5. Cấu trúc của đề tài
2.4. Thực trạng sử dụng lao động ở tỉnh Tây Ninh
2.4.1. Tình hình chung
Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, năm 1999 là 473.820 người, chiếm 48,9% trong tổng dân số. Năm 2009 là 616.613 người, chiếm 57,7% tổng dân số; điều này phản ánh dân số trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế ngày càng tăng. Tỉnh Tây Ninh trung bình có khoảng 10.200 người thiếu việc làm/năm, thuộc loại thấp trong khu vực. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị năm 2009 là 3,9% Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn đã có bước cải thiện đáng kể, từ 78% năm 2005 lên 86% năm 2009. Điều này cho thấy những cố gắng của chương trình việc làm của tỉnh đã đạt được những thành tựu nhất định.
Về thất nghiệp - thiếu việc làm: Theo kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm và tính toán của Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội về thất nghiệp của khu vực thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian trong nông thôn cho thấy hằng năm cần bổ sung việc làm hoặc chuyển đổi việc làm mới khoảng 10.200 người. Đồng thời do tỷ lệ sinh cao trong thập niên 80 nên hiện nay hằng năm số người bước vào tuổi lao động là khá lớn, bình quân khoảng 8.650 người. Bên cạnh đó còn có số lao động đang thất nghiệp dồn lại hàng năm, cộng với số lao động mất việc làm do sắp lại biên chế, tổ chức của các cơ quan, doanh nghiệp, bộ đội xuất ngũ … đã làm tăng thêm số lao động không có việc làm. Đây là những áp lực lớn dẫn đến thất nghiệp và thiếu việc làm.
Trong tổng số người thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2009, nếu chia theo nguyên nhân thất nghiệp thì: chưa tìm được việc làm là 73,5%, mất việc là là 10,6%, bị sa thải là 0,4%, hết hợp đồng là 1,84% và lý do khác là 13,6%. Nhu cầu việc làm ở thành thị ngày càng tăng trong khi đó số việc làm được tạo ra không theo kịp nhu cầu.
Đối với khu vực nông thôn, năm 2009 tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là cao do số đi học ít, số trên tuổi đi học còn tham gia lao động nhiều hơn so với thành thị. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tuy có những cải tiến do trong năm nhiều dự án ở nông thôn được tạo ra, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về việc làm ngày càng tăng ở khu vực nông thôn…
2.4.2. Tình hình sử dụng lao động trong từng khu vực kinh tế
2.4.2.1. Sử dụng lao động trong nông – lâm - ngư nghiệp
Lao động trong ngành nông nghiệp tăng về số lượng song tỷ trọng trong cơ cấu lao động giảm theo thời gian, đây là biểu hiện tốt trong việc sử dụng lao động. Đặc biệt lao động trong nông nghiệp mang tính thời vụ của nó mà tuyết đối không thể xóa bỏ được. Tính thời vụ trong nông nghiệp làm ảnh hưởng việc bố trí và sử dụng lao động.
Thời vụ sản xuất chính cần nhiều lao động nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Do đó, việc bố trí người lao động nông nghiệp phải xen kẽ nhiều ngành khác mới tận dụng được lao động có xu hướng giảm năm 2006 có 340.387 người xuống 297.215 người năm 2009. Giai đoạn 2006-2009, lao động trong nông nghiệp giảm 12,6%. Nguyên nhân là do công nghiệp và dịch vụ phát triển nên nhiều lao động trong nông nghiệp chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Bảng 2.11: Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp
Ngành 2005 2010 GDP % Lao động % GDP % Lao động % Tổng số(người) 2562 100 272097 100 3481 100 293078 100 Nông nghiệp 2441 92,3 259938 95,5 3318 95,3 279363 95,3 Lâm nghiệp 86 3,4 8106 3,0 105 3,0 8850 3,0 Thủy sản 35 4,3 4053 1,5 57 1,7 4865 1,7
Nguồn: Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Tây Ninh
Tây Ninh có tỷ lệ lao động nông nghiệp khá cao. Giai đoạn 2005 – 20010 lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng tăng, giảm không ổn định. Nhìn chung, lao động trong ngành nông nghiệp vẫn tăng. Ở Tây Ninh chủ yếu là trồng các loại cây như: cao su, mì, mía…trong những năm gần đây giá nông sản lên cao rất thuận lợi cho người nông dân. Do đó lực lượng lao động trong nông nghiệp không thay đổi ngược lại còn có xu
hướng tăng. Năm 2005 lao động trong ngành nông nghiệp 27209 người tăng lên 293078 người trong năm 2009.
