- Khi nói về dạy học tương tác, ta cần chú ý đến ba nhân tố: Người dạy - Người học - Môi trường. Ta xem xét sơ đồ sau:
Hình 1.2. Sơ đồ mối quan hệ Người dạy - Người học - Môi trường (1)
- Để làm nổi bật vai trò trung tâm của người học trong quá trình dạy học có
thể xoay lại sơ đồ trên như sau:
Hình 1.3. Sơ đồ mối quan hệ Người dạy - Người học -Môi trường (2)
- Môi trường theo quan điểm sư phạm tương tác không hiểu như là các đòi hỏi
của xã hội đặt ra cho nhà trường, trong đó có quá trình dạy học; cũng không hiểu là
các điều kiện vật chất, tinh thần; các yếu tố bên trong và bên ngoài người dạy và người học ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học, mặc dù sư phạm học tương tác có tính đến. Môi trường bàn đến ở đây được hiểu là các tình huống dạy học do người
dạy tạo ra cho người học hoạt động, cải biến và thích nghi. Trong từng tình huống
dạy học ấy, các nhiệm vụ nhận thức và cả các điều kiện, phương tiện cần thiết để
giải quyết các nhiệm vụ nhận thức đều đã được người dạy trù liệu, cân nhắc kĩ lưỡng và chuẩn bị trước cho người học.
Vậy môi trường theo quan điểm sư phạm học tương tác là những điều kiện
cụ thể và đa dạng của dạy học do người dạy tạo ra, tổ chức cho người học hoạt
động, thích nghi, trên nền tảng những lựa chọn đúng đắn, phù hợp với yêu cầu đặt ra cho người học nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học.
Người học Người dạy
Môi trường
Người học
Người dạy