Trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con.
Angcovat và liboro (1993) [20] chữa bệnh lợn con bằng cách cho uống histamin 3 lần/ngày, uống liên tục 3 ngày với liều lượng 5g/con.
Theo Piruvic G.M.et.al và cộng sự (1985) [21] cho rằng phương thức cho
ăn không phù hợp là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở lợn con.
Smish, hallsl (1967) [22] thông báo có 2 loại độc tố là thành phần chính của Enterotoxin được tìm thấy ở các vi khuẩn E.coli gây bệnh. Sự khác biệt của 2 loại
độc tố này là khả năng chịu nhiệt. Độc tố chịu nhiệt (Heat labile toxin – ST) chịu
được nhiệt độ 100ºCºtrong vòng 15 phút, độc tố không chịu nhiệt (Heat labile toxin – LT) bị vô hoạt ở 60ºC trong 15 phút.
Wier G.et.al (1993) [23] nguyên nhân mất cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, thức ăn kém phẩm chất, thức ăn có lẫn độc tố nấm mốc, không đủ thành phần dinh dưỡng hoặc thức ăn bị nhiễm bẩn, ôi thiu… Thường dẫn đến viêm ruột.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Lợn con theo mẹ giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi.
- Phạm vi nghiên cứu: Trại lợn Chương Mai, xã Hoành Mô – huyện Bình Liêu – tỉnh Quảng Ninh.
- Thuốc nghiên cứu: Tylo.D.C và Doxy – Tialin.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm thực tập và nghiên cứu: Trại lợn Chương Mai xã Hoành Mô – huyện Bình Liêu – tỉnh Quảng Ninh
- Thời gian tiến hành: Từ tháng 12/2014 đến tháng 05/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình phát triển đàn lợn của trại.
- Theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con ở trại.
+ Tình hình nhiễm chung ( theo đàn, theo cá thể).
+ Tình hình nhiễm theo lứa tuổi.
+ Tình hình nhiễm theo tháng.
- Xác định triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh phân trắng lợn con. - Thử nghiệm hiệu lực của 2 loại thuốc Tylo.D.C và Doxy - Tialin trong
điều trị bệnh phân trắng lợn con.
- Theo dõi sinh trưởng của lợn con.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp điều tra lợn con nhiễm bệnh phân trắng.
- Điều tra theo phương pháp chọn mẫu. Khi lợn đẻ, tiến hành phân lô so sánh đảm bảo nguyên tắc đồng đều về tỷ lệ đực cái, khối lượng, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng…
- Đến một số hộ trong xã theo dõi, quan sát triệu chứng lâm sàng của bệnh, ghi chép lại các kết quả thu được vào sổ theo dõi.
- Thường xuyên theo dõi tiến trình phát triển của bệnh phân trắng lợn con tại một số xã và sử dụng thuốc điều trị.
* Phương pháp nghiên cứu so sánh hiệu quảđiều trị của hai loại thuốc.
-Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo đồng
đều các yếu tố thí nghiệm. Sơđồ bố trí như sau: Diễn giải ĐVT Lô 1 Lô 2 Lợn nái Số lượng Con 5 5 Lứa đẻ Lứa 2 – 3 2 – 3 Giống Landrace Landrace Lợn con
Loại lợn Loại F1(ngoại × ngoại) F1(ngoại × ngoại) Số lượng Con 35 40
Tuổi Ngày SS - 28 SS – 28
Thuốc điều
trị
Tên thuốc Tylo.D.C Doxy - Tialin Liều sử dụng Ml 1ml/5-7kgTT ml/5-7kgTT
Cách dùng Tiêm bắp Tiêm bắp * Các chỉ tiêu theo dõi
- Cân khối lượng lợn con lúc sơ sinh, 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày và 28 ngày.Cân lợn vào buổi sáng sớm, sử dụng một loại cân.
- Đếm số lợn con mắc bệnh hàng ngày
- Quan sát phân ở nền chuồng, phân ở hậu môn. * Công thức tính toán và phương pháp xử lý số liệu:
- Số liệu trong đề tài được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học (Nguyên Văn Thiện, 2000) [17] trên phần mềm Excel, với các tham số
thống kê sau:
Công thức tính toán:
- Các chỉ tiêu về sinh trưởng + Sinh trưởng tích lũy: + Sinh trưởng tuyệt đối:
- Trên cơ sở kết quả về khối lượng thu được ở các thời điểm theo dõi, tính toán theo công thức:
+ Sinh trưởng tương đối được xác định theo công thức:
Trong đó:
A: Sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày) R: Sinh trưởng tương đối (%)
W0: Khối lượng ở thời điểm bắt đầu theo dõi. W1: Khối lượng ở thời điểm kết thúc theo dõi. t0: Thời điểm bắt đầu theo dõi.
t1: Thời điểm kết thúc theo dõi.
