Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG cơ sở hạ TẦNG và xây DỰNG PHƯƠNG án QUY HOẠCH THEO bộ TIÊU CHÍ QUỐC GIA về NÔNG THÔN mới tại xã THẦN SA , HUYỆN võ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 2011 2015 (Trang 37)

1. Đặt vấn đề

3.4.Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

+ Thông tin thứ cấp:

Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết có liên quan đến kinh tế hộ.

Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND xã, huyện, phòng tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp, thu thập từ các báo cáo, tạp chí, Tổng hợp từ internet…

+ Thông tin sơ cấp:

Phương pháp quan sát: Là phương pháp qua quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.

Phỏng vấn bán cấu trúc: Là phương pháp phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi đã được xây dựng sẵn, nhằm tìm hiểu thu nhập và mức sống của người dân tại địa bàn. Những chính sách của nhà nước đã và đang thực hiện tác động đến đời sống của người dân, những thuận lợi và khó khăn khi thục hiện các chính sách đó.

- Phương pháp phân tích thông tin, số liệu

Lấy ý kiến của các cán bộ thôn, xã và của nông dân thông qua thảo luận nhóm về tình hình thực hiện các tiêu chí NTM tại xã. Như: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư.

- Phương pháp điều tra dã ngoại bổ sung

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được trong các phòng ban, phát hiện những vấn đề không rõ và sai khác ta tiến hành điều tra dã ngoại bổ sung nhằm thống nhất các tài liệu số liệu đã thu thập được. Phát hiện và bổ sung những thiếu sót, những chênh lệch giữa thực tế và tài liệu thu thập.

- Phương pháp thống kê và tổng hợp số liệu

Các tài liệu, số liệu được thống kê theo hệ thống các bảng biểu có liên quan tới đề tài nghiên cứu nhằm giúp việc nghiên cứu đạt kết quả tốt. Đồng thời có thể tiến hành các công tác nội nghiệp nhằm xử lý,chuyển đổi các số liệu từ phức tạp sang đơn giản tổng quát.

- Phương pháp xử lý số liệu

Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Các tài liệu, số liệu đã thu thập đòi hỏi cần chọn lọc loại bỏ những yếu tố không cần thiết, lấy các số liệu hợp lý, có cơ sở khoa học và đúng với tình hình thực tế địa phương.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nhân lực của xã

4.1.1. Đặc kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thần Sa là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Võ Nhai, nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai cách trung tâm huyện khoảng 36Km, với diện tích đất tự nhiên là 10.262,46 ha ,có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. - Phía Tây giáp xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ.

-Phía Nam giáp xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ vàxã Cúc Đường - Phía Đông giáp xã Thượng Nung và xã Sảng Mộc.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Xã có địa hình chủ yếu là đồi núi, với nhiều dẫy núi cao chạy dọc theo hướng đông tây, cùng với hệ thống sông suối phức tạp tạo ra địa hình chia cắt mạnh, rất phức tạp, gây khó khăn cho việc điều hành, quản lý, khai thác và vận hành các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất, các công trình giao thông. Cao độ địa hình thay đổi rất mạnh diện tích phân bố theo cao độ được thống kê như sau:

Bảng 4.1. Thống kê diện tích đất theo độ cao

Khu vực Đồi núi Sườn đồi Thung lũng

Độ cao (m) 200-700 100-200 50-100

Diện tích (ha) 6670 2463 1129

Tỷ lệ (%) 65% 24% 11%

Vùng đồi núi là khu vực cao đất đồi phù hợp cho việc phát triến các loại cây công nghiệp, cây chè, các loại cây lâm nghiệp, kinh tế vườn đồi, ít thuận lợi cho xây dựng

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nhiệt độ cao vừa phải, tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.

Nhiệt độ cao nhất: 38-400 c. Nhiệt độ thấp nhấ :0-3o

c Biên độ nhiệt độ ngày:7-8 0

c

Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6 nhiệt độ trung bình là: 28,9 °C

Tháng có nhiệt độ thấp trong năm là tháng 1 nhiệt độ trung bình là: 15,2 °C Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau.

