợn con tự ăn được còn rất hạn chế. Chính vì vậy, lợn con bị khủng hoảng, thiếu hụt về dinh dưỡng. Điều đó đã dẫn đến giảm sinh trưởng ở
tuần thứ 4.
Do vậy, trong chăn nuôi lợn con theo mẹ, việc tập ăn sớm cho lợn con là biện pháp tối cần thiết nhằm giúp lợn con kịp thời được bổ sung dinh dưỡng, tránh bị thiếu hụt nghiêm trọng, đảm bảo sinh trưởng tốt.
Nhằm hạn chếảnh hưởng của thời kỳ khủng hoảng này, trại cũng đã thực hiện biện pháp tập ăn sớm cho lợn con, đồng thời tăng cường nuôi dưỡng, chăm sóc lợn mẹ. Tuy nhiên, các biện pháp trên do thực hiện chưa thật đầy
đủ, nghiêm túc nên chưa khống chế được hoàn toàn ảnh hưởng của sự khủng hoảng này.
PHẦN5
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đi đến 1 số kết luận sau: - Trong những năm qua, trại Chương Mai phát triển với tốc độ khá nhanh. Trong 3 năm quy mô đàn lợn tăng trên 50%.
- Đàn lợn nái ở trại thường mắc một số bệnh như: Đẻ khó, sót nhau, sát nhau, viêm đường sinh dục, viêm vú… Với tỷ lệ thấp (từ 5 – 15%).
- Đàn lợn con ở trại mắc bệnh phân trắng với tỷ lệ tương đối thấp ( 32,35% sốđàn và 20,22% số con).
- Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con khác nhau ở các tuần tuổi, tỷ lệ
mắc tăng dần từ tuần thứ nhất đến tuần thứ 2 và đạt cao nhất, sau đó giảm dần từ
tuần thứ 3 trởđi.
- Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con khác nhau giữa các tháng trong năm, tỷ lệ mắc bệnh ở lợn con tăng dần từ tháng thứ 2 đến tháng 5, do đây là giai
đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường.
- Lợn con ở trại có khối lượng sơ sinh trung bình là 1,30kg ở lợn đực và là 1,25kg ở lợn cái, lúc 4 tuần tuổi, khối lượng trung bình của lợn đực là 8,44kg, của lợn cái là 8,12kg. Sinh trưởng của lợn tăng dần từ tuần thứ nhất đến tuần thứ
3 và giảm ở tuần thứ 4.
5.2 Tồn tại
Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế, kinh nghiệm trong nghiên cứu chưa nhiều, phạm vi nghiên cứu còn hẹp, số lượng mẫu còn ít nên kết quả nghiên cứu thu được mới chỉ là bước đầu, cần được tiêp tục nghiên cứu để có kết quảđầy đủ hơn.
5.3. Đề nghị
Qua thời gian thực tập tại trại chăn nuôi lợn Chương Mai, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề nghị sau:
- Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý trong chăn nuôi đối với trang thiết bị, dụng cụ, cán bộ công nhân viên và đàn gia súc nuôi tại trại.
- Đẩy mạnh công tác vệ sinh thú y, vệ sinh chuồng trại, đặc biệt là chuồng nuôi nái chửa và chuồng nuôi nái đẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. Nxb Nông nghiệp, Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Đào Trọng Đạt (1996), Bệnh đường tiêu hóa ở lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 3. Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình truyền
giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
4. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (1997), Bệnh phổ biến ở
lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 5 11 11.
5. Trương Quang Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Đà Nẵng.
6. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn,
Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, tr 165 - 168.
7. Lê Văn Năm (2010), Bệnh lợn ở Việt Nam và biện pháp phòng trị hiệu quả, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 46 - 60 và tr 182 - 189.
8. Sử An Ninh (1993), Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ và ẩm độ thích hợp trong phòng bệnh phân trắng lợn con, kết quả nghiên cứu khoa học khoa chăn nuôi thú y, Đại Học Nông Nghiệp I.
9. Nguyễn Thị Nội (1998), Kết quả điều tra nhiễm vi khuẩn đường ruột tại một số cơ sở chăn nuôi lợn, kết quả nghiên cứu KHKT Thú y, phần 2, Nxb
Nông Nghiệp, Hà Nội.
10. Tạ Ngọc Sính, Hoàng Hải Hóa, Trần Thanh Vân (2004), Cẩm nang thú y viên, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
11. Lê Văn Tạo (2006), Nghiên cứu chế tạo vaccine E. coli uống phòng bệnh cho lợn con phân trắng, tạp chí Khoa Học Nông Nghiệp và Công Nghệ
12. Đoàn Thị Băng Tâm (1987), Bệnh vật nuôi tập I, Nxb khoa học kỹ thuật, tr 14 - 15.
13. Nguyễn Việt Thái (2005), Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản, Nxb tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, tr 89 - 92.
14. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn,
Nxb lao động - xã hội, tr 33 - 34
15. Nguyễn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (1996), Chăn nuôi lợn gia đình và trang trại, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Thiện (1997), Phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi, Nxb
Nông Nghiệp, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Thiện (2000), Phương pháp xử lí số liệu trong chăn nuôi, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
18. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996),
Sinh lý gia súc, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
19. Nguyễn Quang Tuyên (1993), Giáo trình vi sinh vật thú y, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
II. Tài liệu nước ngoài
20. Angcovat và liboro (1993). Histamin, colibacteria.cure piglets by oral histamine 3 times / day, continuous 3-day oral doses of 5g / head.
21. Piruvic G.M.et.al (1985) Disease of the new bon,for that method of feeding inconsistent important causes diarrhea in piglets.
22. Smish, hallsl (1967). The transmis nature of the gennertic factor in E.coli that controls hemolysin production, J.Gen.Microbiol.
23. Wier G.et.al (1993). Disease of the new bon ingredients or food contaminated dirty, rancid ... Often leads to inflammatory bowel disease.