Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình luận văn ths (Trang 56 - 70)

3.2.1.1. Công tác kế hoạch vốn, lập dự án đầu tư XDCB

* Công tác kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn Quảng Trạch

Trong những năm qua, công tác kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB luôn đƣợc huyệnh quan tâm chú trọng đúng mức vì nó có vai trò rất quan trọng trong việc xác định chủ trƣơng đầu tƣ, hoạch định quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ trung và dài hạn, quyết định trực tiếp đến phát triển kinh tế. Công tác kế hoạch hóa vốn đầu tƣ luôn đƣợc chỉ đạo tuân thủ chặt chẽ theo các nguyên tắc bố trí vốn đầu tƣ.

Các nguyên tắc bố trí vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc đó là:

 Đầu tƣ tập trung, không dàn trải, ƣu tiên các mục tiêu đầu tƣ trọng điểm.

 Bảo đảm bố trí đủ vốn cho các các công trình hoàn thành sẽ đƣa vào sử dụng trong năm và các dự án nhóm C không kéo dài quá 2 năm, đảm bảo danh mục nhóm A theo chỉ đạo của Trung ƣơng.

 Chỉ bố trí vốn trong khả năng cân đối ngân sách ngay từ đầu năm đƣợc HĐND thông qua, khi có nguồn bổ sung mới bố trí tiếp.

Công tác kế hoạch nguồn vốn là căn cứ để theo dõi việc thực hiện kế hoạch, các giai đoạn của quá trình đầu tƣ. Nhờ đó các cơ quan quản lý của tỉnh có thể chủ động trong việc điều hòa, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kịp thời. Đồng thời, công tác kế hoạch vốn đầu tƣ cũng là một công cụ để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc, tạo cơ sở cho việc sử dụng nguồn vốn NSNN có hiệu qủa hơn.

* Công tác lập dự án đầu tƣ xây dựng

Về lập dự án và duyệt dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản, UBND tỉnh Quảng Bình đã giao quyền hạn cho các ngành có chức năng, UBND các huyện, lập các dự án đầu tƣ và khai thác khả năng tiềm tàng ở từng địa phƣơng nhƣ nguồn vốn, lao động, tài nguyên.

Sau khi dự án đƣợc lập, để nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp đảm bảo sâu sát và thiết thực.

Thẩm quyền phê duyệt theo Nghị đinh 12/2009/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình:

Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tƣ các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phƣơng sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện đƣợc uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tƣ đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dƣới trực tiếp.

Nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, trong 5 năm từ 2009 đến 2013 nhu cầu đầu tƣ xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN là rất lớn, đã có hàng trăm dự án đƣợc triển khai. Trong quá trình xây dựng danh mục các dự án đầu tƣ, huyện đã cơ bản bám sát các chế độ chính sách hiện hành, phù hợp với quy hoạch đƣợc duyệt. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số vấn đề cần chú ý:

Số dự án đƣợc đầu tƣ chủ yếu là dự án thuộc nhóm C (chiếm trên 97,5 tổng số dự án), rất ít dự án nhóm B (chỉ chiếm khoảng 2,5% – 3%,) dự án

nhóm A không có. Đầu tƣ XDCB của huyên Quảng Trạch năm sau nhiều hơn năm trƣớc. Các dự án chủ yếu tập trung vào giao thông, quản lý nhà nƣớc, chƣa thực sự quan tâm đến các dự án về lĩnh vực nông nghiệp và các công trình công cộng khác.

Có thể khái quát về tình hình đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách nhà nƣớc tại huyện Quảng Trạch qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.5: Kết quả thực hiện công tác ĐT XDCB giai đoạn 2009 - 2013

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Dự án thực hiện trong năm 80 93 99 98 112

Dự án nhóm B 2 1 1 3 1

Dự án nhóm C 78 92 98 95 111 Dự án chuyển tiếp 26 19 29 39 41 Dự án đầu tƣ mới 54 74 31 32 24 Dự án đƣa vào hoạt động 51 54 57 39 28 Số dự án phải điều chỉnh 25 42 16 23 12

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Tài Chính – Kế Hoạch huyện Quảng Trạch)

Số lƣợng công trình hoàn thành đƣa vào sử dụng trong 3 năm 2009, 2010, 2011 đạt tƣơng ứng 63,75%, 58,06%, 57,57 trong tổng số công trình đƣợc thực hiện trong năm. Đến năm 2012 và 2013 tỷ lệ này đã giảm đi rất nhiều, tƣơng ứng 39,79% và 25%. Vẫn còn tình trạng các dự án phải điều chỉnh, năm 2009 số dự án phải điều chỉnh (25 dự án), năm 2010 (42 dự án) các dự án chủ yếu điều chỉnh về nội dung đầu tƣ, vốn đầu tƣ và tiến độ đầu tƣ. Các dự án khởi công mới hàng năm còn nhiều so với tổng dự án triển khai trong năm, ví dụ năm 2009 chiếm 67,5%, năm 20010 chiếm 58,06%, năm 2011 là 31.31%. Riêng năm 2012 số dự án khởi công mới chiếm tới 32,65% và năm 2013 con số này là 21,42,%, do thực hiện Chỉ thị 1792/CT- TTg của Chính phủ về kiềm chế lạm phát và Nghị quyết 11/NQ-CP về việc

tạm dừng thi công các dự án khởi công mới, do đó các dự án khởi công mới trong 2 năm giảm so với các năm trƣớc đây, chỉ ƣu tiên trả nợ các công trình đã có khối lƣợng hoàn thành.

3.2.1.2. Phân bổ vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Hiện nay, huyện Quảng Trạch phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án đƣợc quy định nhƣ sau:

- Các công trình, dự án do các ban quản lý dự án của huyện(Ban Quản lý các dự án Khu vực; Ban Dự án ODA huyện Quảng trạch cá dự án do UBND xã làm chủ đầu tƣ); nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu địa phƣơng do HĐND tỉnh trực tiếp phân bổ. Nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu Quốc gia do Chính phủ phân bổ thực hiện theo danh mục đƣợc thông báo. Nguồn vốn tập trung ngân sách huyện; vốn quỹ đất… do HĐND huyện phân bổ; Nguồn vốn Ngân sách xa do HĐND xã phân bổ.

- Thực hiện đúng theo quy định của Luật NSNN. Vốn đầu tƣ thuộc NSNN chỉ bố trí cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Các công trình dự án phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện theo kế hoạch đề ra.

- Các công trình, dự án đƣợc bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, có đủ các thủ tục đầu tƣ theo các quy định về quản lý đầu tƣ và xây dựng.

- Bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tƣ. Ƣu tiên bố trí cho các dự án trọng điểm, các công trình, dự án hoàn thành trong kỳ kế hoạch, vốn đối ứng cho các dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không quá 4 năm, dự án nhóm C không quá 2 năm; không bố trí vốn cho các dự án khi chƣa xác định rõ nguồn vốn.

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tƣ phát triển cho các công trình, dự án .

Công tác xây dựng kế hoạch và bố trí vốn đƣợc thực hiện theo nguyên tắc tập trung thanh toán cho các công trình có khối lƣợng hoàn thành từ năm trƣớc, công trình đã có quyết toán, công trình trọng điểm, công trình sử dụng vốn đối ứng, công trình đầu tƣ chuyển tiếp, công trình đầu tƣ mới và một phần cho công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tƣ. Kế hoạch vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tập trung bố trí 85% cho thanh toán khối lƣợng hoàn thành và các công trình chuyển tiếp, 15% tổng số vốn cho các công trình đầu tƣ mới. Tuy nhiên, thực tế (nhƣ bảng 2.6) thì tỷ lệ vốn cho các công trình đầu tƣ mới hàng năm vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với kế hoạch đề ra. Do đó vẫn còn tình trạng đầu tƣ dàn trải, chậm tiến độ đƣa công trình vào sử dụng với những dự án có khả năng hoàn thành trong năm; với các công trình chuyển tiếp, trong khi đây là nhóm công trình có giá trị khối lƣợng cần thực hiện lớn nhất thì lại không đƣợc ƣu tiên, do đó không đảm bảo đƣợc tiến độ vừa trả nợ khối lƣợng đã hoàn thành nghiệm thu năm trƣớc vừa đẩy nhanh tiến độ thi công năm kế hoạch

Bảng 3.6 Tỷ lệ phân bổ vốn cho các dự án (ĐVT:%)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Thanh toán khối lƣợng hoàn thành 40 30 30 50 35 Dự án chuyển tiếp 40 40 34 45 50 DA ĐT mới và quy hoạch chuẩn bị đầu

tƣ 20 30 36 5 15

( Nguồn: Báo cáo của Phòng TC-KH Quảng Trạch 2009 -2013)

Các dự án đầu tƣ XDCB mới chiếm một phần không nhỏ trong tổng số các dự án đầu tƣ, trong khi đó tỷ lệ vốn phân bổ cho các dự án này là khá lớn, trong khi các dự án cũ đang triển khai còn rất nhiều. Điều này dẫn đến tình trạng không đủ vốn thanh toán cho khối lƣợng hoàn thành, thiếu vốn cho các

dự án chuyển tiếp làm chậm tiến độ thi công, kéo dài thời gian hoàn thành dự án,nhiều công trình chậm đi vào hoạt động.

Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, huyện đã cho phép áp dụng nhiều hình thức đầu tƣ đối với các công trình quan trọng của huyện nhƣng chƣa có khả năng cân đối để đầu tƣ ngay nhƣ: ứng vốn thi công, khai thác có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ đất cho đầu tƣ xây dựng đất, đấu thầu quyền sử dụng đất. Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã bám sát định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của huyện, đẩy mạnh huy động các nguồn vốn, tập trung cho vay đối với các dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.2.1.3. Công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Công tác thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng công trình luôn đƣợc các cấp chính quyền ở Quảng Trạch trọng; cụ thể đó là: Luôn xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án; các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án.

- Về phân cấp vốn đầu tƣ

Thực hiện Quyết định số 29/2005/QĐ-UB ngày 13/6/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc quy định phân cấp thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng công trình (hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình), thẩm định và phê duyệt quyết toán công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã chấp hành nghiêm việc phân cấp quyết định đầu tƣ cácdự án thuộc nguồn vốn ngân sách sau khi thông qua HĐND cùng cấp đối với các dự án đầu tƣ xây dựng công trình ( hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật). Phân cấp cho Chủ tịch UBND Thành phố, các huyện, các xã, thị trấn đƣợc quyết định đầu tƣ các dự án thuộc ngân sách tỉnh, huyện, xã, thị trấn sau khi thông qua HĐND cùng cấp đối với các Báo cáo kinh tế - kỹ thuật có tổng mức vốn đầu tƣ từ 03 tỷ đồng trở xuống. Đến năm 2009, thực hiện phân cấp ngân sách đối với nguồn vốn

đầu tƣ XDCB, UBND Tỉnh Quảng Bình đã ban hành quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 30/9/2009 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phân cấp thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tƣ xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình) các công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách; việc phận cấp cho Chủ tịch UBND Thành phố, các huyện, các xã, thị trấn đƣợc quyết định đầu tƣ các dự án thuộc ngân sách tỉnh, huyện, xã, thị trấn sau khi thông qua HĐND cùng cấp đối với các Báo cáo kinh tế - kỹ thuật có tổng mức vốn đầu tƣ từ 05 tỷ đồng trở xuống. Do đó, việc thẩm định các dự án đầu tƣ xây dựng ( báo cáo kinh tế kỷ thuật) hàng năm của tỉnh, các huyện đƣợc chủ động hơn so với các năm trƣớc.

Thƣờng trực HĐND, UBND tỉnh và sở, ban ngành liên quan thƣờng xuyên có sự quan tâm, hƣớng dẫn và chỉ đạo đồng bộ hơn trong việc thực hiện quy trình phân công trách nhiệm trong quản lý đầu tƣ xây dựng trên địa bàn huyện, tổ chức phân cấp mạnh trong quản lý ngân sách và đầu tƣ; tạo đƣợc sự chủ động cho các đơn vị địa phƣơng trong việc đề xuất lựa chọn danh mục đầu tƣ, bố trí kế hoạch và lồng ghép các nguồn vốn đầu tƣ khác.

- Về điều hành nguồn vốn đầu tƣ

Với đặc thù là một huyện nông nghiệp, nguồn thu NSNN không lớn, các khoản vốn đầu tƣ XDCB chủ yếu dựa vào nguồn vốn phát triển quỹ đất và hỗ trợ bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp, do đó các đơn vị, địa phƣơng trong huyện vẫn còn bị động trong việc đẩy nhanh tiến độ chi theo kế hoạch đã đƣợc UBND tỉnh, huyện giao từ đầu năm.

Tuy nhiên, mặc dù còn rất khó khăn, nhƣng các đơn vị và địa phƣơng trong huyện đã có nhiều nỗ lực phấn đấu hoàn thành và vƣợt các chỉ tiêu về dự toán thu ngân sách, khai thác, tập trung đầy đủ và kịp thời các nguồn thu vào NSNN; tổ chức quản lý và điều hành các nguồn vốn đầu tƣ đúng quy

định, đáp ứng tiến độ thực hiện và tiến độ thanh toán vốn của các dự án đƣợc thông báo kế hoạch vốn.

Bảng 3.7 Nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN giai đoạn 2009-2013

(Ngân sách huyện; Ngân sách xã)

Đơn vị: Tỷ đồng Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 1. Tổng vốn đầu tƣ NSNN 49.397 84.031 134.791 136.176 152.444 Tr đó: Vốn đầu tƣ XDCB 44.941 70.227 108.907 105.083 144.616 2. Tổng chi Ngân sách 411.609 547.646 695.156 896.221 990.118 3. Vốn đầu tƣ XDCB / tổng chi NS (%) 10,91 12,82 15,66 11,72 14,60

(Nguồn:Phòng TC-KH huyện Quảng Trạch )

Trong quá trình điều hành nguồn vốn đầu tƣ đầu tƣ XDCB, ngoài vốn XDCB tập trung của Trung ƣơng, của Tỉnh và các chƣơng trình mục tiêu quốc gia; huyện Quảng Trạch luôn sắp xếp các khoản chi theo dự toán kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB, đảm bảo nguồn vốn đầu tƣ XDCB giai đoạn 2009-2013 chiếm tỷ lệ từ 10,91% năm 2009 đến 14,60% năm 2013% so với tổng chi ngân sách; chuyển nguồn qua KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ cho các dự án theo kế hoạch và tiến độ thực hiện; không bố trí chi khi chƣa có nguồn hoặc chi ngoài dự toán gây mất cân đối ngân sách. Nhìn chung công tác điều hành vốn đầu tƣ XDCB của huyện thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, đƣợc sự tập trung chỉ đạo của các cấp, các ngành và địa phƣơng cơ sở.

3.2.1.4. Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu

Công tác đấu thầu đƣợc thực hiện đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật Đấu thầu, trong các năm qua đã tạo đƣợc sự cạnh tranh cho các nhà thầu, nâng cao trách nhiệm của nhà thầu, hạn chế những phát sinh chủ quan của chủ đầu tƣ.

Bảng 3.8. Kết quả thực hiện công tác đấu thầu giai đoạn 2009-2013

(Không tính gói thầu chào hàng cạnh tranh và chỉ định thầu)

Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013

1. Tổng số gói thầu ( gói) 03 02 07 06 - 2. Tổng giá gói thầu 17.560 11.450 36.600 24.870 3. Tổng giá trúng thầu 17.100 10.650 33.100 22.420 4. Tiết kiệm trong đấu thầu 460 800 3.500 2.450 5. Tỷ lệ giảm giá (%) 2,61 6,98 9,56 9,85

(Nguồn: Phòng TC-KH huyện Quảng Trạch)

Công tác đấu thầu đƣợc thực hiện đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật Đấu thầu. Trong đó từ năm 2008 đến cuối năm 2009 áp dụng Nghị định số 58/2008/NĐ-CP của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng. Từ cuối năm 2009 trở đi, áp dụng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tƣ XDCB số 38/2009/QH12 và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ về hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Do đó, công tác đấu thầu của huyện trong các năm qua đã tạo đƣợc sự cạnh tranh cho các nhà thầu, nâng cao trách nhiệm của nhà thầu, hạn chế những phát sinh chủ quan của chủ đầu tƣ.

Với kết quả thực hiện công tác đấu thầu giai đoạn 2009-2013 ở Bảng 3.8 tuy tỷ lệ giảm giá, tiết kiệm trong đấu thầu chƣa nhiều, khoảng từ 2,61% - 9,85%, nhƣng đây là kết quả bƣớc đầu, thể hiện việc thực hiện và áp dung

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình luận văn ths (Trang 56 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)