3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm Minitab.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác phục vụ sản xuất
4.1.1. Nội dung
Để hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập, tôi đã đề ra một số
phương hướng nhiệm vụ trong thời gian thực tập như sau: * Công tác chăm sóc nuôi dưỡng:
- Tham gia công tác vệ sinh chuồng trại.
- Tham gia công tác kỹ thuật chăn nuôi: công tác nuôi dưỡng lợn nái chửa, lợn nái nuôi con, nuôi dưỡng lợn con các giai đoạn, trộn thuốc vào cám.
* Công tác thú y
- Tham gia công tác phòng bệnh: Tiêm phòng một số bệnh như: dịch tả, LMLM, suyễn, giả dại
- Chẩn đoán và điều trị một số bệnh trong quá trình thực tập như: bệnh phân trắng lợn con, bệnh tiêu chảy, các bệnh trong hội chứng hô hấp, viêm da...
* Công tác khác
- Tham gia công tác khai thác tinh và truyền giống nhận tạo
- Tham gia công tác đỡđẻ, thiến lợn đực, bấm nanh, cắt đuôi, tiêm sắt, cho uống thuốc bổ, thuốc phòng tiêu chảy ởđàn lợn con.
- Kết hợp giữa phục vụ sản xuất và chuyên đề thực tập nhằm không ngừng nâng cao tay nghề và củng cố kiến thức cho bản thân.
4.1.2 Phương pháp tiến hành
Với phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn” tôi đã học hỏi nhiều cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong trại và đọc thêm các tài
liệu để có thêm kiến thức chuyên môn. Về bản thân: khiêm tốn học hỏi, sống hòa mình với mọi người, nhiệt tình trong công việc, không ngại khó ngại khổ, vận dụng khả năng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất, không ngừng nâng cao tay nghề, củng cố kiến thức chuyên môn.
4.1.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Trong quá trình thực tập nhưđã nói ở trên sẽ có rất nhiều kết quả cho công tác phục vụ sản xuất, tuy nhiên để bám sát đề tài khóa luận tôi chỉ nêu những kết quả liên quan đến lợn lợn con sơ sinh.
4.1.3.1 Kết quả điều tra tình hình dịch bệnh
Trong thời gian thực tập, tại trại Chương Mai, xã Hoành Mô – Tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra một số loại bệnh sau:
+ Về các bệnh truyền nhiễm: Còn lưu hành các bệnh như phân trắng lợn con, lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu, bò, dịch tả lợn, Newcastle, cúm gia cầm…
+ Về các bệnh kí sinh trùng: Phổ biến nhất là bệnh giun xoăn dạ mũi khế, sán lá gan, giun đũa bê nghé, cầu trùng gà,…
4.1.3.2 Kết quả công tác thú y * Công tác phòng bệnh
- Làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại, xử lí phân, chất thải chăn nuôi để hạn chế mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
- Chuồng trại xây dựng hợp lí, đủ ánh sáng, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.
- Bên cạnh việc vệ sinh chuồng trại thì việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm là hết sức quan trọng. Tôi đã cùng với kỹ thuật trại Chương Mai tiến hành tiêm phòng cho đàn gia súc:
+ Vaccine LMLM cho lợn: 1 ml/con. Sau 28 ngày tuổi tiêm nhắc lại 2ml/con.
+ Vaccine dịch tả lợn: 1 ml/con. + Vaccine tai xanh: 1ml/con.
* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh:
Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh là một công việc hết sức quan trọng với ngành chăn nuôi, nó đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, giỏi tay nghề, nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Có chẩn đoán chính xác thì mới điều trị và đem lại hiệu quảđiều trị cao.
Trong quá trình thực tập tại trại, tôi nhận thấy có một số bệnh thường xuyên xảy ra chủ yếu là: Bệnh phân trắng lợn con, bệnh viêm tử cung, bệnh saiko,bệnh viêm móng… qua công tác theo dõi, chẩn đoán và điều trị bệnh tôi đã chẩn đoán và điều trịđược một số bệnh như sau:
- Bệnh phân trắng lợn con
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào vụ Đông Xuân và Hè Thu những lúc thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường nóng ẩm thay đổi cao. Bệnh thường xảy ra với lợn con từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi.
