Ảnh hưởng của BioVet đến khả năng sinh trưởng của lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học biovet đến khả năng sinh trưởng của lợn thịt tại trại lợn ngoại xã lương sơn, thành phố thái nguyên (Trang 39 - 51)

4.2.1.1. Sinh trưởng tích lũy

Chế phẩm sinh học Biovet được bổ sung cho lợn từ khi bắt đầu thí nghiệm tới khi xuất chuồng. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm (kg/con)

STT Kỳ cân Lô ĐC Lô TN X ±mx Cv% X ±mx Cv% 1 KL bắt đầu TN (2 tháng tuổi) 24,48 a±0,22 1,19 24,71a±0,18 0,97 2 KL sau 1 tháng TN 48,42a±0,18 0,99 49,45b±0,24 1,29 3 KL sau 2 tháng TN 73,08a±0,25 1,34 75,12b±0,24 1,34 4 KL sau 3 tháng TN 103,31a±0,24 1,31 106,95b±0,33 1,81 6 So sánh (%) 100,00 103,52

Ghi chú: a,b Giá trị với chữ cái khác nhau là khác nhau đáng kể trong cùng một hàng

Kết quả bảng 4.2 cho thấy:

Khối lượng lợn tăng dần qua các giai đoạn, phản ánh đúng quy luật sinh trưởng tích lũy của lợn trong giai đoạn sinh trưởng. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng của lợn ở lô TN và lô ĐC có sai khác khá rõ ở tất cả các giai đoạn tuổi.

Ở giai đoạn bắt đầu thí nghiệm, khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm là tương

đương nhau (P > 0,05).Khối lượng lợn trung bình của lô ĐC là 24,48kg/con, lô TN là 24,71kg/con. Như vậy không có sự sai khác về khối lượng giữa hai lô ĐC và TN, vì ở

giai đoạn này lợn ở cả 2 lô đều được sử dụng cùng 1 khẩu phần ăn như nhau. Sau 1 tháng thí nghiệm cả hai lô đã có sự sai khác về khối lượng, khối lượng sau 1 tháng TN lô ĐC là

48,42kg/con, lô TN là 49,45kg/con. So sánh thống kê cho thấy khối lượng lợn lô TN cao hơn so với lô ĐC (P = 0,001).

Từ tháng thí nghiệm thứ 2 trởđi lợn ăn được nhiều hơn nên khả năng tăng khối lượng và tốc độ tăng nhanh hơn. Vì vậy sự sai khác về khối lượng giữa 2 lô rất rõ rệt, khối lượng lô ĐC đạt 73,08kg/con, khối lượng lô TN đạt 75,12kg/con. So sánh sự chênh lệch khối lượng trung bình giữa lô ĐC và lô TN ta thấy, khả năng tăng khối lượng bình quân của lô ĐC thấp hơn lô TN 3,52%.

Để có cái nhìn tổng thể hơn về sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm chúng ta tìm hiểu đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn TN được biểu hiện qua hình 4.1.

Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm

Qua hình 4.1 ta thấy, khối lượng của lợn TN tăng lên khá đều đặn qua các tháng tuổi. Từ lúc bắt đầu thí nghiệm đến khi kết thúc thí nghiệm, đường biểu diễn khối lượng của lợn TN càng ngày càng cách xa lô ĐC, từđó cho thấy hiệu quả của việc bổ sung chế

phẩm Biovet vào khẩu phần ăn của lợn TN rất đáng kể. Theo Trần Văn Phùng, 2004 [6] quy luật sinh trưởng không đồng đều về khả năng tăng khối lượng: lúc còn non gia súc tăng khối lượng chậm sau đó tăng khối lượng nhanh dần.

Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) Lô TN Tháng TN Lô ĐC Lô TN Sau 1 tháng TN 790,00 820,00 Sau 2 tháng TN 820,00 860,00 Sau 3 tháng TN 1010,00 1060,00 TB Toàn kỳ 873,33 913,33 So sánh (%) 100,00 104,58 0 200 400 600 800 1000 1200

Sau 1 tháng TN Sau 2 tháng TN Sau 3 tháng TN

Lô ĐC Lô TN

Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm

Kết quảở bảng 4.3 và hình 4.2 cho thấy:

Sinh trưởng tuyệt đối của lô ĐC và lô TN đều tuân theo quy luật chung về

sinh trưởng của gia súc. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm tăng dần theo giai

đoạn sinh trưởng. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn có xu hướng tăng dần từ ngày bắt

đầu thí nghiệm tới sau 3 tháng TN ở cả 2 lô.

Giữa 2 lô ĐC và lô TN có sự khác nhau về sinh trưởng tuyệt đối qua từng giai

đoạn. Giai đoạn từ lúc bắt đầu đến sau 1 tháng làm thí nghiệm, sinh trưởng tuyệt đối của lô ĐC là 790g/con/ngày, thấp hơn lô TN (820g/con/ngày) là 30g/con/ngày. Giai

đoạn từ 1 tháng đến 2 tháng làm thí nghiệm, sinh trưởng tuyệt đối lô ĐC (820g/con/ngày) thấp hơn lô TN (860g/con/ngày) là 40g/con/ngày. Giai đoạn từ tháng thứ 2 đến lúc xuất bán, sinh trưởng tuyệt đối ở cả 2 lô đều tăng khá nhanh, lô ĐC (1010g/con/ngày) thấp hơn ở lô TN (1060g/con/ngày) là 50g/con/ngày.

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn TN đạt cao nhất ở giai đoạn từ sau 2 tháng thí nghiệm đến lúc xuất bán. Tính trung bình cho cả kì thí nghiệm, sinh trưởng tuyệt

đối từ lúc bắt đầu tiến hành thí nghiệm đến lúc xuất bán tương đối cao: lô ĐC là 873,33g/con/ngày, lô TN là 913,33g/con/ngày. Chênh lệch trung bình tuyệt đối giữa lô TN và lô ĐC là 40g/con/ngày, tương ứng 4,58%. Như vậy, chế phẩm sinh học Biovet có ảnh hưởng nhất định đến khối lượng và sự sinh trưởng của lợn ở các giai

đoạn thí nghiệm.

Nếu coi sinh trưởng tuyệt đối của lô ĐC là 100% thì lô TN đạt 104,58%, cao hơn lô ĐC 4,58%.

4.2.1.3. Sinh trưởng tương đối

Bảng 4.4. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) Lô TN Tháng TN Lô ĐC Lô TN Tháng 1 65,68 66,72 Tháng 2 40,79 41,21 Tháng 3 34,28 34,97 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Sau 1 tháng TN Sau 2 tháng TN Sau 3 tháng TN

Lô ĐC Lô TN

Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm

Kết quả trình bày ở bảng 4.4 và hình 4.3 cho thấy:

Sinh trưởng tương đối của lợn ở 2 lô đều tuân theo quy luật chung là giảm dần theo giai đoạn tuổi, phù hợp với sự phát triển của gia súc. Giữa 2 lô TN và ĐC có sự chênh lệch nhau ở từng giai đoạn tuổi. Sự khác biệt về sinh trưởng giữa lợn TN và lợn ĐC xảy ra rõ nhất ở giai đoạn từ khi bắt đầu tiến hành thí nghiệm đến sau

1 tháng thí nghiệm, sinh trưởng tương đối của lợn ở lô TN (66,72%) cao hơn ở lô lợn ĐC (65,68%) là 1,04%. Giai đoạn từ sau 1 tháng thí nghiệm đến sau 2 tháng thí nghiệm, ở lô ĐC là 40,79% thấp hơn lô TN (41,21%) là 0,42%. Giai đoạn từ sau 2 tháng đến sau 3 tháng tiến hành thí nghiệm, sinh trưởng tương đối ở lô ĐC (34,28%) thấp hơn ở lô TN (34,97%) là 0,69%. Điều này phản ánh tốc độ sinh trưởng tương đối của lô TN đạt cao hơn so với lô ĐC.

