Tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 112 - 115)

Chọn lớp ĐC và TN có trình độ tương đối đồng đều.

Bước 2 : Gặp giáo viên

Trước khi tiến hành thực nghiệm, tác giả đã gặp gỡ và trao đổi với giáo viên tham gia giảng dạy các vấn đề sau :

- Thống nhất nội dung kiến thức trong mỗi bài học và bài kiểm tra ở lớp TN và ĐC là như nhau.

- Cung cấp cho giáo viên các giáo án thực nghiệm đã thiết kế, phiếu học tập, các bài kiểm tra, các tư liệu hỗ trợ,…

- Giáo viên thực nghiệm giảng dạy ở lớp TN và ĐC như sau:

+ Lớp TN : tiến hành giảng dạy theo giáo án tích hợp do tác giả thiết kế. + Lớp ĐC : tiến hành giảng dạy theo giáo án bình thường.

- Khuyến khích giáo viên thực nghiệm sử dụng giáo án điện tử để tiết kiệm thời gian và học sinh dễ dàng quan sát các hình ảnh minh họa.

Bước 3 : Tiến hành giảng dạy

Trên cơ sở thống nhất về nội dung và phương pháp dạy học, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, đồ dùng dạy học, chúng tôi đã tiến hành giảng dạy ở các lớp TN và ĐC đã chọn.

- Lớp 10 (Ban cơ bản) + Bài 29: Oxi – ozon

+ Bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit - Lớp 11 (Ban cơ bản)

+ Bài 25 : Ankan (tiết 2). + Bài 29 : Anken (tiết 2).

+ Bài 39: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon. - Lớp 12 (Ban cơ bản)

+ Bài 14 : Vật liệu polime.

+ Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường.

Bước 4: Kiểm tra

Chuẩn bị:

Lớp 10: 1 bài kiểm tra 45 phút gồm 30 câu trắc nghiệm. Lớp 11: 1 bài kiểm tra 15 phút gồm 10 câu trắc nghiệm.

1 bài kiểm tra 20 phút gồm 15 câu trắc nghiệm. Lớp 12: 1 bài kiểm tra 45 phút gồm 30 câu trắc nghiệm.

Tác giả đã chọn câu hỏi trắc nghiệm để tiến hành thực nghiệm sư phạm dựa trên các tiêu chí sau:

Nội dung câu hỏi gắn với GDMT.

Nội dung câu hỏi gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội, gần gũi với học sinh và liên quan đến nội dung bài học.

Bước 5: Chấm bài kiểm tra, tổng hợp kết quả Bước 6: Xử lí kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm được xử lí theo phương pháp thống kê toán học gồm các bước sau :

1. Lập bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích. 2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích.

3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập. 4. Vẽ đồ thị kết quả học tập.

5. Tính các tham số thống kê đặc trưng. a. Trung bình cộng k 1 1 2 2 k k i i 1 2 k i=1 x n + x n +...+ x n 1 X = = n x n + n + ...+ n n∑ ni : số học sinh đạt điểm xi.

n : số học sinh tham gia thực nghiệm.

b. Phương sai (S2), độ lệch chuẩn (S) là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng.

i i 2 n (X X) S n 1 − = − ∑ i i n (X X) S n 1 − = − ∑ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán. c. Hệ số biến thiên V

Trường hợp hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau người ta so sánh mức độ phân tán của các số liệu đó bằng hệ số biến thiên V.

S

V .100%

X

=

Nếu V < 30% thì độ dao động đáng tin cậy.

Nếu V > 30% thì độ dao động không đáng tin cậy.

d. Độ tin cậy: sai khác giữa hai giá trị phản ánh kết quả của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. 1 2 X X t S − = với 12 22 1 2 S S S n n = + Trong đó S1, X1: nhóm đối chứng. S2, X : nhóm thực nghiệm. 2

Chọn xác suất α (từ 0,01 ÷ 0,05). Tra bảng phân phối student [13], tìm giá trị tα, k với độ lệch tự do k = 2n – 2.

- Nếu t ≥ tα, kthì sự khác nhau giữa XTN, XDClà có ý nghĩa với mức ý nghĩa α. - Nếu t ≤ tα, kthì sự khác nhau giữa XTN, XDClà có ý nghĩa với mức ý nghĩa α. - So sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Đánh giá kết quả thực nghiệm.

e. Sai số tiêu chuẩn m: giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng X m±

S m

n

=

Sai số càng nhỏ thì giá trị điểm trung bình càng đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 112 - 115)