Kết quả theo dõi tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn cont ại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tình hình nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi nuôi tại trại lợn chương mai xã hoành mô – huyện bình liêu – t ỉnh quảng ninh và hiệu quả điều trị bệnh (Trang 47 - 54)

Bệnh phân trắng lợn con là bệnh rất phổ biến ở đàn lợn con trong giai

đoạn theo mẹ. Đặc biệt,ở nước ta do điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thời tiết thay đổi thất thường, nên bệnh phổ biến ở khắp nơi.

Để đánh giá tình hình mắc bệnh phân trắng ở lợn con tại trại chăn nuôi Chương Mai ở xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu, chúng tôi đã tiến hành điều tra.

4.3.2.1 Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo dãy chuồng

Để đánh giá ảnh hưởng của tiểu khí hậu chuồng nuôi đến tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con, chúng tôi đã tiến hành theo dõi tình hình nhiễm bệnh ở

Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.3

Bảng 4.3 Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo dãy chuồng nuôi Dãy chuồng Sốđàn theo dõi Sốđàn mắc bệnh Tỷ lệ (%) Số lợn điều tra Số lợn mắc bệnh Tỷ lệ (%) 1 9 3 33,33 100 20 20,00 2 11 3 27,27 121 23 19,00 3 14 5 35,71 150 32 21,33 Tổng 34 11 32,35 371 75 20,22 Qua kết quảở bảng 4.3 chúng tôi thấy

Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con ở trại Chương Mai tương đối thấp. Trong 34 đàn lợn con được theo dõi chỉ có 14 đàn có lợn mắc, chiếm tỷ lệ

32,35%, trong tổng số 371 lợn con được theo dõi chỉ có 75 con mắc, chiếm 20,22. Điều này có thể do 2 lý do:

- Một là, chuồng trại vừa mới được xây dựng, các điều kiện về vệ sinh, tiểu khí hạu đảm bảo tương đối tốt.

- Hai là,thời gian theo dõi vào thời kỳ có điều kiện khí hậu, thời tiết không thuận lợi cho bệnh phát triển.

Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con được nuôi ở các dãy chuồng khác nhau là tương đối đồng đều. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con ở dãy chuồng số 3 cao hơn chút ít (35,71% số đàn và 21,33% số con) so với các dãy chuồng khác. Nguyên nhân có thể là do dãy này nằm ở đầu hướng gió, khó điều tiết nhiệt độ trong chuồng. Chuồng bị bẩn, ẩm ướt do nền chuồng không tốt, khó vệ sinh. Ở dãy số 2, tỷ lệ mắc bệnh có thấp hơn chút ít so với 2 dãy còn lại (27,27% số đàn và 19,00% số con). Có thể là do dãy này nằm ở giữa, việc đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi dễ thực hiện. Ở dãy chuồng số 1, tỷ lệ mắc bệnh ở

4.3.2.2 Kết quả điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con theo tuổi

Bệnh phân trắng lợn con có tỷ lệ mắc phụ thuộc rất lớn vào tuổi của lợn. Nhằm tìm hiểu, đánh giá ảnh hưởng của tuổi đến tình hình mắc bệnh phân trắng

ở lợn con, chúng tôi đã tiến hành theo dõi trong các tuần tuổi từ 1 đến 4. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.4

Bảng 4.4 Tình hình niễm bệnh phân trắng lợn con theo tuổi Tuần tuổi Số đàn điều tra Sốđàn mắc bệnh Tỷ lệ (%) Số lợn điều tra Số lợn mắc bệnh Tỷ lệ (%) 1 10 3 30,00 110 27 24,55 2 9 5 55,55 98 33 33,67 3 8 2 25,00 87 11 12,64 4 7 1 14,29 76 4 5,26 Tổng 34 11 32,35 371 75 20,22 Kết quảở bảng 4.4 cho thấy; Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con tăng từ tuần tuổi thứ 1 (30,00% số đàn và 24,55% số con), đến tuần tuổi thứ 2 đạt cao nhất (55,55% số đàn và 33,67% số con) và giảm dần ở tuần tuổi thứ 3 (25% số đàn và 12,64% số con). Đến tuần tuổi thứ 4 tỷ lệ mắc bệnh phân trắng giảm xuống chỉ còn (14,29% số đàn và 5,26% số con).

Kết quả theo dõi của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Trọng Đạt (1996) [2], Phạm Sỹ Lăng và cs (1997) [4] cho rằng: Lợn con thường bị phân trắng vào 4 – 5 ngày tuổi, có con bị vào 8 – 10 ngày tuổi, cá biệt có những con quá 20 ngày hay trên 1 tháng còn mắc.