+ Nguyên nhân:
Chủ yếu do vi khuẩn đường ruột E.coli thuộc họ Entero bacteriaceae gây
nên. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
Sàn chuồng bẩn làm cho bầu vú của lợn mẹ bẩn khi lợn con bú sẽ làm cho vi khuẩn E.coli xâm nhập vào đường tiêu hóa.
Do lợn mẹ ít sữa khiến lợn con đói, gặm nhấm nền chuồng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Do lợn mẹ bị viêm vú làm cho thành phần, chất lượng sữa thay đổi, dẫn
+ Triệu chứng:
Lợn con mắc bệnh có biểu hiện chậm chạp, bú ít hoặc bỏ bú (khi bị nặng và kéo dài), thân nhiệt thường hạ sau vài giờ đến một ngày. Lợn đi ỉa nhiều lần trong ngày, phân lỏng màu trắng như vôi, trắng xám hoặc hơi vàng, cá biệt có con đi lẫn máu, mùi tanh khắm. Lợn con bụng tóp lại, da nhăn nheo, lông xù, đi đứng xiêu vẹo, phân dính bê bết xung quanh hậu môn và khoe chân.
Trại đã dùng một số loại thuốc điều trị như sau: Phác đồ 1: Tylo.D.C : 1 ml/7kg thể trọng
Tiêm bắp 3 - 4 ngày liên tục
Phác đồ 2: Sử dụng Doxy - Tialin Liều: 1 ml/5 - 7kgTT/ngày
Tiêm sâu bắp thịt 3 - 5 ngày.
Bệnh viêm tử cung
Việc điều trị cần đạt 2 mục đích là: Phục hồi nguyên vẹn niêm mạc tử
cung và chức năng co bóp của cơ tử cung.
+ Điều trị cục bộ: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch lá chè xanh đun sôi cho thêm ít muối Iốt rồi để nguội, thụt từ 3 - 5 lít, sau đó đặt vào tử cung kháng sinh sau streptomycin 1g + Penicillin 1 triệu UI
+ Điều trị toàn thân: Có thể dùng một số loại kháng sinh tổng hợp như: Clamoxyl.LA, Nova - moxin 20%, Oxytetracylin… Kết hợp cùng với một số
thuốc trợ sức, trợ lực như: catosal 10%, vitamin C, vitamin B1…
Với những lợn bệnh chúng tôi tiến hành điều trị cục bộ và toàn thân như
vậy thời gian điều trị ngắn và cho hiệu quả cao, ít gây kế phát. Tôi tiến hành điều trị tại huyện bằng phác đồ sau:
Phác đồ:
- Kháng sinh Nova-moxin 20% tiêm bắp với liều 1 ml/28kgTT. Tiêm 2 mũi/con, cách nhau 72 giờ.
- Dùng Oxytocine: Tiêm bắp 4 ml/lần/ngày, liệu trình 1 lần /ngày
- Đặt kháng sinh: 1triệu UI Penicillin+1g Streptomycin pha với 20 ml nước cất
- Tiêm thuốc bổ để nâng cao thể trạng cho lợn: tiêm bắp hoặc truyền Catosal 10% 30 ml chia làm hai mũi.
- Cách thiến gia súc đực
+ Dụng cụ: Dao thiến, panh, kéo, kim chỉ, cồn 70 - 900C
+ Tiến hành:
Cố định gia súc, sau khi cố định sát trùng kỹ vùng thiến, dụng cụ bằng cồn 70 - 90 0C… ngửa tay trái ra cầm thật chắc phía trên bìu dái, dồn toàn bộ da bao dịch hoàn về phía trước làm cho 2 dịch hoàn áp sát vào da về phía sau. Tay phải cầm dao rạch một đường thật thẳng, dài 5 - 7 cm vào rảnh giữa hai dịch hoàn, xuống sát tận đáy dịch hoàn, cắt đứt chiều rộng đáy dịch hoàn 1 - 2 cm. Khi mổ
thì cắt đứt hoàn toàn lớp da bìu dái. Sau đó tay trái cầm chắc một trong hai tinh hoàn rồi theo vết mổ trước cắt đứt màng trắng dịch hoàn sẽ lòi ra ngoài. Dịch hoàn phụ thường lòi ra trước, nên phải bóp mạnh để toàn bộ dịch hoàn lòi ra. Bóc màng trắng khỏi dịch hoàn và vuốt ngược lên cuống dịch hoàn. Khi dịch hoàn lộ ra hoàn toàn, dùng kim cong thân tròn, đã tiệt trùng, đâm kim vào thừng dịch hoàn cách đầu trên 5 cm, quấn một vòng quanh thừng dịch hoàn rồi buộc chặt thừng dịch hoàn lại. Phải thắt chỉ ít nhất 3 lần, thắt xong dùng dao cắt đứt thừng dịch hoàn cách nút chỉ 1 cm về phía dưới, rồi thấm cồn vào vết cắt. Kiểm tra nếu vết cắt vẫn chảy máu thì dùng kim chỉ thắt bổ sung. Và tiếp tục cắt dịch hoàn thứ hai sau khi thiến, lây khăn, bông gạc lau sạch máu rồi sát trùng bằng cồn, bôi vết mổ bằng các loại kháng sinh hay thuốc sát trùng có phổ diệt khuẩn rộng như: Penicilin, streptomycin, han-iodine nhằm tránh nhiễm trùng về sau.