Bên cạnh đó, trong các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chuyên môn của ngành nông nghiệp và thuỷ sản hiện có 317 cán bộ các cấp (không tính số công tác viên của ngành). Nguồn lực có chuyên môn kỹ thuật ở độ tuổi từ dưới 30 chiếm 5%; từ 30-50 tuổi chiếm 69,5%; từ 51 – 59 tuổi chiếm 25,5 %. Trong đó, số có trình độ cao đẳng, đại học trở lại chiếm 60,88%, số có trình độ trung cấp chiếm 37,53% và trình độ sơ cấp chỉ chiếm 1,59% trong tổng số.
Biểu đồ 2.10: Cơ cấu lao động trong nông nghiệp năm 2005 - 2010
Trong số các ngành nghề như trồng trọt, kinh tế, chăn nuôi thú y, khai thác thuỷ sản, nông học, lâm sinh…thì ngành chăn nuôi-thú y chiếm tỷ lệ cao nhất (20,82%). Sau đó là một số ngành như nông học (17,67%), kinh tế nông nghiệp chiếm 9,7%; trồng trọt (6%)…, điều này cho thấy nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật của ngành chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Để đáp ứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong ngành nông nghiệp, cần chú trọng đào tạo những nghề như phát triển nông thôn và khuyến nông, lâm sinh...
Mặc dù có sự dịch chuyển trong các năm gần đây nhưng hiện nay lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh (năm 2009, lao động trong ngành nông nghiệp, thuỷ sản là 297.215 người, chiếm 48,92% so với tổng số lao động đang hoạt động kinh tế của tỉnh). Tuy nhiên, lao động có chuyên môn kỹ thuật của ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm dưới 3,4% trong tổng số lao động của ngành, và chủ yếu là lao động phổ thông nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật là rất hạn chế. 95.3 3 1.7 2010 LĐ trong nông nghiệp
LĐ trong lâm nghiệp LĐ trong thủy sản 9 5. 5 3 1. 5 2005 0
Điều này cho thấy kinh tế Tây Ninh đang chậm phát triển, tình trạng thiếu lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật rất cao. Do đó trong tương lai, Tây Ninh cần phải chú trọng áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, đồng thời tiến hành đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao để đảm bảo số lao động trong nông nghiệp giảm nhưng năng suất và sản lượng nông nghiệp vẫn tăng nhằm nâng cao mức sống cho lao động nông nghiệp.
2.4.2.2. Sử dụng lao động trong công nghiệp
Công nghiệp và xây dựng là 2 ngành sản xuất đang có xu hướng phát triển nhanh trong những năm gần đây, tỷ trọng của 2 ngành này ngày càng tăng trong cơ cấu sản xuất của tỉnh. Hiện chiếm gần 21,78%; từ đó, lực lượng lao động có sự dịch chuyển từ các ngành khác qua lĩnh vực này, nhất là lao động nông nghiệp. Tuy nhiên, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và lao động lành nghề cũng còn nhiều hạn chế.
