Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn lao động

Một phần của tài liệu sử dụng lao động tỉnh tây ninh thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 33)

5. Cấu trúc của đề tài

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn lao động

1.2.3.1. Thị trường sức lao động

Thị trường sức lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một bên là người có sức lao động để bán và một bên là người cần mua sức lao động dựa trên nguyên tắc thỏa thuận về giá (tiền công, tiền lương) và các điều kiện khác.

Sức lao động là một trong những yếu tố cơ bản của sản xuất. Trong đó nền kinh tế thị trường, sức lao động cũng trở thành hàng hóa.

Các điều kiện cần thiết để sức lao động trở thành hàng hóa:

- Bản thân sức lao động phải có giá trị kinh tế nhất định, phải có khả năng thường xuyên làm ra số lượng sản phẩm thặng dư.

- Người lao động được tự do về thân thể và độc lập về nhân cách, là người chủ sở hữu sức lao động của mình, có thể tự do sử dụng lao động của mình.

- Người lao động không có hoặc không có đủ tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt để sinh sống mới phải bán sức lao động.

Sức lao động trở thành hàng hóa ngay từ cuối thời kỳ phong kiến, khi nền sản xuất hàng hóa nhỏ mới được hình thành, cho phép có tích lũy tư bản nguyên thủy và phân hóa xã hội ra thành hai cực.

Nếu trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sức lao động không được công nhận là hàng hóa, nên không ai có quyền mua đi bán lại, thì trong nền kinh tế thị trường XHCN, việc thương phẩm hóa sức lao động đã nảy sinh như một nhu cầu khách quan[14].

Thị trường lao động tồn tại trong toàn nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên việc hạch toán hành hóa sức lao động biểu hiện rỏ ràng, cụ thể nhất ở khu vực sản xuất vật chất. Khu vực phi sản xuất vật chất, đặc biệt là lao động hành chính sự nghiệp, sản phẩm đầu ra là hiệu quả kinh tế - xã hội sau một thời gian dài, khó định lượng nên việc hạch toán sức lao động thể hiện một cách trù tượng[14].

Mỗi ngành sản xuất có nhu cầu về lao động khác nhau. Đối với cùng một ngành sản xuất lại có sự mâu thuẩn giữa mở rộng thị trường việc làm với sự áp dụng công nghệ mới. Công nghệ càng hiện đại vốn sản xuất càng lớn, lực lượng lao động càng ít.

Ngày nay, nguồn nhân lực cao cấp và công nhân có tay nghề cao vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà tuyển dụng. Thị trường đang rất cần các chuyên gia về quản trị kinh doanh, kĩ thuật viên, lập trình viên, các nhà quản lí trung gian hiểu biết về tài chính và tiếp thị với yêu cầu là có trình độ tiếng Anh nhất định. Tuy nhiên nguồn cung ứng này vẫn còn hạn chế.

Bên cạnh đó, kĩ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác để hoàn thành công việc của người lao động Việt Nam vẫn chưa cao. Nhiều nhà quản lí nước ngoài đã nhận xét: “Lao động Việt Nam làm việc rất tốt khi tự mình giải quyết công việc, nhưng nếu đặt họ trong một nhóm thì hiệu quả kém đi nhiều”. Chính điều đó đã khiến cho nhiều doanh nghiệp không thể thành đạt được, cho dù họ đã tập hợp được đội ngủ công nhân có trình độ tay nghề cao.

Do đó, Việt Nam muốn mở rộng thị trường lao động ra thế giới thì cần phải giải quyết một số vấn đề sau:

- Dự báo được nhu cầu của thị trường lao động ngoài nước về ngành nghề, trình độ chuyên môn cần đào tạo.

-Các trường dạy nghề cần phải phối hợp với doanh nghiệp xuất khẩu để biết được yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài về lao động Việt Nam.

-Tăng cường đào tạo ngoại ngữ trong quá trình đào tạo nghề theo chương trình của từng nghề.

-Tạo điều kiện vay vốn cho người lao động có thể chi phí học nghề, ngoại ngữ, chi phí xuất cảnh đi làm việc nước ngoài…

1.2.3.2. Cơ cấu kinh tế

- Cơ cấu lao động theo ngành: Các nước đang phát triển ngành nông nghiệp, lao động chiếm số lượng lớn. Trong khi đó, ở những nước phát triển thì tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ được nâng cao. Người lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ có tính năng động cao, có kĩ luật và tác phong lao động tốt.

Bảng 1.1: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở Việt Nam

Đơn vị: % Ngành kinh tế 2000 2005 2009 Tổng số 100,0 100,0 100,0 Nông nghiệp 65,09 57,10 51,90 Công nghiệp 13,11 18,20 21,40 Dịch vụ 21,80 24,70 26,70

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam qua các năm

Nước ta trong những năm gần đây, cơ cấu lao động theo ngành có xu hướng thay đổi lớn. Lao động trong ngành dịch vụ, công nghiệp tăng. Ngược lại thì lao động ngành nông nghiệp lại có xu hướng giảm mạnh. Điều đó cho thấy, kinh tế Việt Nam có bước chuyển đáng kể theo hướng hiện đại hóa.

- Cơ cấu thành phần kinh tế đơn điệu làm cho người lao động bị gò bó, phát huy không hết khả năng của mình. Thành phần kinh tế đa dạng mở đường cho người lao động tự chủ, phát huy hết khả năng về vốn, sức khỏe, thời gian và trình độ của mình để mở mang sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản than và xã hội.

- Cơ cấu lãnh thổ ảnh hưởng đến sự phân bố lao động theo lãnh thổ và đặc trưng cơ cấu nghề nghiệp ở từng địa phương. Sự chuyên môn hóa của các vùng kinh tế tạo nên sự chuyên môn hóa lao động của vùng. Đồng thời, sự phát triển tổng hợp vùng sẽ tận dụng tiềm năng lao động của vùng để phát triển kinh tế - xã hội và tăng lực lượng lao động dịch

vụ, tao những mối liên hệ hữu cơ trong và ngoài vùng, ổn định và phát triển vùng kinh tế. Cơ cấu lãnh thổ vùng kinh tế - xã hội càng phát triển, càng tạo đều kiện sử dụng hợp lý nguồn lao động, tạo nên sức mạnh của nền kinh tế.

1.2.3.3. Dân số và sự gia tăng dân số

Dân số và sự gia tăng dân số quyết định mức độ gia tăng lao động. Thông thường, gia tăng dân số tự nhiên cao thì mức gia tăng lao động cũng cao và ngược lại. Gia tăng dân số cơ học cao dẫn đến tình trạng tăng, giảm quy mô lao động một cách đột biến tại nơi nhập cư và xuất cư, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nơi có tỷ lệ nhập cư quá cao so với nhu cầu lao động của vùng sẽ có nguy cơ thiếu việc làm - thừa lao động ngược lại nơi có tỷ lệ xuất cư quá lớn thì nguy cơ thiếu lao động rất cao.

Ở các nước đang phát triển có số lượng lao động đông đảo, cơ cấu kinh tế nông nghiệp lạc hậu, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, cơ sở hạ tầng yếu kém. Lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn tạo nên sức ép việc làm lớn dẫn đến di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, từ đồng bằng tới vùng núi cao, từ nước có lao động dư sang những nước thiếu lao động.

1.2.3.4. Chính sách sử dụng lao động

Chính sách Nhà nước đóng vai trò quan trọng tác động đến việc sử dụng nguồn lao động. Chính sách phân bố nguồn lao động hợp lý từ nông thôn ra thành thị, từ đồng bằng lên miền núi sẽ giải quyết nguồn lao động từ nơi thừa sang nơi thiếu, góp phần làm giảm sức ép việc làm ở những vùng đông dân của các nước trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển.

