Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học biovet đến khả năng sinh trưởng của lợn thịt tại trại lợn ngoại xã lương sơn, thành phố thái nguyên (Trang 27 - 29)

Theo báo cáo của Uỷ ban sử dụng dược phẩm trong thức ăn chăn nuôi trực thuộc Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ (NRC) thì thiệt hại do lệnh cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi có thể lên tới 2,5 tỷ USD mỗi năm (Donna.U.

Vogt, 1999) [16] bởi vậy việc tìm kiếm các sản phẩm thay thế trở thành nhu cầu cấp bách.

Trong hơn 50 năm qua, nhiều loại kháng sinh đã được sử dụng như một chất kích thích sinh trưởng ở gia súc, gia cầm khi dùng ở liều nhỏ.Việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn với liều thấp được khẳng định là cải thiện một số chỉ tiêu trong chăn nuôi: Làm tăng lượng thức ăn thu nhận 2 - 6%, nâng cao mức tăng trọng 4 - 15%. (Morz, 2003) [18].

Tuy nhiên trong những năm gần đây có nhiều tài liệu đề cập tới việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đi liền với cảnh báo về sự mất an toàn thực phẩm, với sự hình thành đặc tính kháng kháng sinh ngày càng tăng ở vi khuẩn liên quan tới vật nuôi và con người. Trước tác động xấu của kháng sinh thế giới đã đang từng bước bãi bỏ, nghiêm cấm sử dụng kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi nói chung, lợn nói riêng. Trước mắt, việc bãi bỏ này gây tổn thất lớn cho chăn nuôi.

Để chuẩn bị cho việc này, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu các giải pháp thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Các giải pháp thay thế được nghiên cứu và thương mại hoá là sử dụng

probiotic, prebiotic, enzyme, axit hữu cơ...

Các công ty, doanh nghiệp dược phẩm, thức ăn chăn nuôi rất nhanh nhạy nắm bắt và nhanh chóng làm chủ công nghệ sản xuất sản phẩm thay thế kháng sinh

để giới thiệu trên thị trường. Ưu thế của các dòng sản phẩm này là các đặc tính ưu việt mà chúng mang lại: An toàn với vật nuôi và con người, ức chế được vi khuẩn gây bệnh và tăng cường khả năng miễn dịch cho gia súc cải thiện được chức năng tiêu hoá của vật nuôi, không tồn dư và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học đã được biết đến từ lâu, nhưng việc nghiên cứu hệ vi sinh vật đường ruột và sử dụng chế phẩm mới thực sự phát triển từ những năm 80 của thế kỉ 20. Những nghiên cứu phân loại và đặc điểm của quần thể vi sinh vật đường ruột ở người và động vật được tiến hành bởi Apailahtivà cs (1998) [14].

Bằng kĩ thuật phân tử các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 20 – 50% số loài vi sinh vật đường ruột ở động vật được phân lập, nuôi cấy như nguồn probiotic.

Nertherwood và cs (1999) [19] đã sử dụng kĩ thuật phân tử để nghiên cứu sự thay

đổi cấu trúc quần thể và đặc điểm sinh học của hệ vi sinh vật đường ruột dưới tác

động của probiotic. Tuy nhiên, cho đến nay những nhân tố nào góp phần tạo nên một hệ vi sinh vật cân bằng hoặc làm rối loạn sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột cũng chưa được hiểu biết đầy đủ. Đã có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của probiotic đối với hệ thống miễn dịch ở niêm mạc ruột (Schat và cs, 1991 [20]) và sự

thay đổi của niêm mạc ruột non ở vật nuôi (McCraken và cs, 2001 [17]).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học biovet đến khả năng sinh trưởng của lợn thịt tại trại lợn ngoại xã lương sơn, thành phố thái nguyên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)