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.

b. Thủy văn

+ Thần Sa là khu vực ít chịu ảnh hưởng của gió bão, địa hình đồi, núi thoải, dân cư sinh sống tập trung tại các thung lũng, trên địa bàn xã chỉ có các hệ thống suối nhỏ, do vậy ít có nguy cơ xẩy ra thiên tai, lụt bão.

4.1.2. Tài nguyên, khoáng sản a. Tài nguyên rừng a. Tài nguyên rừng

Trong 9.276,74 ha rừng có:

+ Rừng đặc dụng: 5.931,90 ha + Rừng sản xuất: 3.013,24 ha

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật, động vật khá phong phú có nhiều loại gỗ quý từ nhóm II đến nhóm IV, song đến nay trữ lượng không còn nhiều. Rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp. Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu..., động vật, gồm các loại thú rừng, bò sát, chim. Hiện nay số lượng động vật đã bị suy giảm nhiều do nạn săn bắn bừa bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cư trú.

b. Tài Nguyên nước

Trong xã có sông Nghinh Tường chẩy qua và nhiều khe, suối nhỏ do đó nguồn nước mặt tương đối phong phú nhưng phân bố không đều. Qua điều tra thăm dò khảo sát thì nguồn nước ngầm tương đối phong phú, chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

c. Tài nguyên khoáng sản

Xã Thần Sa có 1 mỏ vàng tại khu vực Bản Ná, và 1 mỏ đa kim tại khu vực xóm Thượng Kim.

d.Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất, con người của huyện Võ Nhai nói chung và Thần Sa nói riêng gắn liền với lịch sử hoàn thành và phát triển của tỉnh và của dân tộc Việt Nam. Trên địa bàn xã có 2699 nhân khẩu và 596 hộ, gồm các dân tộc , Tày, Nùng, Dao, H.mong.Thần Sa được biết đến là nơi sinh sống của người việt cổ, với địa danh Mái Đá Ngườm là một di chỉ quan trọng bậc nhất của khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa với 4 địa tầng văn hóa khảo cổ, trong đó tầng thứ tư tiêu biểu cho trung kỳ Thời đại đá cũ . Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng các dân tộc anh em với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Người dân trong xã có truyền thống cách mạng , cần cù,chịu khó, có kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm sản xuất, cùng với sự hiếu

học đã góp phần sử dụng ngày càng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là việc sử dụng tài nguyên đất cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Với bản sắc đó, Thần Sađã góp phần tạo nên những truyền thống và những nét đẹp văn hóa chung cho huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

4.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội

4.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Cơ cấu kinh tế của xã là : Nông, lâm nghiệp - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ.

Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp.

Thu nhập bình quân/người/năm đạt > 10.000.000 đồng. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao 38,15 %

Ngành nghề sản xuất chính của nhân dân trong xã là sản xuất nông, lâm nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn giá trị sản xuất trong nền kinh tế. Các ngành nghề khác như: làm mộc, chế biến gỗ, dịch vụ sửa chữa, dịch vụ du lịch, thương mại còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế.

4.2.1.1. Sản xuất nông nghiệp:

UBND Xã đã tổ chức triển khai thực hiện lập thủ tục hồ sơ diện tích lúa ,ngô cho bà con nhân dân trên địa bàn xã,vụ xuân và vụ mùa 2014 cụ thể :Tổng diện tích được hỗ trợ :117,9ha về giống lúa các loại: 39.6ha chủ yếu các loại giống HT9 ,LC25 ,VL20 ,TH3-3 , Nhị Ưu 838, SYN6….Giống ngô các loại được hỗ trợ là :78.3ha chủ yếu là các giống NK66, LVN99, CP999, CP888, NK4300, NK664…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong năm 2014 thời tiết thuận lợi phục vụ cho sản xuất nông ngiệp tuy nhiên một số diện tích cach tác cây trồng ở xóm trung sơn và kim sơn bị ảnh

hưởng nguồn nước ô nhiễm do công ty Thăng long xả thải nên khó khăn trong việc bơm nước tưới tiêu cho sản xuất vụ mùa, xong bà con đã chủ động khắc phục cho phát triển sản xuất.