- Cách phối giống lợn:
+ Dụng cụ dẫn tinh: Thường gồm hai loại, đầu tròn và đầu xoắn, mỗi loại có ưu khuyết điểm riêng.
Đầu tròn: Dễ sử dụng, ít làm xây xát niêm mạc tử cung nhưng độ hưng phấn và kích thích cho lợn nái không được tốt lắm.
Đầu xoắn: Phải có kỹ thuật đưa đúng theo chiều xoắn của niêm mạc tử
cung nếu không dễ làm xây xát niêm mạc tử cung gây viêm nhiễm. Nhưng nái sẽ được kích thích và hưng phấn cao hơn.
+ Dẫn tinh cho lợn nái:
Vệ sinh lợn nái: Dùng nước rửa sạch xung quanh âm hộ, sau đó dùng khăn hoặc giấy sạch lau khô.
Đưa ống tinh: Đặt nghiêng 1 góc 450
so với đường thẳng lưng sau đó nhẹ
nhàng đưa ống dẫn tinh vào theo chiều xoắn ngược chiều kim đồng hồ, vào được khoảng 10 cm thì bắt đầu nâng dẫn tinh lên song song với đường thẳng lưng và tiếp tục đưa dẫn tinh vào cho đến qua khỏi cổ tử cung thì dừng lại bắt đầu bơm tinh. Sau khi bơm xong, rút ống dẫn tinh ra rồi vỗ mạnh vào mông lợn nái để
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT Nội dung công việc Đơn vị Tính Số lượng Kết quả Số lượng Tỷ lệ (%) I Tiêm phòng An toàn
1 Vaccine phó thương hàn lợn Con 50 50 100 2 Vaccine tụ huyết trùng cho lợn Con 70 70 100 3 Vaccine dịch tả lợn Con 160 160 100 4 Vaccine cúm gia cầm Con 250 250 100 5 Vaccine dại chó Con 100 100 100
II Điều trị bệnh Khỏi
1 Bệnh phó thương hàn lợn Con 7 6 85,71 2 Bệnh viêm tử cung Con 5 4 80,00 3 Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò Con 4 4 100 4 Bệnh LMLM trâu,bò Con 6 5 83,33 5 Bệnh phân trắng lợn con Con 107 103 96,26
III Công tác khác An toàn/Đạt
1 Tiêm Dextran-Fe cho lợn con Con 60 60 100 2 Thụ tinh nhân tạo cho lợn Con 10 10 100 3 Thiến lợn đực Con 15 15 100 4 Thiến chó đực Con 4 4 100 5 Phun thuốc sát trùng m2
4.2. Kết luận tồn tại và đề nghị
4.2.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại cơ sở, tôi đã tìm hiểu được một số kết quả trong công tác phục vụ sản xuất như sau:
- Về chuyên môn: Tôi đã biết thêm được nhiều kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh cho vật nuôi, một số bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm như: phân trắng lợn con, cúm gia cầm…
- Với quần chúng: Nhiệt tình vận động và tham gia tuyên truyền, tư vấn và giúp đỡ bà con trong công tác chăn nuôi tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Mặc dù thời gian có hạn, kết quả còn ít nhưng cũng đã giúp tôi trưởng thành lên rất nhiều, yêu ngành nghề, say mê với công việc và nâng cao tay nghề để ra trường áp dụng vào thực tế sản xuất tốt hơn.
4.2.2. Đề nghị
- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch động vật. Xử lí nghiêm túc với những trường hợp cố tình vi phạm