1.4.6.1. Khái niệm
- Tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian,
buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, chịu đựng.
- Tình huống dạy học là tình huống thực tiễn, được GV lựa chọn và sử dụng
nhằm đạt mục tiêu dạy học. Tình huống dạy học có thể được lựa chọn từ tình huống
thực của cuộc sống, cũng có thể được hư cấu.
1.4.6.2. Cấu trúc của tình huống dạy học
Gồm 3 phần:
- Phần mở đầu: nêu vắn tắt bối cảnh xảy ra tình huống. - Nội dung tình huống.
- Các vấn đề, các yêu cầu cần thực hiện được biểu đạt dưới dạng câu hỏi.
1.4.6.3. Phân loại
a/ Tình huống didactic (tình huống lí luận dạy học)
- GV tạo ra mâu thuẫn, lôi cuốn HS vào vấn đề, rồi tự mình giải quyết vấn đề.
- Thường dùng trong phương pháp diễn giảng nêu vấn đề.
- Trong diễn giảng nêu vấn đề, tương tác giữa GV và HS diễn ra như sau:
Bảng 1.2. Hoạt động của GV - HS trong tình huống didactic
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Tạo tình huống có vấn đề: nêu mâu
thuẫn, kích thích động viên, giao nhiệm vụ nhận thức.
- Thông báo hệ thống kiến thức: thuyết
trình, đặt câu hỏi, giảng giải, làm thí
nghiệm, giới thiệu các dụng cụ trực
quan, sử dụng giáo án điện tử...
- Tổ chức luyện tập, rèn luyện kĩ năng.
- Tổ chức củng cố, vận dụng kiến thức.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
- Tiếp nhận vấn đề, nhiệm vụ nhận
thức một cách hứng thú, chuẩn bị tâm
thế học tập, nghiên cứu.
- Nghe và ghi chép, suy nghĩ, hệ thống
hóa kiến thức, trả lời câu hỏi, theo dõi
thí nghiệm, quan sát các dụng cụ trực
quan, đặt câu hỏi nếu chưa hiểu bài... - Làm bài tập, trả lời câu hỏi.
- Ra bài tập, nhiệm vụ học tập ở nhà. - Tiếp nhận bài tập về nhà.
- Nhìn chung, trong loại bài học này cũng đã có tương tác giữa GV và HS,
nhưng chiều tác động chủ yếu vẫn đi theo hướng từ GV đến HS.
- Điều đáng chú ý là các tình huống có vấn đề, hệ thống câu hỏi và bài tập phải đặt ra thế nào cho kích thích được tính tích cực và hứng thú của HS.
- Loại bài học này đang giữ một vị trí rất quan trọng trong nhà trường Việt
Nam hiện nay.
b/ Tình huống a-didactic (tình huống phi lí luận dạy học)
- GV tạo ra mâu thuẫn, lôi cuốn HS vào vấn đề, rồi tổ chức, hướng dẫn để HS
tự giải quyết vấn đề.
HS (cá nhân -
nhóm) TƯƠNG TÁC
-GV -Kiến thức - HS GV tạo nội dung học tập phức hợp
Môi trường học tập
Bảng 1.3. Hoạt động của GV - HS trong tình huống a- didactic
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao tình huống.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Điều kiện và phương tiện nghiên cứu.
Bước 1: Tiếp nhận sự chuyển giao tình huống.
Bước 2: Theo dõi sự nghiên cứu cá nhân của HS.
Bước 2: Nghiên cứu cá nhân.
- Tiếp nhận các nguồn thông tin. - Thu thập thông tin.
- Xử lí thông tin. - Chuẩn bị câu hỏi.
- Chuẩn bị thảo luận, phát biểu ở tổ, ở lớp.
Bước 3: Theo dõi sự trình bày các kết quả nghiên cứu.
Bước 3: Trình bày kết quả tìm tòi, nghiên cứu.
- Thể chế hóa cục bộ: thảo luận nhóm.
- Thể chế hóa chính thức: thảo luận ở
lớp dưới sự hướng dẫn của GV.
Tóm lại, ta có thể hình dung dạy học tương tác theo sơ đồ sau [40]:
- Trong đó:
+ GV- đóng vai trò là người hướng dẫn- khuyến khích HS đặt câu hỏi, tình
huống để khám phá; dự đoán, tìm hiểu kiến thức vốn có của HS; tạo môi trường thuận lợi, cơ hội để HS trình bày ý kiến, nguyện vọng tìm hiểu, khám phá bài học...GV là người khẳng định lại kiến thức khoa học cho HS, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tư vấn, trợ giúp, tạo điều kiện thúc đẩy HS học tập...
+ HS- người thợ chính của quá trình đào tạo- nắm bắt vấn đề học tập, xây
dựng kế hoạch nắm bắt tri thức cho mình thông qua mối liên hệ với các kiến thức đã
có; HS có thể tự thể hiện mình trong giờ học thông qua các phát biểu, các bài tập
mà các em tự giải quyết, thông qua trao đổi, đàm thoại với GV và các bạn; cuối cùng căn cứ vào kết luận của GV và các HS khác để tự kiểm tra, đánh giá, tự sửa
sai, điều chỉnh kiến thức. Nghĩa là các em đã chủ động thực hiện hoạt động kiến tạo
kiến thức một cách tích cực thông qua sự hướng dẫn của GV.
- Mục tiêu của dạy học tương tác cũng như các khuynh hướng dạy học khác
đều nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, chuẩn bị cho HS thích ứng với đời sống xã hội, tôn trọng nhu cầu, hứng thú, khả năng, lợi ích của HS.
- Để thực hiện dạy học tương tác, GV cũng phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học: trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại,...phối hợp với sự đổi mới hình thức dạy học như thảo luận nhóm, dạy học nêu vấn đề,... và cải tiến phương tiện dạy học, áp dụng CNTT, các phần mềm mới...vào dạy học.
- Trong quá trình dạy và học luôn diễn ra sự tương tác 2 chiều qua lại giữa GV
- HS, HS- HS, HS- môi trường thông qua: giải bài tập, thi đua nhóm, ...