BLDS, Điều 601, khoản 1 Trong thực tiễn xét xử, cũng có khi Tòa án đã không xem xét đến điều khoản này Thực vậy, trong một số tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá vô hiệu, Tòa án không xem xét đến khoản lợ

Một phần của tài liệu Tài liệu lý thuyết pháp luật về hợp đồng (Trang 28 - 29)

Thực vậy, trong một số tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá vô hiệu, Tòa án không xem xét đến khoản lợi nhuận mà bên có nghĩa vụ hoàn trả đã khai thác đợc từ tài sản hoàn trả, dù bên này có lỗi. (Trích bài phát biểu của Công ty ôtô Việt Nam-Daewoo tại Hội thảo về xử lý hợp đồng vô hiệu ngày 28 tháng 2 năm 2003 do Báo Diễn đàn doanh nghiệp và Câu lạc bộ luật gia Việt Đức tổ chức tại Hà Nội (Trích từ tài liệu hội thảo).

Tr

ờng hợp vật tăng thêm giá trị do công sức của ng ời có nghĩa vụ hoàn trả:

Thực tiễn xét xử Việt Nam từ nhiều năm nay cho rằng trờng hợp vật tăng thêm giá trị do công sức của ngời có nghĩa vụ hoàn trả đợc tính vào thiệt hại mà một bên có thể yêu cầu thanh toán100.

4.2.4.1.2 Hoàn trả tơng đơng

(i) Định giá nghĩa vụ đã thực hiện (giao vật, làm hoặc không làm một việc)

Hợp đồng vô hiệu bị coi là không tồn tại, vì vậy, một cách lôgíc, các điều khoản thoả thuận giữa hai bên không thể đợc sử dụng để định giá tài sản hoặc công việc đã thực hiện. Vấn đề nan giải nhất là xác định thời điểm định giá. Nguyên tắc hiệu lực trở về trớc của hợp đồng vô hiệu dẫn đến hệ quả là việc định giá phải đợc thực hiện vào ngày giao kết hợp đồng. Nếu vậy, nhiều khi sẽ gây thiệt thòi cho ngời nhận vì phải chịu trợt giá. Một chiếc xe ôtô vào thời điểm giao kết trị giá 200.000.000 đ, vào thời điểm hoàn trả trị giá 250.000.000 đ. Vậy một cách công bằng, nếu xe đã h hỏng hoặc mất thì ng- ời mua phải hoàn trả số tiền đủ để mua đợc chiếc xe tơng tự, nghĩa là 250.000.000 đồng, tức là đền bù đủ giá trị chiếc xe vào thời điểm hoàn trả. Đó chính là việc áp dụng thuyết “nợ giá trị”101 cho các nghĩa vụ ngoài nghĩa vụ trả tiền. Nếu áp dụng thuyết này thì giả sử tài sản giảm giá so với thời điểm bán thì ngời có nghĩa vụ hoàn trả cũng chỉ phải hoàn trả số tiền đủ để mua tài sản đó vào thời điểm hoàn trả mà thôi. Thiệt thòi xảy ra sẽ đợc giải quyết thông qua cơ chế bồi thờng.

(ii) Tài sản bị mất do sự kiện bất khả kháng

Điều 302 khoản 2 BLDS quy định: “Trong trờng hợp ngời có nghĩa vụ không thể thực hiện đợc nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trờng hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Đặt trong bối cảnh một hợp đồng mua bán bị vô hiệu, nếu tài sản bị mất do sự kiện bất khả kháng, ngời bán không phải trả lại tài sản cho ngời mua, nhng ngời bán liệu có phải hoàn trả tiền mà bên mua đã trả không ? Nói cách khác, ai phải chịu thiệt thòi về việc mất tài sản? Câu hỏi này gắn liền với lý thuyết về sự rủi ro. Một nguyên tắc cơ bản trong dân luật là chủ sở hữu phải chịu rủi ro đối với tài sản của mình (“res perit domino”). Nếu theo thuyết này, ngời mua phải chịu thiệt thòi mất tài sản và phải hoàn giá cho bên bán vì theo luật một số nớc, về nguyên tắc, ngời mua trở thành sở hữu chủ khi hợp đồng có hiệu lực ngay cả khi cha giao vật102. áp dụng thuyết này sẽ dẫn tới bất hợp lý là ngời mua tuy bị coi là chủ sở hữu nhng lại chịu rủi ro khi không chiếm hữu, quản lý vật. Vì vậy, trong các giao dịch chuyển quyền sở hữu, luật pháp một số nớc áp dụng ngoại lệ ngời có nghiã vụ giao vật phải chịu rủi ro cho đến khi giao vật cho chủ sở hữu (“res perit debitori”)103.

Về vấn đề này, nhà làm luật Việt Nam chủ trơng thuyết res perit domino. Điều 166 BLDS quy định chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu huỷ hoặc bị h hỏng do sự kiện bất khả kháng, trừ trờng hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Điều 440 BLDS quy định về chuyển dịch rủi ro trong các giao dịch chuyển quyền sở

100 Xem Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC (NQ

04/20030NQ-HĐTP) hớng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình.

101 Tạm dịch từ “dette de valeur”, xem J. Baudouin, Bài đã dẫn, chú thích số 92, no 35, trang 25-26.

Một phần của tài liệu Tài liệu lý thuyết pháp luật về hợp đồng (Trang 28 - 29)