Bảng 2.11: Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng
Đơn vị GDP: tỷ đồng Lao động: Người Ngành 2001 2010 GDP % Lao động % GDP % Lao động % Tổng số(người) 785 100 65390 100 3762 100 134327 100 Khai thác, chế biến 66 8,5 37780 57,8 3078 81,8 97082 72,2
Sản xuất phân phối điện
626 79,7 969 1,5 212 5,6 1832 1,4
Ngành xây dựng 93 11,8 26641 40,7 472 12,6 35413 26,4
Nguồn: Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Tây Ninh
Trong những năm qua, công nghiệp – xây dựng Tây Ninh không ngừng phát triển đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Tốc độ tăng trưởng GDP trong công nghiệp giai đoạn 2001 – 2010 tăng nhanh. Từ năm 2001 đạt 785 tỷ đồng đến 2010 tăng lên 3762 tỷ đồng. Trong đó, tỷ trọng ngành chế biến chiếm ưu thế, năm 2001 chiếm 8,5% đến năm 2010 tăng nhanh chiếm 81,8%. Trong đó
chủ yếu là sản phẩm ngành công nghiệp chế biến mía, mì và cao su. Như vậy, ngành chế biến đã đóng góp rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của lao động trong công nghiệp và xây dựng Tây Ninh từ năm 2001 đến năm 2010 tăng lên nhanh chóng chiếm khoảng 105,4% sau 10 năm . Trong đó lao động trong ngành xây dựng tăng nhanh nhất trong vòng 10 năm tăng 32,9%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng đó là do trong những năm gần đây tỉnh đã chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp – xây dựng và có nhiều chính sách thích hợp để thu hút sự đầu tư trong nước và ngoài nước.
Biểu đồ 2.11: Cơ cấu lao động trong công nghiệp – xây dựng năm 2001 - 2010
Lực lượng lao động trong lĩnh vực xây dựng hiện nay phần lớn là chưa qua đào tạo (chiếm 60,89%) hoặc được đào tạo thông qua hình thức “nghề dạy nghề” tại công trường (chiếm 33,52%), năng suất và chất lượng còn nhiều hạn chế. Mặt khác, hình thức đào tạo này đã dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian đào tạo, chất lượng đào tạo không cao.
Hiện nay tỉnh đang chú trọng đầu tư vào vào các ngành công nghiệp với qui mô lớn. Tập trung đẩy mạnh sản xuất các khu công nghiệp ở Trảng Bàng, các khu chế xuất…đồng thời đẩy mạnh chương trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao.
2.4.2.3. Sử dụng lao động trong dịch vụ
Do nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hóa xóa bỏ bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Mặt khác nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, nhiều người không có công ăn việc làm, vì vậy vai trò của ngành dịch vụ càng quan trọng trong việc tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
Tây Ninh số lao động phục vụ cho ngành dịch vụ tương đối lớn và không ngừng tăng nhanh qua các năm. Năm 2001 số lượng lao động là 128360 người, so với năm 2010 tăng 42,7%, chiếm 30% tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh.
57.8 1.5 40.7 0 2001 72.2 1.4 26.4 0 2010 Khai thác, chế biến Sản xuất phân phối điện Ngành xây dựng
Bảng 2.12: Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ Đơn vị GDP: tỷ đồng Lao động: Người Ngành 2001 2010 GDP % Lao động % GDP % Lao động % Tổng số(người) 1487 100 128360 100 5745 100 183174 100 Thương nghiệp 426 28,6 67817 52,8 2727 47,5 74844 40,8 Khách sạn, nhà hàng 64 4,3 12110 9,4 401 6,9 31450 17,2 Tài chính, tín dụng 248 16,7 985 0,8 861 15 2150 1,2
Vận tải, kho bãi 247 16,6 10657 8,4 689 12 18700 10,2
Giáo dục, đào tạo 100 6,7 10656 8,3 375 6,5 15600 8,5
Hoạt động khác 492 27,1 26135 20,3 692 12,1 40430 22,1
Nguồn: Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Tây Ninh
Hàng năm ngành dịch vụ đã đóng góp một phần lớn vào cơ cấu GDP của tỉnh, năm 2001 chiếm 36,4% GDP tỉnh. Mặt dù cơ cấu GDP tăng chậm qua các năm nhưng đến năm 2010 GDP tăng lên nhanh chóng chiếm 44,2%. Như vậy, ngành dịch vụ đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển kinh tế của tỉnh.
Trong ngành dịch vụ, ngành thu hút được nhiều lao động nhất và đóng góp nhiều nhất vào cơ cấu GDP là ngành thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, tiếp đến là ngành vận tải, kho bãi. Các ngành này đã giải quyết được 68,4% lao động trong ngành dịch vụ và đóng góp 66,4% cho GDP tỉnh Tây Ninh.
Trong tương lai tỉnh sẽ chú trọng phát triển du lịch đồng thời đẩy mạnh các dịch vụ khách sạn nhà hàng để thu hút lao động từ nông nghiệp ssang phụ vụ trong ngành dịch vụ.
