nhu cầu về gỗ xây dựng nhà ở và củi nhiên liệu cho đồng bào các dân tộc thiểu số. 5. Các hoạt động chưa trực tiếp hướng tới các nhóm dân cư sống phụ thuộc nhiều vào
tài nguyên rừng.
5.5 Năng lực quản lý (kể cả các thách thức)
1. Các dự án BTPT được thực hiện tại các khu vực miền núi hẻo lánh nơi người dân phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, nhận thức thấp về công tác bảo tồn, thiếu cơ sở hạ tầng và điều kiện đi lại v.v... Những người dân ở đây thường đặt nhiều niềm tin vào đầu tư của dự án. Tuy nhiên, niềm tin như vậy thường không được củng cố. 2. Dự án BTPT được thực hiện trong môi trường chính sách thiếu nhất quán/không
thực tế đặc biệt trong các vấn đề như giao khoán đất đai, qui hoạch sử dụng đất và các chính sách khác.
3. Các vấn đề BTPT còn mới, thiếu kinh nghiệm và năng lực thực hiện lồng ghép bảo tồn với phát triển.
4. Năng lực cán bộ kém, đặc biệt là cán bộ hiện trường cả về tiếng Anh và vi tính. 5. Thiếu các điều tra về bảo tồn để thiết lập phưong thức sử dụng tài nguyên và đa
dạng sinh học hợp lý.
6. Thiếu cơ chế phối hợp giữa các bên đối tác.
5.6 Đánh giá tác động bảo tồn
1. Các hoạt động bảo tồn chưa được ưu tiên đúng mức nhằm tìm ra các giải pháp thay thế thích hợp để khắc phục các mâu thuẫn trong quản lý liên quan đến sử dụng tài nguyên rừng.
3. Các dự án thiếu cơ sở làm giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng do sự gia tăng trong cung cấp hỗ trợ kinh tế x∙ hội. Tuy nhiên, giả thuyết này đ∙ trở thành chiến lược trung tâm nhằm tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn thông qua phát triển đời sống kinh tế trong nhiều dự án.
4. Vẫn chưa có hệ thống giám sát sinh học hợp lý liên quan đến các thay đổi cảnh quan, thay đổi loài và thay đổi trong tập quán sử dụng tài nguyên v.v...