Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình luận văn ths (Trang 109 - 123)

Để khắc phục những tồn tại, yếu kém trong quản lý các dự án đầu tƣ sử dụng vốn NSNN, ngoài những giải pháp trong quản lý dự án, thì việc tăng cƣờng lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nƣớc và quyền làm chủ của nhân dân cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng và mang tính định hƣớng rõ rệt.

4.2.7.1. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân, đặc biệt là người đứng đầu đơn vị, địa phương trong thực hiện công tác phòng, chống thất thoát, lãng phí nguồn vốn NSNN trong đầu tư XDCB

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền phổ biến, các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, xác định công tác phòng, chống thất thoát, lãng phí trong vốn đầu tƣ XDCB là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa thƣờng xuyên, lâu dài.

- Tăng cƣờng quản lý việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và quan hệ xã hội của đảng viên, cán bộ, công chức; thƣờng xuyên giáo dục, nhắc nhở, kiểm tra và kịp thời xử lý những trƣờng hợp có dấu hiệu vi phạm. Đƣa nội dung phòng, chống thất thoát, lãng phí vào tiêu chuẩn phân tích chất lƣợng tổ chức Đảng và đảng viên hàng năm. Thực hiện có hiệu quả cơ chế chất vấn trong sinh hoạt Đảng.

- Lãnh đạo phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị- xã hội. Chỉ đạo sơ kết rút kinh nghiệm để nâng cao chất lƣợng thực hiện chủ trƣơng cán bộ chủ chốt phƣờng - xã, thị trấn tự phê bình và phê bình trƣớc hội nghị nhân dân do UBMTTQ tổ chức.

4.2.7.2. Công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư XDCB

Kiện toàn tổ chức, đổi mới phƣơng thức hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, theo hƣớng tinh gọn, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân; thực hiện tốt công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bố trí, luân

chuyển cán bộ; giáo dục đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức.

- Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong tất cả các khâu từ khâu lập kế hoạch, tính dự toán, đến quản lý xây dựng… của các cấp; chú trọng quản lý chặt chẽ nguồn vốn ngân sách.

- Duy trì thực hiện chế độ khảo sát về sự hài lòng của công dân đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách, qua đó kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém của các nhà thầu cũng nhƣ sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền.

4.2.7.3. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN

Năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ là nhân tố rất quan trọng tác độngto lớn đến việc quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. Những tồn tại trong công tác quản lý vốn đầu tƣ của tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua có nguyên nhân do hạn chế về trình độ năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức. Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp cụ thể sau:

- Tiến hành rà soát, đánh giá lại một cách cơ bản đội ngũ cán bộ đang làm công tác ở lĩnh vực đầu tƣ xây dựng; trên cơ sở đó định hƣớng sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ cho hợp lý, bố trí đúng ngƣời đúng việc, phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn của cán bộ. Kiên quyết thay thế những cán bộ yếu kém về năng lực và phẩm chất, không đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ.

- Các sở ban ngành cấp tỉnh, các chủ đầu tƣ, BQL dự án cần có kế hoạch cụ thể cho chiến lƣợc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về ĐTXD nhƣ: các chƣơng trình đào tạo phân theo từng

ngành, lĩnh vực đầu tƣ khác nhau để thực hiện đào tạo trình độ chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực đang công tác (kể cả đào tạo sau đại học).

- Đối với công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ quản lý vốn đầu tƣ XDCB cần đƣợc chú ý đúng mức, thông qua việc mở các lớp tập huấn chuyên môn để cập nhật kịp thời kiến thức mới về quản lý đầu tƣ XDCB, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay trong điều kiện cơ chế chính sách có nhiều thay đổi.

- Về lâu dài, phải có kế hoạch tuyển dụng thu hút nhân tài là con em quê hƣơng về công tác tại tỉnh; quy hoạch và cử cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn, có nghiệp vụ thành thạo đƣa đi đào tạo bài bản ở các trƣờng đại học và cam kết công tác lâu dài tại địa phƣơng. Đồng thời có chế độ hỗ trợ phù hợp để động viên khuyến khích nhân tài.

KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ

Quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, liên quan đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ và nguồn lực tài chính trọng yếu của quốc gia. Do vai trò to lớn nhƣ vậy nên quản lý lỉnh vực này đƣợc chú trọng đặc biệt với nhiều nội dung và phƣơng thức quản lý.

Quảng trạch, trong thời gian qua có bƣớc phát triển đáng kể về kinh tế, xã hội nói chung và đầu tƣ XDCB nói riêng. Trong những năm qua, số dự án, nguồn vốn và lƣợng vốn đầu tƣ XDCB tăng lên đáng kể. Hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN đã có nhiều kết quả trên các mặt: tổ chức bộ máy, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách quản lý vốn, kiểm tra-kiểm soát sử dụng vốn. Nhờ đó, hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn đƣợc nâng lên, hiện tƣợng thất thoát, lãng phí vốn đƣợc kiểm soát tốt hơn, góp phần phát huy vai trò của nguồn lực tài chính này thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng.

Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, hiện còn không ít hạn chế trở ngại trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên một số mặt từ kế hoạch vốn đến cấp phát, thanh toán, quyết toán và kiểm tra, kiểm soát.Những hạn chế này đã phần nào làm giảm vai trò của nguồn lực tài chính này đối với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng này có cả từ phía chủ quan các chủ thể quản lý vốn NSNN,nhƣng cũng do từ phía cơ chế, chính sách và môi trƣờng hoạt động nói chung.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trƣờng, hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh CNH, HĐH trong cả nƣớc cũng nhƣ trên địa bàn huyện Quảng Trạch, nhu cầu, quy mô và hình thức vốn đầu tƣ XDCB ngày càng tăng, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN.

Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn, cần chú trọng thực hiện một số biện pháp sau:

- Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN - Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý vốn có liên quan

- Đổi mới các khâu trong quy trình quản lý sử dụng vốn NSNN từ lập kế hoạch vốn, cấp phát, thanh toán đến quyết toán và tất toán.

- Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát hoạt động huy động, phân phối và sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn.

Để thực hiện tốt các biện pháp trên, đồng thời góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tôi xin kiến nghị với các cơ quan ban, ngành chức năng một số nội dung sau:

- Đối với Quốc Hội: Cần bổ sung hoàn chỉnh Luật Ngân sách nhà nƣớc

theo hƣớng phân cấp các nguồn chi (trong đó có chi XDCB và chi CTMT) rõ ràng cụ thể hơn theo từng giai đoạn dài hoặc trung hạn và ngân sách chƣơng trình.

- Đối với Chính Phủ: Bổ sung sửa đổi Nghị định 112//2009, về quản lý

chi phí đầu tƣ xây dựng công trình trong bối cảnh trƣợt giá, hầu hết các dự án đầu tƣ XDCB đều vƣợt tổng mức đầu tƣ.

- Đối với Bộ Tài chính: Cần có chế tài kiểm soát giá XDCB nhất là giá vật

liệu xây dựng và bảo đảm các khoản chi XDCB phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ.

- Đối với Bộ Kế hoạch & Đầu tư: Cần có cơ chế chống dàn trải trong

phân bổ vốn đầu tƣ và cơ chế đánh giá đầu tƣ XDCB.

- Đối với Bộ Xây dựng: Cần nghiên cứu quản lý chi phí xây dựng và

hợp đồng xây dựng phù hợp với thực tế và năng lực của bộ máy quản lý vốn XDCB, xem xét trách nhiệm quản lý ngân sách nhà nƣớc.

- Đối với UBND tỉnh:Cần sửa đổi quyết định phân cấp quyết định số

23/2009/QĐ-UBND ngày 30/9/2009 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phân cấp thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tƣ xây dựng công trình (hoặc báo

cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình) các công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách theo hƣớng tạo chủ động hơn cho địa phƣơng.

- Đối với UBND huyện: Hàng năm tổ chức bổi dƣỡng, cập nhật kiến

thức về quản lý vốn đầu tƣ XDCB cho các chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án nhắm nâng cao chất lƣợng công tác quản lý nhà nƣớc trên từng lĩnh vực liên quan đến quản lý đầu tƣ XDCB, nhất là đội ngũ cán bộ xã, thị trấn.

Với đề tài: “Quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”. Trên cơ cở tìm hiểu một số nội dung cơ bản về đầu tƣ và quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. Đề tài đã tập trung phân tích đánh giá kết quả đầu tƣ và thực trạng quản lý vốn đầu tƣ giai đoạn 2009-2013 của huyện Quảng Trạch, tìm ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó.Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN của huyện Quảng Trạch một cách hợp lý.

Hy vọng những giải pháp chủ yếu đƣa ra sẽ góp phần vào công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB tại địa phƣơng, góp phần đẩy mạnh phát triển KT-XH và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến năm 2016 đƣa Quảng Trạch ra khỏi huyện nghèo và đến năm 2020 trở thành một huyện phát triển trong vùng.

Nô ̣i dung của luâ ̣n văn là vấn đề lớn , công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện Quảng Trạch là vấn đề rất rộng khi tiếp cận nó ở góc độ khoa học quản lý kinh tế. Mặt khác, nó là vấn đề hết sức phức tạp trong thực tiễn cần phải bàn luận nhiều, tiếp tục mở rộng nghiên cứu vấn đề mà luận văn chƣa có điều kiện đi sâu luận giải.

Do pha ̣m vi khuôn khổ của luâ ̣n văn và điều kiê ̣n nghiên cƣ́u của tác giả có hạn , chắc chắn còn nhiều thiếu sót , rất mong đƣợc sƣ̣ góp ý của Hô ̣i đồng, các thầy, các cô, đồng nghiê ̣p và các ba ̣n.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Phƣơng Bắc, 2002. Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển

kinh tế tỉnh Bắc Ninh. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Trƣờng Đại học kinh tế

quốc dân, Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2007. Bàn về chiến lược phát triển kinh tế xã hội

của Việt Nam trong thời kỳ mới. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã

hội quốc gia. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ , Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2008. Bối cảnh trong nước quốc tế và việc

nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011-2020. Trung tâm thông tin và dự

báo kinh tế xã hội quốc gia. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ , Hà Nội.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2010.Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam

giai đoạn 2011 - 2015. Hà Nội.

5. Mai Văn Bƣu, 2008. Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án nhà nƣớc. Hà Nội: Nxb Khoa học Kỹ thuật.

6. Mai Văn Bƣu, 1998. Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nƣớc. Hà Nội: Nxb Khoa học kỹ thuật.

7. Thái Bá Cẩm, 2003.Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Hà Nội: Nxb Tài Chính.

8. Dƣơng Đăng Chính, 2007. Quản lý tài chính công. Hà Nội: Nxb Tài chính. 9. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 1996. Nghị định về

Quản dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 42/NĐ-CP. Hà Nội.

10. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 1997. Nghị định về

Quản dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 92/NĐ-CP. Hà Nội.

11. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 1999. Nghị định về

Quản dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 52/1999/NĐ-CP. Hà Nội.

quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 16/NĐ-CP. Hà Nội. 13. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2006. Nghị định về

sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự

án đầu tư xây dựng công trình.Nghị định số 112/2006/NĐ-CP. Hà Nội.

14. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2007. Nghị định về quản

lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 99/2007/NĐ-CP. Hà Nội.

15. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2009. Nghị định về quản

lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP. Hà Nội.

16.Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,2009. Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công

trình.Nghị định số 83/2009/NĐ-CP.Hà Nội.

17.Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2010. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang

năm 2009. Hà Nội: Nxb thống kê.

18.Nguyễn Tiến Dỵ ,2009. Tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam,2006-2010.

Hà Nội: Nxb thống kê.

19. Đại học Kinh tế quốc dân, 1999. Giáo trình Chương trình và Dự án phát

triển kinh tế xã hội. Hà Nội: Nxb thống kê.

20. Đại học Kinh tế quốc dân, 1999. Giáo trình kinh tế phát triển,tập 1. Hà Nội: Nxb thống kê.

21. Đại học Kinh tế quốc dân, 2000. Giáo trình kinh tế phát triển,tập 2. Hà Nội: Nxb thống kê.

22.Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

23. Nguyễn Văn Đáng, 2005. Quản lý dự án xây dựng. Đồng Nai: Nxb Đồng Nai. 24. Nguyễn Văn Đáng, 2005. Quản lý dự án. Đồng Nai: Nxb Đồng Nai. 25. Trần Thọ Đạt, 2005. Các mô hình tãng trưởng kinh tế. Trƣờng Đại học

Kinh tế Quốc dân. Hà Nội: Nxb thống kê.

26. D. W. Pearce, 1999. Từ điển kinh tế học hiện đại. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

27. Kim Giang, 2011. Hợp tác Công - Tư, PPP: Cơ hội tốt cho cả Nhà nước

và Doanh nghiệp, Http/www.tgvn.com.vn/Hop-tac-cong-tu-co-hoi-tot-

cho-ca- Nha-nƣơc-va-Doanh-nghiep/5023 543.epi

28.Minh Hà, 2008.Quản lý tài chính và sử dụng NSNN trong các đơn vị hành

chính sự nghiệp - Minh Hà sưu tầm và hệ thống hoá. Hà Nội:Nxb Tài

chính.

29. Trần Công Hòa, 2007. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát

triển của nhà nước.Luận án Tiến sĩ kinh tế. Trƣờng Đại học kinh tế quốc

dân, Hà Nội.

30. Vƣơng Đình Huệ, 2003.Kiểm tra, kiểm toán báo cáo quyết toán công

trình xây dựng cơ bản hoàn thành. Hà Nội:Nxb Tài chính.

31. Lƣu Thị Hƣơng, 2004. Thẩm định tài chính dự án. Hà Nội: Nxb Giáo dục. 32. Jack Hirshleife và Amihai Glarer, 1996. Lý thuyết giá cả và sự vận dụng.

Hà Nội: Nxb Khoa học kỹ thuật.

33. John. M, Keynes, 1994.Lý thuyết tổng quát về việc làm lãi suất và tiền tệ.Hà Nội: Nxb Giáo dục.

34. Nguyễn Thanh Liêm và công sự,2009. Quản trị dự án.Hà Nội:Nxb Tài chính. 35. Nguyễn Ngọc Mai, 2003. Phân tích và quản lý các dự án đầu tư. NXB

khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

36. Phan Thanh Mão, 2003.Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình luận văn ths (Trang 109 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)