2.4.3. Nhận xét thực trạng sử dụng lao động Tây Ninh
Tây Ninh là tỉnh có nguồn lao động dồi dào đứng thứ 3 vùng Đông Nam Bộ, lao động có tinh thần cách mạng, cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất. điều này thuận lợi phát triển kinh tế đa dạng trong tương lai.
Bảng 2.13: Cơ cấu lao động theo ngành, nghề và thành phần kinh tế
TT Các chỉ tiêu 2005 2007 2009
Tổng số lao động làm việc(người) 579.034 602.886 607.541
I Khu vực Nhà nước (%) 6,9 6,3 5,9
1 Nông - Lâm - Ngư nghiệp (%) 1,1 1,1 1,1
2 Công nghiệp -Xây dựng (%) 1,5 1,1 0,5
3 Thương mại - Dịch vụ (%) 0,5 0,4 0,5
4 Khối Đảng - QLNN và ANQP (%) 1,0 1,0 1,0
5 Giáo dục và đào tạo (%) 2,2 2,1 2,2
6 Y tế (%) 0,4 0,3 0,4
7 Văn hóa thể thao (%) 0,1 0,2 0,1
8 Khác (%) 0.1 0,1 0,1
II Khu vực ngoài Nhà nước(%) 93,1 93,7 94
1 Nông - Lâm - Ngư nghiệp (%) 47,8 46,7 46
2 Công nghiệp - Xây dựng (%) 18,7 19,7 20,4
3 Thương mại - Dịch vụ (%) 26,6 27,3 7,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Tây Ninh)
Theo kết quả điều tra của ngành Lao động Thương binh và Xã hội, trong 5 năm (2006- 2010) đã có hơn 68.600 người được đào tạo các nghề ngắn hạn và dài hạn; giải quyết việc làm cho hơn 100 ngàn lao động, đạt 100,6% kế hoạch (trong đó bao gồm chỗ làm việc mới do tốc độ tăng trường kinh tế mang lại và số chỗ làm việc của thị trường lao động). Về cơ cấu lao động phân bổ trong các ngành kinh tế quốc dân chưa có sự chuyển biến lớn, nhưng do tỉnh có nhiều chủ trương, nhiều biện pháp tích cực về giải quyết việc làm và có nhiều nguồn vốn khác nhau ( 773, 327 , giao đất, giao rừng, vốn vay ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng phục vụ người nghèo, vốn 120,...) nên số người thiếu việc làm ngày càng có xu hướng giảm, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị giảm, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng bình quân 1,6%/năm giai đoạn 2006-2010, số người được giải quyết việc làm hàng năm tăng ổn định 22.019 người/năm.
Lao động trong khu vực sản xuất vật chất có xu hướng ổn định khoảng 70,7% lao động xã hội. Trong khu vực dịch vụ cũng tương đối ổn định 13 - 24% lực lượng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân. Đồng thời những năm gần đây có xu hướng tăng nhưng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và tận dụng hết công suất cũng như nguồn nguyên liệu, nguồn lao động hiện có của địa phương.
Tổng số lực lượng lao động năm 2009 có 680.108 người, lực lượng lao động đang làm việc có 607.541 người, cơ cấu lao động được phân bổ trong các nhóm ngành kinh tế với cơ cấu nông nghiệp chiếm 48,9%, công nghiệp - xây dựng 21,7%; thương mại - dịch vụ 29,3% số còn chưa được sử dụng chiếm 10,6% (khoảng 72.567 người bao gồm số người trong độ tuổi đang đi học, số người nội trợ và số chưa có việc làm).
Trong năm 2009, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế thì kết cấu lao động trong quốc doanh chiếm 5,9% và ngoài quốc doanh chiếm 94,1% - Điều này cho thấy mức độ thu hút lao động ngoài quốc doanh khá cao, đã thực sự thu hút lực lượng lao động còn dôi thừa trong tỉnh.
Đối với ngành Thương mại - Dịch vụ năm 2009 là 178.023 người chiếm 29,3% lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp xây dựng, du lịch dịch vụ. Trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự dịch chuyển từ trồng trọt sang chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời phát triển làng nghề nông thôn, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông