Ông Eric Coull, Giám đốc Tổ chức WWF đ∙ trình bày một số kinh nghiệm giúp tăng cường hiệu quả các dự án BTPT. Mở đầu bằng một số vấn đề nổi cộm và các mục tiêu nhằm khắc phục các vấn đề, ông Coull đ∙ đưa ra một số kiến nghị có giá trị nhằm đảm bảo thành công cho các dự án BTPT ở Việt Nam, đặc biệt là công tác đào tạo tại các hiện trường thí điểm và hỗ trợ cho các dự án BTPT.
Xác định những khoảng trống của BTPT
Thiếu phối hợp và chia sẻ thông tin giữa chính phủ các nhà tài trợ, quốc tế và tổ chức NGO tham gia vào các chương trình bảo tồn và phát triển. Thiếu năng lực chuyên môn của các bên liên quan tham gia BTPT. Ngoài ra, nhận thức về vai trò các cộng đồng địa phương trong quản lý bảo tồn và ý nghĩa kết hợp bảo tồn với phát triển còn hạn chế.
Các mục tiêu và mục đích
Để khắc phục các khoảng trống trên, chương trình hỗ trợ BTPT xây dựng mục đích sau: Tăng cường xây dựng và thực hiện hiệu quả các dự án BTPT ở Việt Nam nhằm đạt được các thành công lớn hơn trong phát triển bảo tồn và nâng cao đời sống kinh tế x∙ hội của các cộng đồng địa phương sống tại khu vực bên trong và xung quanh các khu bảo tồn. Nhằm đạt được mục đích trên, ba mục tiêu trước mắt đ∙ được xây dựng là:
• nhận thức và xác định các khó khăn hiện nay, các giải pháp thực hiện dự án BTPT ở Việt Nam;
• hợp tác, tăng cường chia sẻ thông tin, tham gia đầy đủ vào công tác hoạch định chính sách và xây dựng quyết định giữa các bên liên quan thông qua thiết lập các nhóm công tác về BTPT; và
• tăng cường năng lực các bên liên quan về nhận thức, xây dựng và thực hiện các dự án BTPT.
Gần đây, WWF đ∙ quyết định thay đổi Dự án Tăng cường Năng lực BTPT thành Chương trình Hỗ trợ BTPT. Một đề xuất đang được xây dựng (kể từ hội thảo năm 1997 hoặc trước đó) nhưng còn nhiều việc cần phải làm nhằm nâng cao hiệu quả các công việc mà chúng tôi đạt được năm ngoái. Một đề cương khái niệm và các thay đổi đ∙ diễn ra được xây dựng sau đó. Hội thảo này chính là dịp chúng ta có được cơ hội cải thiện các kết quả đạt được.
Thay đổi các mục tiêu
Mục tiêu 1 ban đầu là nhận thức và xác định các vấn đề hiện tại cùng các giải pháp để
Mục tiêu 1 sau đó được sửa đổi là: nhận thức và xác định các vấn đề hiện tại cùng các giải pháp để thực hiện thành công các dự án BTPT ở Việt Nam và lựa chọn một hiện trường thí điểm bắt đầu cho chương trình hỗ trợ BTPT.
Mục tiêu 2 ban đầu là phối hợp và tăng cường chia sẻ thông tin và tham gia đầy đủ
vào xây dựng chính sách/quyết định giữa các bên liên quan bằng cách thiết lập các nhóm công tác BTPT.
Mục tiêu 2 sau đó được sửa đổi là: phối hợp và tăng cường chia sẻ thông tin và tham gia đầy đủ vào xây dựng chính sách/quyết định giữa các bên liên quan tại hiện trường điểm bằng cách thiết lập các nhóm công tác BTPT.
Mục tiêu 3 ban đầu là tăng cường năng lực các bên liên quan nhằm nhận thức, xây
dựng và thực hiện các dự án BTPT.
Mục tiêu 3 sau đó được sửa đổi là: tăng cường năng lực các bên liên quan nhằm nhận
thức, phát triển và thực hiện các dự án BTPT tại hiện trường thí điểm.
Bằng cách nào?
• Bằng cách hỗ trợ trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các dự án BTPT hiện nay
• Hỗ trợ thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên tham gia thực hiện các dự án BTPT
Những vấn đề cần lưu ý:
Như đ∙ nêu trên đây, Dự án Tăng cường Năng lực BTPT đ∙ được đổi thành Chương trình Hỗ trợ BTPT. Chương trình được xây dựng nhằm hỗ trợ cho các dự án BTPT hiện tại và tương lai.
Quan hệ đối tác:
Vấn đề tìm đối tác là một trong những nội dung được nêu ra tại Hội nghị WWF tháng 11 năm 1999 và khẳng định cần phải phối hợp với các tổ chức phi chính phủ (NGO). Một mình tổ chức WWF không thể triển khai được tất cả các hoạt động. Lúc đầu chúng tôi chủ trương tự đảm nhiệm các hoạt động. Tại hội nghị này, chúng tôi đ∙ thống nhất cần phối hợp với các tổ chức phi chính phủ trong quá trình thiết kế/thực hiện các Chương trình hỗ trợ BTPT bên cạnh phối hợp với đối tác Chính phủ.
Trạng thái sẵn sàng các hoạt động:
Qua các báo cáo trình bày tại ngày đầu của hội thảo, điều rõ ràng là các khu bảo tồn vẫn chưa sẵn sàng cho các dự án BTPT. Vấn đề này cần phải được lưu ý. Các hỗ trợ quản lý thường được coi là yêu cầu đầu tiên để xây dựng một dự án BTPT.
Hoạt động sắp tới:
Tiếp nhận tất cả các tài liệu hội thảo và áp dụng vào điều kiện hiện tại của chúng ta. Đây là dịp chúng ta cùng phối hợp hoạt động nhằm đáp ứng, có thể không phải là tất cả, một số nhu cầu đ∙ được xác định. Chúng ta hy vọng bà Sejal có kế hoạch giúp tư vấn thiết kế và thực hiện các hoạt động dự án. Chúng ta đồng ý với bà Sejal rằng không nên từ bỏ các dự án BTPT. Điều đó không phải là một phương thức mà là một vấn đề. Việc
gắn kết hoạt động bảo tồn với phát triển cộng đồng là một nhiệm vụ lớn. Hy vọng các hoạt động mà chúng ta đang triển khai sẽ ngày càng được tăng cường hơn nữa.