Như vậy, việc bổ sung chế phẩm sinh học Biovet đã giúp lợn ở lô TN có khả

năng hấp thu thức ăn tốt hơn nên khả năng sinh trưởng nhanh hơn lô ĐC.

Cũng từ kết quả này cho thấy, việc bổ sung chế phẩm Biovet một cách tích cực trong chếđộ ăn uống của lợn sẽảnh hưởng đến hiệu quả sinh trưởng, giảm được yếu tố stress do môi trường, qua đó nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi.

4.2.2. nh hưởng ca BioVet đến kh năng thu nhn thc ăn ca ln thí nghim

4.2.2.1. Khả năng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm

Bảng 4.5. Khả năng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm (kg/con/ngày) Lô TN Tháng TN Lô ĐC Lô TN Sau 1 tháng TN 1,03 1,05 Sau 2 tháng TN 1,67 1,71 Sau 3 tháng TN 2,43 2,55 TB 1,71 1,77 So sánh (%) 100,00 103,51 Bảng 4.5 cho thấy:

- Từ lúc bắt đầu thí nghiệm đến sau 1 tháng tiến hành thí nghiệm, khả năng thu nhận thức ăn của lợn ở lô ĐC (1,03kg/con/ngày) thấp hơn so với lô TN (1,05 kg/con/ngày) là 0,02 kg/con/ngày.

- Từ sau 1 tháng đến sau 2 tháng tiến hành thí nghiệm, khả năng thu nhận thức ăn của lợn ở lô TN (1,71 kg/con/ngày) cao hơn so với ô ĐC (1,67 kg/con/ngày) là 0,04 kg/con/ngày.

- Từ sau 2 tháng tiến hành thí nghiệm đến sau 3 tháng thí nghiệm, khả năng thu nhận thức ăn của lợn ở lô TN (2,55 kg/con/ngày) cao hơn so với lô ĐC (2,43 kg/con/ngày) là 0,12 kg/con/ngày.

- Trung bình khả năng thu nhận thức ăn của lợn ở lô ĐC (1,71 kg/con/ngày) thấp hơn so với lô TN (1,77 kg/con/ngày) là 0,06 kg/con/ngày.

Nếu coi khả năng thu nhận thức ăn của lô ĐC là 100% thì của lô TN đạt 103,51%.

4.2.2.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm

Bảng 4.6. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm (kg)

Diễn giải Lô ĐC Lô TN

Tổng thức ăn tiêu tốn 4617,00 4771,00

Tổng khối lượng tăng 78,83 82,24

TTTĂ/kg tăng KL 1,95 1,93

So sánh (%) 100,00 98,97

Bảng 4.6 cho thấy: tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn ở lô ĐC (1,95kg) cao hơn so với ở lô TN (1,93kg) là 0,02kg.

Nếu coi mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở lô ĐClà 100% thì mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở lô TN là 98,97%, thấp hơn lô ĐC 1,03%. Điều này chứng tỏ chế phẩm sinh học Biovet có ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở lợn thí nghiệm, dẫn đến giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng.

4.2.2.3. Chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm

Bảng 4.7. Chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm

Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN Tổng KL tăng trong kỳ TN Kg 78,83 82,24 Tổng KL thức ăn tiêu thụ Kg 4617,00 4771,00 Đơn giá thức ăn Nghìn đồng 10,92 10,92 Tổng chi phí thức ăn Nghìn đồng 50417,64 52099,32 Chi phí thức ăn/kg tăng KL Nghìn đồng 21,32 21,12 So sánh với ĐC (%) 100 99,06

Bảng 4.7 cho thấy:

- Tổng chi phí thức ăn cho lợn ở lô ĐC (50417,64 nghìn đồng) thấp hơn so với lô TN (52099,32 nghìn đồng) là 1681,68 nghìn đồng.

- Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng ở lô ĐC (21,32 nghìn đồng) cao hơn so với lô TN (21,12 nghìn đồng) là 0,2 nghìn đồng.

- Nếu coi chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng ở lô ĐC là 100% thì ở lô TN là 99,06%, giảm 0,94%.

Từ đó cho thấy hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm sinh học Biovet vào khẩu phần ăn cho lợn không chỉ làm tăng khả năng sinh trưởng mà còn làm giảm chi phí thức ăn /kg tăng khối lượng của lợn.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua thời gian theo dõi đàn lợn thí nghiệm từ 2 – 5 tháng tuổi tại trại lợn ngoại Hùng – Chi, chúng tôi có những kết luận sơ bộ sau:

- Bổ sung chế phẩm sinh học Biovet vào khẩu phần ăn của lợn từ lúc bắt đầu thí nghiệm đến khi xuất chuồng, đã ảnh hưởng tốt tới sinh trưởng tích lũy của lợn: sinh trưởng tích lũy của lợn ở lô TN cao hơn 3,52% so với lô ĐC, sinh trưởng tuyệt

đối của lô TN cao hơn 4,58% so với lô ĐC. Tốc độ sinh trưởng tương đối của lô TN cao hơn so với lô ĐC.

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL giảm 1,03%, khả năng thu nhận thức ăn tăng 3,51%. Điều này chứng tỏ chế phẩm sinh học Biovet có ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở lợn thí nghiệm, dẫn đến giảm TTTĂ/kg tăng KL.

- Sử dụng chế phẩm sinh học Biovet mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành chăn nuôi, chi phí thức ăn giảm 0,94%.

5.2. Tồn tại

Do điều kiện và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên phạm vi nghiên cứu chưa rộng, thí nghiệm lặp lại chưa nhiều lần và làm ở các mùa, thời tiết khác nhau nên những kết quả nghiên cứu trên mới chỉ là bước đầu, chưa thể phản ánh được toàn diện ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Biovet đến sinh trưởng của lợn thịt. Vì vậy, đề tài cần được nghiên cứu thêm, phạm vi rộng hơn để kết quảđược khách quan và toàn diện hơn.

Bản thân lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu mặc dù nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ giáo viên hướng dẫn và Trại nên vẫn còn nhiều hạn chế

trong công tác thu thập số liệu cũng như phương pháp nghiên cứu.

5.3. Đề nghị

Cần thực hiện nghiêm ngặt hơn công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi cũng như trong tiêm phòng.

Để có kết quả nghiên cứu đầy đủ và chính xác hơn, đề nghị nhà trường và Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y tiếp tục cho nghiên cứu ở nhiều đối tượng khác nhau, mùa vụ khác nhau và địa phương khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƯỚC.

1. Nguyễn Ân (1994), Di truyền chọn giống động vật, NXBNN

2. Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi (1985), Cơ sở sinh học và biện pháp nâng cao năng suất của lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 7- 49.

3. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), Bệnh đường tiêu hóa

ở lợn, NXB nông nghiệp Hà Nội.

4. Lê Tuấn Hưng, Võ Thị Hạnh, Lê Thị Bích Phương, Trương Thị Hồng Vân, Võ Minh Sơn (2003), “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic BIO II và kết quả

thử nghiệm trên ao nuôi tôm”, Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc năm 2003, trang 75 – 79.

5. Trần Đình Miên và CS (1995), Chọn và nhân giống gia súc, NXBNN.

6. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo

trình chăn nuôi lợn, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Vĩnh Phước (1980), Vi sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi, NXB

Nông nghiệp Hà Nội.

8. Bạch Quốc Thắng, Đỗ Ngọc Thúy, Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Thiện (2010), “Khảo sát một số Đặc tính của vi khuẩn Lactobocillus trong điều kiện in

vitro”, Tạp chí khoa công nghệ kỹ thuật Thú y, tập XVII, số 6, năm 2010. 9. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lí học vật nuôi, NXB Nông

Nghiệp Hà Nội.

10. Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (1998),

Giáo trình chăn nuôi lợn sau đại học, NXBNN, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Thiện (2008), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, NXB

nông nghiệp Hà Nội.

12. Đàm Văn Tiện, Lê Văn Thọ, 1992, Sinh lý học gia súc, NXBNN Hà Nội .

13. Trần Quốc Việt, Bùi Thị Thu Huyền, Ninh Thị Len, Nguyễn Thị Phụng, Lê văn Huyên, Đào Đức Kiên (2006), Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotic vào khẩu phần tới khả năng tiêu hoá thức ăn, tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức

ăn và tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con và lợn thịt, Báo cáo hội Nghị Khoa học Viện Chăn nuôi.

II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

14. Apailahti J. H. A. L. K. Sarki, B. R. E. Maki, J. P. Heikkinen, P. H. Nurminen and W. E. Holben (1998), “Effective recovery of bacteria DAN and percent- guannine-plus-cytosin-based analysis of community structure in the

gastrointestinal tract of boiler chickens”, Appl Environ Microbiol, 64, pp.

4084-4088.

15. Clayton G.A and J.C.Powell (1979), Growth food conversion, carcacss gields and their heritability in duck (Anas platyrhynchos), Brit poultry SCI.

16. Donna. U, Vogt (1999), Food Biotechnology in the United State: Science, Regulation and Issues. www. Aphis. Usda. Gov/biotech/OECD/ usregs/h.

17. McCracken. V.J. and R.G. Loenz (2001), “the gastrointestinal ecosystem:

Aprecarious alliance among epithelium, immunity and microbiota”, Cell.

Microbiol, 3, pp. 1-11.

18. Morz (2003), Organic acids of various origin and physicochemical form as

potential growth promoters for pigs, Digestive physiology in Pigs, Proc. 9th

Symposium, p. 267-293.

19. Nerthewood.T, Gilbert.H.J, Parker.D.S and O’Donnel.A.G. (1999), “Probiotic shownto change bacterial community structure in the avian gastrointestinal

tract”, Appl. Envinron, Microbiol. 65, pp. 5134-5138.

20. Schat,.K.A. and Myers.T.J. (1991), “Avian Intestinal Immunity”, Crit, Rev.

Poult. Biol. 3, pp. 19-34.

21. Vashixki A.V.K (1951), Cơ sở của việc chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con,

PHỤ LỤC

Descriptive Statistics: LÔ DC

Variable N Mean Median TrMean StDev SE Mean LÔ DC 30 24.478 24.410 24.400 1.186 0.217 Variable Minimum Maximum Q1 Q3

LÔ DC 23.000 26.970 23.285 25.053

Descriptive Statistics: LÔ TN

Variable N Mean Median TrMean StDev SE Mean LÔ TN 30 24.710 24.750 24.708 0.966 0.176 Variable Minimum Maximum Q1 Q3

LÔ TN 23.050 26.550 24.000 25.412

Descriptive Statistics: LÔ DC sau 1 tháng TN

Variable N Mean Median TrMean StDev SE Mean LÔ DC sa 30 48.415 48.300 48.388 0.992 0.181 Variable Minimum Maximum Q1 Q3

LÔ DC sa 47.000 50.200 47.808 49.300

Descriptive Statistics: LÔ TN sau 1 tháng TN

Variable N Mean Median TrMean StDev SE Mean LÔ TN sa 30 49.447 49.500 49.431 1.295 0.236 Variable Minimum Maximum Q1 Q3

LÔ TN sa 47.000 51.900 48.290 50.500

Descriptive Statistics: LÔ DC sau 2 tháng TN

Variable N Mean Median TrMean StDev SE Mean LÔ DC sa 30 73.084 73.000 73.034 1.343 0.245

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học biovet đến khả năng sinh trưởng của lợn thịt tại trại lợn ngoại xã lương sơn, thành phố thái nguyên (Trang 39 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)