Ở tuần tuổi thứ nhất, tỷ lệ mắc bệnh phân trắng thấp, do ở giai đoạn này lợn con phụ thuộc vào lợn mẹ, bị bệnh chủ yếu là do khí hậu thời tiết. Hàm lượng kháng thể có trong sữa đầu rất cao. Lợn con sinh ra được bú sữa đầu, nên

được cơ thể mẹ truyền cho yếu tố miễn dịch thụ động chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường. Mặt khác, lượng sắt tích lũy trong cơ thể từ thời kỳ bào thai, lượng sắt bổ sung qua sữa mẹ và từ bên ngoài tiêm vào đủ đáp ứng nhu cầu về

Fe. Sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết làm cho sức đề kháng của lợn con ổn

định. Nếu lợn con không được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì rất dễ mắc bệnh do thay đổi môi trường sông đột ngột từ trong bụng mẹ ra ngoài cộng thêm cơ

quan điều hòa thân nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh làm giảm sức đề kháng tạo

điều kiện thuận lợi cho sự gây bệnh của vi khuẩn E.coli.

Ở tuần tuổi thứ 2, tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con đạt cao nhất. Theo chúng tôi là do 1 số nguyên nhân sau:

Thứ nhất ở tuần tuổi thứ 2 trong sữa mẹ thành phần dinh dưỡng và hàm lượng kháng thể giảm đi so với sữa mẹ ở tuần đầu. Do đó, cơ thể lợn con mất đi yếu tố miễn dịch thụ động do mẹ truyền sang. Mặt khác, hệ cơ quan miễn dịch của lợn con lúc này chưa đủ khả năng sinh ra kháng thểđể chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Do vậy, sức đề kháng và sức chống chịu bệnh tật của cơ

thể kém, lợn con dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh phân trắng.

Nguyên nhân thứ 2 là ở giai đoạn này lợn con tăng cường hoạt động, sinh trưởng nhanh, nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng, do đó lợn con bắt đầu liếm láp thức ăn rơi vãi và tập ăn thức ăn bổ sung. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn nhất là E.coli luôn tồn tại trong môi trường xâm nhập vào cơ thể.

Tổng hợp các nguyên nhân trên khiến cho sức đề kháng của lợn con ở tuần tuổi thứ 2 giảm sút, đồng thời dưới tác động và sự thay đổi bất lợi của môi trường đã làm cho bệnh có điều kiện phát triển.

Ở tuần tuổi thứ 3, đặc biệt là tuần tuổi thứ 4, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn hẳn so với tuần tuổi 1 và 2. Ở giai đoạn này, cơ thể dần làm quen và thích nghi với

điều kiện môi trường, sức đề kháng của cơ thể tăng lên. Mặt khác, từ tuần tuổi 3 trở đi, lợn bắt đầu biết ăn bù đắp dần sự thiếu hụt dinh dưỡng. Lúc này, hệ thần kinh của lợn con đã phát triển hoàn thiện hơn, có khả năng điều hòa được thân nhiệt và các yếu tố stress bất lợi từ môi trường, hệ tiêu hóa cũng hoạt động mạnh hơn, nên hạn chếđược nguyên nhân gây bệnh.

Vì vậy,biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi, đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Ngoài ra, để giảm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con, cần chăm sóc chu đáo, tập ăn sớm cho lợn con, nhằm bổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sung dinh dưỡng kịp thời, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

4.3.2.3 Tình hình mắc bệnh phân trắng ở lợn con qua các tháng theo dõi

Hoành Mô nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm, thời tiết

được chia làm 4 mùa rõ rệt. Yếu tố khí hậu thời tiết có ảnh hưởng rõ rệt tới tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con. Để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố khí hậu thời tiết, chúng tôi đã tiến hành theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng ở lợn con qua các tháng từ tháng 2 đến tháng năm.

Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 4.5

Bảng 4.5 Tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng theo tháng

Tháng Sốđàn điều tra Sốđàn mắc bệnh Tỷ lệ (%) Số lợn điều tra Số lợn mắc bệnh Tỷ lệ (%) 2 9 2 22,22 99 14 14,14 3 9 3 33,33 97 20 20,62 4 8 3 37,50 88 19 21,59 5 8 3 37,50 87 22 25,29 Tổng 34 11 32,35 371 75 20,22

Qua kết quả bảng 4.5 chúng tôi thấy: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con tăng dần từ tháng 2 đến tháng 5.

Vào tháng 2 tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con thấp nhất trong các tháng theo dõi (22,22% số đàn và 14,14% số con).

Vào tháng 3, tỷ lệ này đột ngột tăng lên, tương ứng là 33,33% và 20,62% do thời tiết không thuận lợi lạnh và ẩm, đặc biệt vào đầu tháng 3 có 1 đợt rét

đậm, rét hại kéo dài.