Tình hình dịch hại diễn biến phức tạp như một số diện tích lúa bị: rầy nâu,sâu cuốn lá, bọ xít đen , bệnh đạo ôn, khô vằn. Nhưng nhờ làm tốt công tác điều tra phát triển, dự tính dự báo và tổ chức phòng trừ tốt nên đã khống chế dịch hại không để lan ra diện rộng.

Năm 2014 ,toàn xã gieo trồng được 160,8 ha lúa (tăng 1,5 ha so với năm 2013) năng suất đạt 50 tạ/ha =804 tấn đạt 136,9% KH năm, so với cùng kỳ 2013 giảm 8,4 tấn . /Diện tích ngô 146,4ha (giamr19,4ha so với năm 2013) năng suất đạt 39 tạ/ha =570 tấn đạt 91,4% KH năm. Lạc vỏ là 20,35 ha, năng suất đạt 15 tạ/ha =305,25 tạ =30,5 tấn đạt 84,7%, Diện tích chè cho thu hoạch là 36,2 ha, năng suất chè búp tươi ước đạt 4,8 tấn/ha = 157,9 tấn đạt 143,5% KH năm. Diện tích trồng sắn là 8 ha đạt 80% KH năm. Diện tích trồng chè mới là 4 ha đạt 100% kế hoạch giao.

UBND Xã đã phối hợp với trạm khuyến nông võ nhai thực hiện mô hình khuyến nông thâm canh tăng vụ trên địa bàn xã quy mô 10ha với 42 hộ tham gia thực hiện trên địa bàn 2 xóm : Trung Sơn và Kim Sơn, thực hiện sản suất 2 vụ lúa 01 vụ đông. Vụ xuân trồng lúa lai LC25 , vụ mùa trồng giống lúa thuần HT9 , vụ đông trồng giống bí đỏ hạt đậu lai F1 868. Mô hình sản xuất thâm canh tăng vụ đã giúp cho bà con nhân dân trên địa bàn xã phát triển sẩn xuất và thay đổi tập quán so với trước, với 02 vụ chuyển sang sản xuất 03 vụ.

4.2.1.2 chăn nuôi

Đàn gia súc, gia cầm phát triển tương đối ổn định , không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Theo thống kê tổng đàn Trâu có 448 con đạt 99,6% KH năm, tổng đàn Bò có 115 con đạt 115% KH năm , tổng đàn Lợn có 1.330 con đạt 95% KH năm , tổng đàn Gà có 15.510 con đạt 97% KH năm, tổng đàn

Dê có 1039 con đạt 104% KH năm, tổng đàn ngựa có 19 con. Sản lượng thủy sản khai thác 3,2 tấn đạt 64% KH năm.

4.2.1.3. Sản xuất lâm nghiệp

Toàn xã trồng được 99,4 ha rừng tập trung, đạt 133,4% so với kế hoạch. Đã khai thác được 1.850 m3 gỗ rừng trồng và vườn nhà.

Trong năm toàn xã đã trồng được 9,3 ha chè, đạt 155% kế hoạch.

4.2.1.4. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Hiện nay, xã có 01 hợp tác xã sản xuất chè , 01 cơ sở sản xuất gạch xi măng - bột đá, 01 cơ sở sản xuất đồ mộc thành phẩm, 03 cơ sở may mặc quy mô hộ gia đình, 09 cơ sở xay sát gạo. Trong những năm qua, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã từng bước phát triển tạo ra những sản phẩm thiết thực có phục vụ nhân dân địa phương và vùng lân cận.

4.2.1.5. Du lịch, dịch vụ

Trên địa bàn xã có khu di tích lịch sử di chỉ MÁI ĐÁ NGƯỜM cùng hệ thống các hang động đá vôi hùng vĩ nhưng còn nhiều nét hoang sơ. Ngành dịch vụ thương mại đang từng bước phát triển với nhiều hình thức đa dạng đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt và đời sống của nhân dân trong xã với các ngành hàng như: cung ứng vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng , kinh doanh nông sản. [1]

4.2.2. Dân số và lao động

4.2.2.1. Dân số

Xã Thần Sa gồm 9 xóm, tổng dân số là 2631 người.

Dân tộc: Trên địa bàn xã có 4 dân tộc anh em cùng chung sống là: Tày, Dao, H.mong, dân tộc khác ,Trong đó, dân tộc tày chiếm tỷ lệ cao nhất ( 63,5%), tiếp theo là dân tộc dao chiếm (28,3%), dân tộc H.mong chiếm (7,5%), còn lại là dân tộc khác.