Đồng thời, trong mọi thời đại, giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Trên thực tế giáo dục đào tạo là nền tảng, cơ sở trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh; là nguồn gốc sự thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai ở Mỹ; là gốc rễ ưu thế về kỹ nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba ở Nhật. Vì vậy, trên thế giới có rất nhiều quốc gia đã lập kế hoạch “phát triển khả năng con người” và “chiến lược phát triển con người”…như Nhật Bản, Thụy Điển, các nước Đông Âu, Trung Quốc…

Ngày nay, nước ta cũng đã chú ý hơn đến công tác giáo dục- đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động trong quá trình CNH, HĐH đất nước.

1.3.Đặc điểm lao động ở Việt Nam

Nguồn lao động của nước ta có tiềm năng to lớn song cũng là sức ép nặng nề với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 2009, Việt Nam có 47.4 triệu lao động đang làm việc, trong đó chiếm ¾ là lao động ở nông thôn. Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh năm 2009 có 55.8 triệu người, bình quân mỗi năm tăng hơn 1 triệu lao động.

Bảng 1.2: Dân số Việt Nam phân theo nhóm tuổi

Đơn vị: %

Năm 1999 2009

Nhóm dân số dưới 15 tuổi 34 25

Nhóm dân số 15-59 tuổi 58 66

Nhóm dân số trên 60 tuổi 8 9

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam qua các năm

Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh, theo kết quả điều tra cho thấy, so với kết quả của cuộc Tổng điều tra năm 1999, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33% giảm xuống còn 25% trong năm 2009. Trong khi đó, tỷ lệ dân số của nhóm 15 – 59 tuổi tăng từ 58% năm 1999 tăng lên 66% năm 2009. Còn nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 8% lên 9% tương ứng trong hai cuộc tổng điều tra.

Sự biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi đã và đang tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta vừa tạo ra cơ hội và nảy sinh những thách thức lớn. Nếu theo tỷ trọng như trên thì Việt Nam đang ở trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, vì đang chiếm ưu thế rất lớn về lực lượng lao động, là lợi thế rất lớn cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế nhưng cũng gây không ít khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội liên quan.

Ở nước ta số lao động thiếu việc làm và thất nghiệp còn cao. Tuy cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nên hàng năm đã tạo hơn một triệu chỗ làm mới. Song tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn ở mức cao.

Chất lượng nguồn lao động đã được cải thiện lớn, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kĩ thuật có trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hành, du lịch, bán hàng…Do đó, nước ta có nhiều nghề phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động của

ta xuất khẩu chủ yếu là lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng.

Tiểu kết chương 1

Nguồn lao động là nguồn lực mạnh, quan trọng nhất trong các nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Đó không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu của sự phát triển, là cơ sở phục vụ lợi ích con người. Tuy nhiên, vấn đề phát huy sức mạnh của nguồn lực này như thế nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt vào trình độ và kỹ năng của người lao động. Nguồn lao động với quy mô lớn nếu không biết cách sử dụng sẽ trở thành vật cản và ngược lại, với quy mô nhỏ song biết cách sử dụng lại có thể thúc đẩy sự phát triển một cách nhanh chóng. Việt Nam là nước có nguồn lực lao động dồi dào, đầy triển vọng để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Cho nên vấn đề sử dụng hợp lý và đào tạo nguồn nhân lực hiện nay là vấn đề cấp bách hàng đầu cần được giải quyết.

Tây Ninh là một tỉnh nghèo giáp biên giới ở vùng Đông Nam Bộ, nguồn lao động tương đối lớn so với các tỉnh trong vùng nhưng lại mang đặc trưng nguồn lao động của một nước đang phát triển: chất lượng chưa cao, sử dụng chưa hiệu quả, thất nghiệp nhiều, năng suất lao động thấp. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động là vấn đề cấp thiết nhất hiện nay. Do đó, cần nghiên cứu, phân tích và đưa ra những biện pháp thích hợp để sử dụng, khai thác có hiệu quả nguồn lao động. Tiến hành chủ động phân bố lại lao động theo lãnh thổ, theo ngành nghề cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh.

Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở TÂY NINH

Một phần của tài liệu sử dụng lao động tỉnh tây ninh thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)