1. Đặt vấn đề
4.2.4. Đánh giá chung về tiềm năng của xã Thần Sa
4.2.4.1. Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp, trang trại vườn đồi, và phát triển chăn nuôi gia súc.
- Đất đai phù hợp với nhiều loại cây như lúa, ngô, chè, cây ăn quả, và cây lâm nghiệp keo, bạch đàn, đây là điều kiện rất tốt cho phát triển vùng nguyên liệu gỗ.
- Với chế độ mưa, nhiệt và ánh sáng thuận lợi để trồng lúa nước, tạo điều kiện để nâng cao năng suất, sản lượng lương thực; tạo điều kiện cho nghề rừng phát triển.
- Mỏ vàng và mỏ đa kim có trữ lượng khá lớn nếu quản lý khai thác tốt sẽ đem lại nguòn lợi rất lớn cho địa phương.
- Cảnh quan sinh thái đặc trưng là rừng nguyên sinh với hệ thực vật, đông vật phong phú, môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú kết hợp với tinh hoa văn hóa, lịch sử của cộng đồng 4 dân tộc anh em: tầy, lùng, Hơ mông, với nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang bản sắc văn hóa độc đáo và “tính cách con người miền núi” luôn thể hiện sự “hiền hòa, hiếu khách, phóng khoáng và hào hiệp”là những sản phẩm du lịch thật sự thú vị.
- Thác Nậm Rứt và khu di chỉ khảo cổ Thần Sa, Mái a Ngườm là những điểm du lịch khá độc đáo của Thái Nguyên, có thể bổ trợ cho nhau để tạo thành một khu du lịch với nhiều loại hình du lịch sinh thái, dã ngoại, tham quan, văn hóa, nghiên cứu khoa học.
4.2.4.2. Khó khăn
-Quỹ đất để phát triển xây dựng khá hạn chế do địa hình đồi núi chiếm tỷ lệ lớn >70%), đất rừng bị tàn phá, hiện tượng lũ quét, sạt lở đất thường xảy ra trong mùa mưa lũ, gây nhiều thiệt hại về tài sản, hoa mầu, các công trình kết cấu hạ tầng gây ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân