Nội dung công tác phục vụ sản xuất

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học biovet đến khả năng sinh trưởng của lợn thịt tại trại lợn ngoại xã lương sơn, thành phố thái nguyên (Trang 35 - 38)

4.1.1.1. Công tác chăn nuôi

* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng các loại lợn

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng, quyết

định đến thành quả của công tác chăn nuôi, bao gồm tổng hợp của nhiều yếu tố như đất, nước,...Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này nên suốt quá trình thực tập tôi cùng anh, chị công nhân ở trại thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, một số công việc đó như: Thu dọn phân rác, chất thải, quét rửa máng ăn, cọ rửa sàn chuồng và

được thực hiện 2 lần/ngày (sáng và chiều) làm cho chuồng sạch sẽ, ngoài ra còn thường xuyên phun thuốc sát trùng để loại bỏ những mẩm bệnh. Đồng thời loại các mầm bệnh, tránh lây từ con bệnh sang con khỏe.

+ Nuôi dưỡng lợn con:

-Sau khi sinh ra cơ quan điều tiết thân nhiệt, hệ miễn dịch của lợn con chưa hoàn thiện nên chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy cần tạo điều kiện tốt nhất để cho lợn con có thể tránh các yếu tố như stress và giảm tỷ lệ

chết lúc sinh.

- Chuồng lợn cai sữa phải ấm áp, sạch sẽ, khô thoáng, không có gió lùa.

* Công tác giống

Công tác giống có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi. Cùng với dinh dưỡng, chăm sóc quản lí và vệ sinh phòng bệnh, giống là một trong những biện pháp cơ bản của sản xuất chăn nuôi.

Làm tốt công tác giống sẽ tạo được những cá thể, nhóm, đàn vật nuôi có tiềm năng di truyền tốt, có khả năng cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.

Trại lợn Hùng – Chi đang thực hiện tốt công tác giống để cung cấp được những con giống tốt cho Trại nói riêng và cho nhân dân quanh vùng nói chung. Trại thường xuyên cải tiến di truyền và kết hợp chặt chẽ với nuôi dưỡng chăm sóc và quản lí để có thể nâng cao năng suất, tăng chất lượng sản phẩm chăn nuôi và mang lại hiệu quả thiết thực cho sản xuất chăn nuôi.

4.1.1.2. Công tác thú y

* Công tác tiêm phòng

Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên việc tiêm phòng cho đàn gia súc là biện pháp tích cực và cần thiết.

Tiêm vacxin giúp cho gia súc tạo ra trong cơ thể một sức miễn dịch chủđộng chống xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy việc tiêm phòng phải được thực hiện nghiêm túc, theo đúng lịch quy định nhằm giảm đáng kể

thiệt hại về kinh tế khi dịch bệnh xảy ra.

Tại trại chăn nuôi công tác phòng bệnh luôn được kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chếđến mức thấp nhất xảy ra dịch bệnh, vì dịch bệnh xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với hiệu quả chăn nuôi. Chính vì vậy ở trại chăn nuôi công tác phòng bệnh

được chú trọng hàng đầu.

Để trách dịch bệnh đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn, tại trại đã làm tốt công tác tiêm phòng. Lợn con sơ sinh đến 60 ngày tuổi được tiêm phòng các loại vắc xin như: Suyễn, Phó thương hàn, Dịch tả, Lở mồm Long móng, Dịch tai xanh... Đàn nái sinh sản được tiêm các loại vacxin như: Dịch tả, Lở mồng long móng...

* Công tác điều trị bệnh

Trong quá trình thực tập tại trại lợn Hùng – Chi, chúng tôi đã tiến hành điều trị một số bệnh trên lợn con như sau:

+ Bệnh phân trắng lợn con

Bệnh do trực khuẩn E.coli là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc trưng là tiêu chảy, nhiễm trùng và nhiễm độc huyết. Bệnh xảy ra hầu hết ở các vùng chăn nuôi lợn nái sinh sản. Bệnh có quanh năm, nhiều nhất là cuối đông sang xuân và cuối xuân sang hè, thiệt hại do bệnh gây ra không những tỷ lệ chết cao, chi phí thuốc điều trị lớn mà còn làm cho lợn còi cọc chậm lớn. Đây là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn của ngành chăn nuôi.

- Nguyên nhân: Nguyên nhân chính là do các loại vi khuẩn E.coli có hại thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobateriae chúng gồm nhiều chủng với những

đặc tính kháng nguyên khác nhau. Ngoài ra bệnh còn do một số nguyên nhân khác như: Bầu vú lợn mẹ bẩn, sữa mẹ ít làm cho lợn con gặm mút lung tung, lợn mẹ bị

viêm vú, thức ăn của lợn mẹ không đủ vệ sinh, ẩm ướt nền chuồng...

- Triệu chứng: Trong đàn có những con bỏ bú nằm một chỗ, phân lúc đầu táo sau lỏng dần và có màu vàng hoặc trắng, mùi tanh khắm. Thể trạng lợn con lông xù,

đi siêu vẹo, bụng tóp, da mất nước, sốt nhẹ. Lợn thường chết từ 5 - 7 ngày nếu không phát hiện kịp thời.

- Điều trị: Tiêm P.T.L.C + Tiêm bắp thịt hay dưới da. + Liệu trình dùng trong 3 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lợn con (5 - 10kg): 1ml/con/lần/ngày.

+ Bệnh tiêu chảy lợn con

- Nguyên nhân: chủ yếu là nhiễm khuẩn E. coli từ môi trường, từ vú mẹ khi bú hoặc từ hệ vi khuẩn đường ruột có sẵn trong ruột lợn. Khi điều kiện chăm sóc kém, thay đổi thức ăn và các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết khắc nghiệt, chuồng nuôi, vi khuẩn gây bệnh.

- Triệu chứng: Lợn kém ăn, mệt mỏi, ỉa chảy, phân có màu nâu hoặc xám xanh. Những con tiêu chảy nặng sẽ còi cọc, lông xù.

- Hộ lý: Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, giữ ấm cho lợn con. Vì bị tiêu chảy nên mất rất nhiều nước nên phải bổ sung nước, chất

điện giải đồng thời hạn chế cho ăn.

- Dùng thuốc: Thuốc Colitstin-1200

Thành phần: gói 100g chứa: Colistin sulphate: 12.000.000 UI

- Ứng dụng:

Đặc trị tiêu chảy do E.Coli và salmonella: phân trắng, phân xanh, phó thương hàn, tụ huyết trùng ở gà, vịt, lợn, bê, nghé.

- Liều lượng và cách sử dụng

Pha với nước cho uống hoặc trộn đều với thức ăn Liều lượng: 1g/10kg thể trọng/ ngày.

Liệu trình: liên tục 4-5 ngày

+ Bệnh suyễn lợn:

Là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra từ 1 đến 3 tháng tuổi.

- Là nguyên nhân: Do Mycoplasma hyopneumoiae kèm theo một số vi khuẩn kế phát thường ở thể mãn tính, tỷ lệ mắc bệnh cao.

- Triệu chứng: Ho khan kéo dài (đặc biệt là lúc đêm khuya, sáng sớm, lúc vận động), thở nhanh, thở khó, thở nhiều.

- Điều trị: sau khi xác định lợn mắc suyễn chúng tôi tiến hành điều trị như sau: Tiêm Baytril max: 1ml/13,5kg thể trọng

4.1.1.3. Công tác khác

Ngoài các công tác chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho đàn lợn và tiến hành nghiên cứu chuyên đề khoa học chúng tôi còn tham gia một số công việc sau:

- Theo dõi tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa.

- Chăm sóc và theo dõi sức khỏe đàn lợn, tham gia che chắn, vệ sinh chuồng trại, đảm bảo an toàn, sạch cho đàn lợn.

- Đỡđẻ cho lợn, cắt nanh, cắn rốn, cắt tai cho lợn.

- Thiến hoạn lợn đực không đủ tiêu chuẩn làm giống hoặc không có nhu cầu làm giống.

- Khai thác tinh dịch, kiểm tra chất lượng tinh dịch, pha chế bảo quản tinh dịch, thụ tinh trực tiếp và thụ tinh nhân tạo cho lợn nái động dục.

- Công tác đỡ đẻ, bổ sung sắt, nhỏ kháng thể E.coli, uống thuốc phòng cầu trùng, bấm số tai và thiến lợn.

- Đỡ đẻ lợn 15 ca với số lượng con sơ sinh trung bình từ 12-16 con/ nái. Trước khi đỡ đẻ, chuẩn bị khăn lau, lồng úm, đèn úm, kìm bấm nanh, panh kẹp, kéo, bông, cồn iod, xilanh, oxytocin, bột lăn...

Khi lợn đẻ dùng khăn lau sạch mũi, miệng, toàn thân. Sau đó bôi bột lăn khắp cơ thể. Dùng panh kẹp đuôi, dùng chỉ buộc rốn, cắt rốn, bấm nanh, cắt đuôi, bấm số tai theo tuần. Dùng cồn sát trùng vị trí vết cắt, cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Sau khi lợn đẻ xong ghi số liệu vào thẻ nái.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học biovet đến khả năng sinh trưởng của lợn thịt tại trại lợn ngoại xã lương sơn, thành phố thái nguyên (Trang 35 - 38)