Vào tháng 4,đàn lợn có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn không đáng kể so với tháng 3 (37,50% số đàn và 21,59% số con), do thời tiết ấm dần và độẩm giảm. Vào tháng 5, tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con đạt cao nhất trong các tháng theo dõi. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, chuyển dần từ mùa xuân sang mùa hạ. Lúc này thời tiết thường là ban ngày nóng, ban

đêm hơi lạnh. Do thời tiết chuyển mùa, lợn con chưa kịp thích nghi với kiểu thời tiết mới.

Điều này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Sử An Ninh (1993) [8]. Ông cho rằng nhiệt độ, ẩm độ không khí ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở

lợn con. Biên độ dao động nhiệt độ ít tạo điều kiện thích hợp và ổn định cho cơ

thể lợn con, giúp sự điều hòa thân nhiệt bình thường, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Ngược lại, nếu biên độ dao động nhiệt quá lớn gây rối loạn điều hòa thân nhiệt dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng, đường huyết giảm, sức đề khấng giảm, ảnh hưởng đến cơ năng tuần hoàn tiêu hóa và hô hấp. Hệ vi sinh vật đường ruột mất cân bằng sinh ỉa chảy.

Phạm Sỹ Lăng và cs (1997) [4] cho biết: Bênh có thể xảy ra quanh năm ở

những nơi chăn nuôi tập trung; Thường phát mạnh từ đông sang hè (từ tháng 11

đến hết tháng 5). Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi đột ngột ( từ oi bức chuyển sang mưa rào, từ nóng ẩm chuyển sang rét ẩm), bệnh phát hàng loạt.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nội (1998) [9] tỷ lệ mắc bệnh phân trắng như sau:

Mùa đông khí hậu khô hanh nên tỷ lệ lợn con theo mẹ mắc bệnh thường thấp (51,5%).

Mùa xuân thời tiết thay đổi có mưa phùn, nóng lạnh thất thường nên tỷ lệ

mắc bệnh phân trắng lợn con dao động từ (45 – 62,1%).

Mùa hè có độẩm cao, thời tiết nóng nên tỷ lệ lợn con theo mẹ mắc bệnh phân trắng cao (65%).

Từ kết quả trên, chúng tôi thấy: Nhiệt độ, độ ẩm không khí qua các tháng trong năm có ảnh hưởng rõ rệt tới tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con. Vì vậy, để hạn chế ảnh hưởng của yếu tố thời tiết cần chú ý thực hiện các biện pháp chống nóng, chống lạnh giữ nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi cho phù hợp với đặc

điểm sinh lý của lợn con

4.3.2.4 Triệu chứng của bệnh phân trắng lợn con

Chúng tôi theo dõi triệu chứng ở các đàn bị mắc bệnh phân trắng lợn con trong những ngày đầu. Kết quả về tỷ lệ lợn có biểu hiện triệu chứng lâm sàng

được thể hiện ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Tỷ lệ biểu hiện triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con)

Biểu hiện triệu chứng lâm sàng Số lợn có triệu chứng lâm sàng (con) Tỷ lệ (%) 371 75 Gầy yếu, còi cọc, lông xù 75 100 Niêm mạc nhợt nhạt 72 96,84 Bụng tóp, da nhăn nheo 42 65,26 Ủ rũ, đi xiêu vẹo 50 73,68 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân dính quanh hậu môn 75 100

Qua theo dõi, chúng tôi thấy 100% số lợn mắc bệnh có triệu chứng gầy yếu, còi cọc, lông xù; 96,84% niêm mạc nhợt nhạt; 65,26% biểu hiện bụng tóp, da nhăn nheo; 73,68% ủ rũ, đi xiêu vẹo; 100% phân dính quanh hậu môn; 44,21% có biểu hiện bú kém hoặc bỏ bú.

Từ kết quả trên, chúng tôi có nhận xét sơ bộ như sau: Mặc dù với số mẫu còn ít nhưng nó đã phản ánh được sự ảnh hưởng của bệnh phân trắng tới cơ thể

lợn con thông qua triệu chứng lâm sàng. Khi lợn bị bệnh ở thể nặng thì triệu chứng lâm sàng thể hiện rõ rệt: lợn gầy yếu, còi cọc, lông xù, niêm mạc nhợt nhạt, ủ rũ, đi xiêu vẹo và phân dính quanh hậu môn. Còn khi lợn bị ở thể nhẹ

hoặc chớm bị bệnh thì thấy có triệu chứng: giảm ăn hoặc bỏ ăn, gầy yếu, lông xù, ỉa chảy.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Ngô Nhật Thắng 2006 [15].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tình hình nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi nuôi tại trại lợn chương mai xã hoành mô – huyện bình liêu – t ỉnh quảng ninh và hiệu quả điều trị bệnh (Trang 47 - 54)