Đối xử cá biệt ngay trong những pha dạy học đồng loạt

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học 10 trung học phổ thông (Trang 107 - 108)

8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

2.4.2. Đối xử cá biệt ngay trong những pha dạy học đồng loạt

Theo tư tưởng chỉ đạo, trong dạy học cần lấy trình độ phát triển chung của HS trong lớp học làm nền tảng, do đó những pha cơ bản là những pha dạy học đồng loạt. Trong lớp học có nhóm HS khá giỏi, có nhóm HS yếu kém nên khi thiết kế bài giảng, người GV phải gia công về nội dung và nhiệm vụ cho từng đối tượng HS. Cụ thể, đối với nhóm HS khá giỏi, GV giao cho các em những nhiệm vụ có tính tìm tòi, phát hiện,

106

đối với nhóm HS yếu kém thì có sự giúp đỡ chỉ bảo cụ thể, đặt câu hỏi mang tính chất trực quan hoặc có tác dụng rèn một kỹ năng nào đó. Tránh tư tưởng đồng nhất trình độ dẫn đến đồng nhất nội dung học tập cho mọi đối tượng HS. Để làm tốt nhiệm vụ này người GV cần có biện pháp phát hiện phân loại được nhóm đối tượng HS về khả năng lĩnh hội kiến thức và trình độ phát triển bằng cách giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng em. Nêu những câu hỏi khó hơn cho các em có nhận thức khá giỏi, ngược lại khuyến khích các em yếu kém bởi những câu hỏi ít đòi hỏi tư duy hơn, kèm theo những câu hỏi gợi ý hoặc câu hỏi chẻ nhỏ.

Thông thường, trong lớp học có ba nhóm đối tượng học sinh: Đối tượng học sinh yếu kém, đối tượng học sinh trung bình và đối tượng học sinh khá giỏi.

Phân hóa việc giúp đỡ, KT và ĐG HS: Đối tượng HS yếu kém cần có sự quan tâm giúp đỡ nhiều hơn của GV, các câu hỏi vấn đáp cần có gợi mở, chẻ nhỏ, còn đối tượng HS khá giỏi cũng được quan tâm song có hạn chế nhằm phát huy tối đa tính tự giác, độc lập của họ. Trong việc KT, ĐG cũng cần có sự phân hóa: ta yêu cầu cao hơn với HS khá giỏi, hạ thấp yêu cầu đối với HS yếu kém.

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học 10 trung học phổ thông (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)