Trong đường ruột của động vật, hệ vi sinh vật luôn luôn ổn định, đảm bảo trạng thái cân bằng cho hoạt động của đường ruột. Khi hệ vi sinh vật cân bằng thì những vi sinh vật có lợi, phần lớn là vi khuẩn Lactic chiếm 90% sẽ hoạt động hữu ích cho đường ruột. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ thì vi khuẩn có hại cạnh tranh phát triển, gây rối loạn đường tiêu hoá gây tiêu chảy.
Xuất phát từ cơ sở trên, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu tạo ra chế phẩm thuộc các dạng khác nhau từ vi khuẩn hữu ích để đưa vào đường ruột tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh vật đường ruột. Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về vấn đề này cũng
đã được công bố.
Đào Trọng Đạt và cs, 1995 [3] đã khẳng định kết quả phòng trị bệnh đường ruột và tác dụng điều tiết kích thích sinh trưởng của chế phẩm Biolactyl rất tốt.
Trần Quốc Việt và cs (2006) [13] đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic từ các loài vi khuẩn phân lập dược từ đường tiêu hoá, đã xây dựng quy trình công nghệ sản xuất và đề nghị đưa vào sản xuất thử một số sản phẩm probiotic. Trong 2 năm 2005 và 2006, (Trần Quốc Việt và cs [13]) đã thử nghiệm chế phẩm probiotic trên các đối tượng lợn và gà kết quả cho thấy chế phẩm làm tăng tỷ lệ tiêu hoá thức
ăn cao hơn 3,4 - 6% ở lợn con so với đối chứng, tốc độ sinh trưởng cao hơn 11,9%, tiêu tốn thức ăn giảm 5,3%, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy giảm 35,6%. Trên lợn thịt giai
đoạn 20-50 kg bổ sung sản phẩm probiotic vào khẩu phần làm tiêu tốn thức ăn giảm 6,4%, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy giảm 30% nhưng hiệu quả với tăng trọng chưa rõ.
có hiệu quả rõ rệt cả về khả năng tiêu hoá thức ăn (tỷ lệ tiêu hóa tăng từ 3,0 - 7,0%); tốc
độ sinh trưởng (tăng 4,7%), hiệu quả chuyển hóa thức ăn cũng tăng lên (giảm tiêu tốn thức ăn 7,6%).
Theo Lê Tuấn Hưng và cs, (2003) [4] đã nghiên cứu và sản xuất ra 2 chế
phẩm probiotic BIO I và BIO II gồm các nhóm vi khuẩn Lactobicillus, Bacillus và
nấm men Sacharomyces phối hợp với các enzyme α-amylaza và proteaza dùng trong xử lí môi trường nước nuôi tôm, cá và chế phẩm BIO I dùng trong chăn nuôi. Hiện nay, chế phẩm BIO II đã được sử dụng rộng rãi nhưng chế phẩm BIO I hiệu quả sử dụng chưa cao.
Theo Bạch Quốc Thắng và cs, (2010) [8] đã nghiên cứu và khảo sát 3 chủng
lactic (L.aciddophilus, L. Kefir, L. Sporogenes) cho thấy cả 3 chủng có khả năng sống và sinh trưởng tốt trong điều kiện pH = 4 và muối mật ở các nồng độ 0,3 – 1%,
đây chính là những chủng tiềm năng để chế tạo probiotic sử dụng cho gia súc, gia cầm phòng và điều trị hội chứng tiêu chảy.
Ta thấy những kết quả nghiên cứu về sản phẩm thay thế kháng sinh ở trên là những đóng góp rất quan trọng cho ngành chăn nuôi ở nước ta. Tuy nhiên chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm thay thế kháng sinh nhiều hơn nữa cho ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, góp phần xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm chăn nuôi an toàn.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Lợn thịt từ 2 - 5 tháng tuổi của trại lợn ngoại Hùng – Chi. - Chế phẩm Biovet do Viện Khoa học Sự sống sản xuất.