Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tình hình nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi nuôi tại trại lợn chương mai xã hoành mô – huyện bình liêu – t ỉnh quảng ninh và hiệu quả điều trị bệnh (Trang 31 - 33)

Những nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con ở Việt Nam.

Bệnh phân trắng lợn con ở nước ta đã được nghiên cứu từ năm 1959 tại các cơ sở chăn nuôi tập trung (trại chăn nuôi và các nông trường quốc doanh). Lê Văn Tạo (2006) [11] đã nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của các chủng E.coli

gây bệnh, chọn chủng E.coli để chế tạo vaccine chết dưới dạng cho uống. Vaccine dùng cho lợn con sau đẻ 2 giờ, uống với liều 1ml/con, liên tục trong 3 - 5 ngày. Kết quả làm giảm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con từ 30 - 35% so với

đối chứng.

Theo Nguyễn Việt Thái (2005) [13] thì, bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng hay nói cách khác là một trạng thái lâm sàng rất đa dạng, đặc biệt là dạng viêm dạ dày ruột, tiêu chảy và gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là

Streptococcus. Bệnh xảy ra quanh năm ở những nơi tập trung nhiều gia súc, bệnh thường phát mạnh từ mùa đông sang mùa hè (tháng 11 đến tháng 5) đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột (từ oi bức chuyển sang mưa rào, từ khô ẩm chuyển sang rét). Tỷ lệ mắc bệnh tới 50% và tỷ lệ chết tới 30 - 45%.

Nguyên Thị Nội và cs (1998) [9], dùng Apramycin phối hợp với Bioseptin có tác dụng tốt nhất đối với bệnh tiêu chảy ở lợn con (dùng riêng khỏi 80%, dùng phối hợp khỏi 98%). Bên cạnh đó các phác đồ điều trị đều không thể thiếu

được việc bổ sung các chất điện giải cho lợn bệnh vì nó nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian điều trị.

Theo tác giả Lê Văn Tạo và cộng sự (2006) [11] , việc dùng kháng thể

chiết từ lòng đỏ trứng đã khống chế bệnh cho hiệu quả cao. Sau khi chế tạo thành công kháng thể E.coli dạng bột từ lòng đỏ trứng gà đã được miễn dịch các chủng K88, K 99 và 987p

Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004) [6], qua nghiên cứu cho rằng tỷ

lệ nhiễm vi khuẩn môi sinh trong các trại chăn nuôi tập trung cao và có liên quan

đến tình hình dịch bệnh của đàn lợn. Trong đó E.coli có tỷ lệ nhiễm cao từ 28,5 -

44,1% Staphylococcus spp t 29,8 - 38,9%, Streptococcus spp từ 24,3 - 41,3%, giảm xuống khi cơ sở chăn nuôi được cải tạo chuồng trại và nguồn nước cấp

Theo Trương Quang Lăng (2000) [5] cho biết, bệnh phân trắng lợn con là hội chứng lâm sàng phức tạp, đặt biệt là viêm dạ dày ruột, ỉa chảy và gầy sút rất nhanh. Ở nước ta lợn con mắc bệnh phân trắng rất phổ biến, trong đó, các cơ sở

chăn nuôi tỷ lệ mắc bệnh là từ 25 - 100%.

Lê Văn Tạo và cs (2006) [11] đã khuyến cáo rằng: Để điều trị bệnh phân trắng lợn con, ngoài kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn đường ruột có hiệu quả điều trị 75 - 80% chúng ta nên phối hợp với các chế phẩm sinh học sẽ tăng thêm

hiệu quảđiều trị từ 95 - 98% và bổ sung chất điện giải vừa tăng hiệu quảđiều trị, vừa tăng tỷ lệ khỏi bệnh 89,5 - 90% con vật mau phục hồi đảm bảo chất lượng và số lượng con giống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định tình hình nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi nuôi tại trại lợn chương mai xã hoành mô – huyện bình liêu – t ỉnh quảng ninh và hiệu quả điều trị bệnh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)