Phân tích của chuyên gia quốc tế về BTPT

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo bài học kinh nghiệm các dự án kết hợp bảo tồn với phát triển pdf (Trang 34)

Do bà Sajel Worah trình bày

Sau khi xem xét bốn báo cáo BTPT và đánh giá hoạt động BTPT thông qua các đợt công tác hiện trường và các phiếu thăm dò, bà Sajel Worah chia sẻ kinh nghiệm trên góc độ quốc tế. Các kinh nghiệm và ý kiến của bà có nội dung độc đáo, mang tính tập trung khái quát cao so với các kinh nghiệm của chuyên gia chỉ công tác ở Việt Nam.

Đối với các hoạt động BTPT được đề cập từ trước tới nay, bà Worah bổ xung bằng cách đưa ra một loạt các vấn đề. Về khía cạnh thể chế và pháp lý, bà nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc không chỉ chú ý ở cấp độ vuờn quốc gia mà cần có cả cái nhìn vào bức tranh tổng quát hơn. Bà cho rằng Việt Nam đang ở vào một vị trí rất thuận lợi do tiến trình cải cách chính sách ở nước này đang diễn ra rất năng động. Đây đang là một vấn đề khó đối với hầu hết các nước trên thế giới.

Về vấn đề cùng tham gia của các bên liên quan, bà Sajel Worah nêu vướng mắc trong khâu xin chính phủ phê duyệt dự án (qua đó quản lý đồng tiền) trong lúc thiếu sự hỗ trợ cần thiết cho sự tham gia đích thực của các bên liên quan. Chúng ta cần giải quyết vấn đề này như thế nào? Về các khuyến khích hoặc làm thế nào để động viên người dân có hành vi tốt hơn, bà nhấn mạnh đây không chỉ là khuyến khích về kinh tế đơn thuần. Điều quan trọng là cần đưa ra một số khuyến khích, như liên quan đến vấn đề giao khoán rừng và đất rừng. Những biện pháp này quan trọng nhưng rất khó thực hiện trong nhiều nước trên thế giới. Nói chung, chúng ta cần tạo ra sự cân bằng, hài hoà trong khuyến khích.

Thiết kế dự án BTPT đòi hỏi hiểu biết nhiều về những vấn đề thường rất phức tạp. Tuy nhiên, các nhà tài trợ dần dần cũng linh hoạt hơn, thường cho phép giai đoạn thiết kế các dự án này kéo dài hai năm. Cần có sự rõ ràng trong các hoạt động ngắn hạn và có tầm nhìn dài hạn. Đối với vấn đề quan hệ đối tác và phối hợp, việc xây dựng một kế hoạch hoặc chương trình nghị sự chung giữa các bên liên quan là một việc làm khó.

Công tác tăng cường năng lực cán bộ đang được chú ý hơn. Tăng cường năng lực cần áp dụng cho tất cả các cấp, từ giám đốc vườn quốc gia đến các nhà ra quyết định/chính sách. Đối với vấn đề nâng cao nhận thức, nên hiểu rằng đây không chỉ là vấn đề địa phương. Trong thực tế, điều đó còn có ý nghĩa hơn ngay cả đối với các nhà hoạch định chính sách. Ví dụ, ngày nay chúng ta càng nhận thức tầm quan trọng trong thảo luận các vấn đề kinh tế bảo tồn tài nguyên thiên nhiên/đa dạng sinh học với các nhà ra quyết định. Sẽ đạt được lợi ích kinh tế gì nếu ta biến một khu bảo tồn thành đất canh tác cho trang trại? Trường hợp như vậy đ∙ đơn giản hoá giá trị kinh tế các khu bảo tồn nhằm tạo ra các dữ liệu kinh tế về các ưu điểm và nhược điểm trong việc đưa ra một quyết định cụ thể. Còn nhiều việc phải làm xung quanh vấn đề này. Cuối cùng, điều quan trọng là cần đánh giá qui mô các hoạt động của chúng ta. Chúng ta cần thoát ly cách “ suy nghĩ thiển cận” mà nhìn vào một bức tranh rộng lớn hơn và cần có những hoạt động vượt trên tầm các khu bảo tồn (vấn đề nông dân, các cộng đồng địa phương) và bắt đầu ở cấp độ chính sách.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo bài học kinh nghiệm các dự án kết hợp bảo tồn với phát triển pdf (Trang 34)