Phương pháp seminar

Một phần của tài liệu tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 37 - 38)

Phương pháp seminar là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, trong đó học sinh, sinh viên trình bày, thảo luận, tranh luận về những vấn đề khoa học nhất định dưới sự điều khiển trực tiếp của giáo viên rất am hiểu vấn đề này.

1.5.3.1. Tác dụng của phương pháp seminar

Đối với học sinh:

- Tạo động cơ học tập, học chủ động, tích cực. - Học cách suy nghĩ về những vấn đề của môn học.

- Đánh giá tính logic quan điểm của người khác và của chính mình.

- Mở rộng, đào sâu tri thức, biết cách giải quyết thắc mắc khoa học có liên quan. - Bồi dưỡng niềm tin khoa học, thói quen làm việc khoa học, khắc phục hạn chế cá nhân.

- Phát triển khả năng diễn đạt trước tập thể.

Đối với giáo viên:

Qua seminar, giáo viên là người trực tiếp điều khiển sẽ có điều kiện để thu được những thông tin ngược chiều về tình trạng nắm bắt tri thức của học sinh, sinh viên…từ đó

uốn nắn, điều chỉnh kịp thời, đồng thời tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy của bản thân cho phù hợp.

1.5.3.2. Các yêu cầu để tổ chức phương pháp seminar có hiệu quả

Đối với giáo viên:

- Phải có đủ trình độ lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực khoa học của mình.

- Phải chuẩn bị chu đáo: lập kế hoạch về nội dung và tổ chức. Nội dung bản kế hoạch bao gồm các mục: tên đề tài, mục đích seminar, thời gian, phân công người điều khiển và thư kí.

- Không đưa ra quá nhiều vấn đề.

- Cung cấp cho học sinh thông tin, cần thiết cho việc thảo luận.

- Những chỗ cần giải thích không nên tiết kiệm lời sẽ gây lỗ hổng kiến thức cho học sinh.

- Biết gợi mở, khen ngợi, khuyến khích, động viên.

Đối với học sinh: - Đối với người báo cáo:

+ Trình bày khoảng 5-10 phút.

+ Nội dung báo cáo cần thể hiện được 3 yêu cầu: lý luận, thực tiễn, đề xuất được ý kiến mới.

+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn, có minh họa. + Nêu ra trước tập thể những điều chưa rõ hoặc chưa hiểu. + Tôn trọng và thừa nhận sự đóng góp của người khác.

+ Đối với những thắc mắc của người nghe, cố gắng suy nghĩ nhanh và sâu để có thể giải đáp hoặc phải ghi nhận để tìm hiểu thêm.

- Đối với người tham gia phát biểu ý kiến:

+ Chú ý lắng nghe báo cáo và ghi lại những điểm cơ bản.

+ Phát biểu ý kiến ngắn gọn, súc tích, tránh lặp lại nhiều lần, dài dòng.

+ Khi tranh luận phải biết bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình, tự tin, dũng cảm, nhưng cũng phải bình tĩnh, không nóng nảy và biết sữa chữa sai sót.

Một phần của tài liệu tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)