Dân cư trên địa bàn xã phân bố không đồng đều mà chủ yếu là tập trung ở 2 xóm nằm ở trung tâm UBND Xã. Xã có 02 xóm nằm trong vùng sâu xa là Tân Kim và Hạ Kim.

Bảng 4.2 Hiện trạng dân số năm 2014 của xã Thần Sa TT Tên xóm Tổng Số hộ Hộ nông nghiệp Hộ phi NN Dân tộc Kinh Dân tộc ít người Số nhân khẩu 1 Hạ kim 33 31 2 7 150 157 2 Trung Sơn 102 98 4 21 430 451 3 Ngọc Sơn I 54 53 1 5 238 243 4 Kim Sơn 78 73 5 16 398 414 5 Xuyên Sơn 90 90 0 4 369 373 6 Ngọc Sơn II 46 45 1 2 190 192 7 Tân Kim 66 64 2 0 314 314 8 Hạ Sơn Tày 35 35 0 2 141 143 9 Hạ Sơn Dao 75 66 9 14 330 344 Tổng 579 555 24 69 2560 2631 (Nguồn: UBND xã Thần Sa) 4.2.2.2. Lao động

Xã Thần Sa có lực lượng lao động ở mức trung bình với 1790 lao động trong độ tuổi, chiếm 68,03% tổng số nhân khẩu.

Cơ cấu lao động chính của các hộ gia đình đa phần là lao động nông nghiệp (chiếm 75%), kinh doanh và dịch vụ thương mại (chiếm 10%), tiếp đến là cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước (chiếm 5%), còn lại các hộ sản xuất, kinh doanh công nghiệp - xây dựng (chiếm 10%). Trình độ dân trí, đời sống vật chất và văn hoá được đánh giá ở mức trung bình so với toàn huyện.

Vấn đề việc làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn do đất sản xuất bị thu hẹp, các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn không nhiều,trình độ dân trí chưa cao, chưa đảm bảo đủ việc làm cho người lao động.

4.2.3. Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất theo ranh giới hành chính có 10.262,46ha, được phân bố khá đồng đều ở các thôn đến nay hầu hết diện tích đất của xã đã được sử dụng vào các mục đích khác nhau, còn khoảng 416,97 ha đất chưa sử dụng.

Bảng 4..3 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Thần Sa

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) I Tổng diện tích đất tự nhiên 0.262,46 1 Đất nông nghiệp NNP 698,17 94,50% 1.1 Đất lúa nước DLN 95,25 0,93%

* Trong đó đất chuyên trồng lúa nước LUC 25,00 0,24%

1.2 Đất trồng lúa nương LUN 23,12 0,23% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3 Đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi COC 2,00 0,02% 1.4 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 176,75 1,72% 1.5 Đất trồng cây lâu năm CLN 120,12 1,17% 1.6 Đất rừng phòng hộ RPH 331,60 3,23% 1.7 Đất rừng đặc dụng RDD 931,90 57,80% 1.8 Đất rừng sản xuất RSX 013,24 29,36% 1.9 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 19 0,04% 1.10 Đất làm muối LMU - 0,00% 1.11 Đất nông nghiệp khác NKH - 0,00%

( Nguồn: UBND xã Thần Sa)

* Nhận xét đánh giá sử dụng đất.

- Các công trình công cộng trong xã cơ bản đầy đủ nhưng các công trình đều được xây dựng đã lâu nên hiệu quả khai thác kém.

- Mạng lưới các công trình giáo dục của xã được phân bố đồng đều khá lợi cho việc đi lại học tập của các cháu trong xã, tuy vậy các công trình đều đã cũ khả năng khai thác kém.

- Giao thông tuy đầy đủ nhưng chất lượng kém, đường thôn, xóm chủ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG cơ sở hạ TẦNG và xây DỰNG PHƯƠNG án QUY HOẠCH THEO bộ TIÊU CHÍ QUỐC GIA về NÔNG THÔN mới tại xã THẦN SA , HUYỆN võ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI đoạn 2011 2015 (Trang 37)