1. Đặt vấn đề
4.1.2. Tài nguyên, khoáng sản
a. Tài nguyên rừng
Trong 9.276,74 ha rừng có:
+ Rừng đặc dụng: 5.931,90 ha + Rừng sản xuất: 3.013,24 ha
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật, động vật khá phong phú có nhiều loại gỗ quý từ nhóm II đến nhóm IV, song đến nay trữ lượng không còn nhiều. Rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp. Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu..., động vật, gồm các loại thú rừng, bò sát, chim. Hiện nay số lượng động vật đã bị suy giảm nhiều do nạn săn bắn bừa bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cư trú.
b. Tài Nguyên nước
Trong xã có sông Nghinh Tường chẩy qua và nhiều khe, suối nhỏ do đó nguồn nước mặt tương đối phong phú nhưng phân bố không đều. Qua điều tra thăm dò khảo sát thì nguồn nước ngầm tương đối phong phú, chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
c. Tài nguyên khoáng sản
Xã Thần Sa có 1 mỏ vàng tại khu vực Bản Ná, và 1 mỏ đa kim tại khu vực xóm Thượng Kim.
d.Tài nguyên nhân văn
Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất, con người của huyện Võ Nhai nói chung và Thần Sa nói riêng gắn liền với lịch sử hoàn thành và phát triển của tỉnh và của dân tộc Việt Nam. Trên địa bàn xã có 2699 nhân khẩu và 596 hộ, gồm các dân tộc , Tày, Nùng, Dao, H.mong.Thần Sa được biết đến là nơi sinh sống của người việt cổ, với địa danh Mái Đá Ngườm là một di chỉ quan trọng bậc nhất của khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa với 4 địa tầng văn hóa khảo cổ, trong đó tầng thứ tư tiêu biểu cho trung kỳ Thời đại đá cũ . Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng các dân tộc anh em với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Người dân trong xã có truyền thống cách mạng , cần cù,chịu khó, có kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm sản xuất, cùng với sự hiếu
học đã góp phần sử dụng ngày càng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là việc sử dụng tài nguyên đất cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Với bản sắc đó, Thần Sađã góp phần tạo nên những truyền thống và những nét đẹp văn hóa chung cho huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.