Giáo dục môi trường qua hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 39 - 42)

Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động học tập, giáo dục học sinh được tổ chức ngoài chương trình bắt buộc và tự chọn do giáo viên điều khiển, có sự hỗ trợ của các đoàn thể, xã hội.

1.5.6.1. Tác dụng của hoạt động ngoại khóa

 Tác dụng giáo dục:

- Hoạt động ngoại khóa góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần làm chủ và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế.

- Giúp quá trình dạy bộ môn thêm phong phú, đa dạng, làm cho việc học tập của học sinh thêm hứng thú sinh động, tạo cho học sinh lòng hăng say yêu công việc, đó là điều kiện phát triển khả năng, năng lực sẵn có của học sinh.

 Tác dụng giáo dưỡng:

- Hoạt động ngoại khóa góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh, kiến thức học sinh thu nhận được sẽ sâu sắc hơn.

- Góp phần đắc lực trong việc phát triển trí lực và khả năng sáng tạo của học sinh. - Học sinh thu nhận được nhiều kiến thức dưới nhiều hình thức như: tổ ngoại khóa, câu lạc bộ hóa học, hội thi,…

 Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp, định hướng nghề nghiệp:

- Qua hoạt động ngoại khóa, học sinh được rèn luyện một số kĩ năng như: tập nghiên cứu một vấn đề, thuyết minh trình bày trước đám đông, tập sử dụng những dụng cụ, thiết bị thường gặp trong đời sống, những máy móc từ đơn giản tới hiện đại. Qua đó sẽ nảy nở ở học sinh tình cảm nghề nghiệp và bước đầu có ý thức về nghề nghiệp mà học sinh sẽ chọn trong tương lai.

1.5.6.2. Các hình thức hoạt động ngoại khóa hóa học thường gặp

- Tham quan nhà máy hóa chất, cơ sở sản xuất, các ruộng thí nghiệm. - Thi học sinh giỏi hóa học.

- Câu lạc bộ hóa học. - Ngày hội hóa học. - Báo cáo chuyên gia,…

Tóm tắt chương 1

Trên đây là những nghiên cứu của tác giả về cơ sở lí luận của việc tích hợp giảng dạy nội dung GDMT trong các bài giảng hóa học ở trường THPT. Trong chương này, tác giả đã trình bày:

- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

- Những lí luận cơ bản về hoạt động GDMT ở THPT bao gồm mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc, phương hướng, biện pháp GDMT; lí luận về tích hợp trong dạy học hóa học.

- Các phương pháp GDMT qua môn hóa học ở trường THPT.

Chương 2. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

TRONG CÁC BÀI GIẢNG HÓA HỌC

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)