8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
2.2.2. Quy trình xây dựng BTPH phần Phi kim Hóa học 10 THPT
Quy trình xây dựng BT phân hoá trong DHPH bao gồm các bước:
Bước 1. Phân tích nội dung dạy học
Nội dung dạy học phải dựa trên nội dung chương trình môn học do bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Trên cơ sở đó, phân tích nội dung SGK để xác định các đơn vị kiến thức có thể đưa vào bài học, để xây dựng hệ thống bài tập cho phù hợp.
Trong quá trình phân tích nội dung chương trình và SGK, GV nên lưu ý đến trình độ và mức độ nhận thức của HS mình dạy để có thể giảm bớt các nội dung không cần thiết trong SGK. GV cần nghiên cứu nội dung cơ bản, trọng tâm để xây dựng BT giúp HS lĩnh hội được kiến thức đầy đủ, chính xác.
57
Trong bước này, GV cần trả lời các câu hỏi sau: - Trọng tâm của bài học là gì?
- Các kiến thức liên quan đến nội dung trọng tâm?
Bước 2. Xác định mục tiêu
Từ việc phân tích nội dung, chương trình SGK của môn học, GV xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Trong bước này, GV cần trả lời các câu hỏi sau: - Bài tập giải quyết vấn đề gì?
- Bài tập giúp HS rèn luyện các kỹ năng gì ?
- Thái độ (dự kiến) của HS đối với môn học sau khi thực hiện các BT ?
Bước 3. Xác định nội dung kiến thức có thể mã hoá thành bài tập
Từ việc phân tích nội dung cơ bản, trọng tâm của SGK GV có thể phân ra từng phần kiến thức, chia nhỏ các nội dung. Trên cơ sở đó, tìm những nội dung có thể đặt được câu hỏi hoặc xây dựng thành bài tập.
Trong bước này, GV cần trả lời các câu hỏi sau:
- Nội dung nào phù hợp với năng lực nhận thức của HS ?
- Bài tập có liên hệ hữu cơ với những kiến thức đã và sẽ học hay không ? - Bài tập có thoả mãn dụng ý, phương pháp của GV không ?
Bước 4. Diễn đạt các nội dung kiến thức thành bài tập
Đây là một bước quan trọng trong dạy học phân hoá. Trong bước này, GV cần trả lời các câu hỏi sau:
- Cần ra loại bài tập gì (định tính, định lượng hay thực nghiệm, …) ? - Có phối hợp với những phương tiện khác không ?
* Kĩ thuật thiết kế câu hỏi, bài tập
Trong dạy học phân hoá, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với các đối tượng HS cần phải được biên soạn một cách công phu, khoa học. Bài tập nên diễn đạt sao cho có thể kiểm tra được nhiều lĩnh vực và phù hợp với mức độ khác nhau của HS như: Nhớ, hiểu, vận dụng…
58
Theo Tôn Thân (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 9/1992), quy trình soạn bài tập phân hoá tác động đến 3 đối tượng HS theo sơ đồ sau:
Hình 2.3. Quy trình soạn bài tập phân hóa tác động đến 3 đối tượng HS
Với quy trình xây dựng BT trên, GV có thể sáng tạo được những BT nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng và năng lực tư duy cho các đối tượng HS của mình. Từ một số bài tập có hạn trong SGK, GV có thể soạn được nhiều bài tập “nguyên mẫu” hoặc có “quan hệ gần”, “quan hệ xa” với bài tập có sẵn (về nội dung hoặc về phương pháp) phục vụ cho yêu cầu cụ thể của từng tiết học, của từng loại HS.
Việc soạn bài tập phân hoá cần được đặc biệt quan tâm trong các giờ ôn tập, giờ luyện tập bởi các giờ học đó HS phải được thực hành giải nhiều bài tập với những kiến thức đã được trang bị trong các giờ học trước đó. Để tổ chức tốt giờ học ôn tập, GV có thể thiết kế theo phương án hoạt động hoá người học thông qua việc bài tập hoá những kiến thức cơ bản. Giờ học nên thiết kế theo chùm 3 loại bài tập tương ứng với 3 loại đối tượng HS: yếu kém - trung bình – khá giỏi. Phương pháp chủ yếu là mỗi đối tượng
Kiến thức cơ bản (hoặc bài tập trong SGK)
Bài tập nguyên mẫu
Bài tập “quan hệ gần”
Bài tập “quan hệ xa”
- Vận dụng trực tiếp. - Tương tự.
- Qua 1, 2 bước trung gian. - Đặc biệt hoá.
- Qua nhiều bước trung gian. - Tổng quát hoá. HS yếu kém HS trung bình HS khá giỏi Tác động Tác động Tác động
59
HS được giao một bài tập thích hợp theo mức độ tăng dần. Bài tập được chuẩn bị theo bảng sau:
Bảng 2.1. Phân loại bài tập theo mức độ
Đối tượng
Mức độ Ghi chú Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4
HS yếu kém Bài 1.1 Bài 1. 2 Bài 1.3 Bài 1.4 HS trung bình Bài 2.1 Bài 2. 2 Bài 2.3 Bài 2.4 HS khá giỏi Bài 3.1 Bài 3. 2 Bài 3.3 Bài 3.4
Ở đây, mức độ được tăng dần từ mức 1 đến mức 4 (có thể phân bậc mịn hơn nữa). Trong đó, bài 1.4 tương đương bài 2.1, bài 2.4 tương đương bài 3.1....
Bước 5. Sắp xếp các BT thành hệ thống
Bài tập sau khi thiết kế nên sắp xếp theo một hệ thống tương ứng với lôgic nội dung hoặc theo chức năng dạy học, để sao cho khi HS trả lời lần lượt được các câu hỏi, bài tập thì sẽ lĩnh hội được toàn bộ kiến thức của bài theo tiến trình bài học. Tóm lại, quy trình thiết kế BTPH có thể được tóm tắt như sau: