Dự báo cun g cầu lao động đến năm 2020

Một phần của tài liệu sử dụng lao động tỉnh tây ninh thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 82)

5. Cấu trúc của đề tài

3.2. Dự báo cun g cầu lao động đến năm 2020

3.2.1. Dự báo nguồn lao động giai đoạn 2011-2020

3.2.1.1. Dân số

Dân số 2015 toàn tỉnh đến năm 2015 sẽ đạt khoảng 1.119.536 người, năm 2020 là 1.170.830 người.

Dân số thành thị tăng nhanh về số tuyệt đối và tương đối, năm 2015 là 188.195 người, chiếm 16,81% dân số, năm 2020 là 231.355 người, chiếm 19,76% dân số.

Bảng 3.1. Hiện trạng và dự báo dân số tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ Hiện trạng Quy hoạch 2009* 2010 2015 2020 Dân số TB % 1.066.513 1.075.170 1.119.536 1.170.830 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,09 1,00 0,98 0,95

Tỷ lệ tăng cơ học Người -0,11 -0,09 -0,06 -0,04

Số người độ tuổi

lao động Người 738.598 753.045 801.617 829.345

(*)Dân số năm 2009 là dân số điều tra ngày 01/4/2009

Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh, 2009 3.2.1.2. Nguồn lao động

Dân số tỉnh Tây Ninh từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính

Dân số 15 tuổi trở lên đến năm 2015 là 886.516 người chiếm 79,1% tổng dân số, năm 2020 là 950.375 người, chiếm 81,1% tổng dân số.

Bảng 3.2: Dự báo nguồn lao động Tây Ninh giai đoạn 2010 – 2020

Đơn vị: Người

Năm 2010 2015 2020

Dân số 1.075.170 1.119.536 1.170.830

Dân số hoạt động kinh tế 623.120 698.043 765.147

Dân số không hoạt động

kinh tế 196.658 194.590 171.638

Lao động Nông-Lâm-Ngư 612.379 695.237 799.823

Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh, 2009

Số người trong độ tuổi lao động

Dân số trong độ tuổi lao động tăng bình quân 14,5 ngàn người/năm, đến năm 2015 dân số trong độ tuổi lao động là 771.711 người chiếm 68,93% tổng dân số; năm 2020 là 793.827 người, chiếm 68,12% tổng dân số.

Dân số trong độ tuổi lao động của nam cao hơn nữ và tỷ lệ này tương đối ổn định trong giai đoạn từ 2010 - 2020. Năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động của nam là 397.843 người, chiếm tỷ lệ 52,83% tổng dân số trong độ tuổi, tăng lên 424.221 người năm 2020 và tỷ lệ 53,44%.

Bảng 3.3: Phân bố dân số tỉnh Tây Ninh từ 15 tuổi trở lên theo giới tính Năm Tổng dân số (người) Dân số từ 15 tuổi trở lên (số người) Nam Nữ Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 2010 1.075.170 818.710 388.265 49,76 392.011 50,24 2011 1.083.771 827.902 411.964 49,76 415.938 50,24 2012 1.092.442 835.950 416.052 49,77 419.898 50,23 2013 1.101.181 852.061 424.071 49,77 427.990 50,23 2014 1.109.991 865.978 431.084 49,78 434.894 50,22 2015 1.119.536 886.516 441.396 49,79 445.120 50,21 2016 1.129.612 893.959 445.192 49,80 448.767 50,20

2017 1.139.778 908.440 452.585 49,82 455.855 50,18

2018 1.150.036 922.689 459.776 49,83 462.913 50,17

2019 1.160.387 938.305 467.745 49,85 470.560 50,15

2020 1.170.830 950.375 473.857 49,86 476.518 50,14

Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh, 2009

Số người trên tuổi lao động: Toàn tỉnh tổng số người trên tuổi lao động chiếm bình quân 7,2% tổng dân số.

Dân số bước vào tuổi lao động

Vào năm 2010 số người bước vào tuổi lao động là 20.335 người, số bước vào tuổi lao động chênh lệch không nhiều trong kỳ dự báo (khoảng 20.208 người mỗi năm).

Số ra khỏi tuổi lao động có sự tăng dần từ khoảng 5000 người năm 2009 lên đến gần 7400 người năm 2015.

Qua kết quả dự báo cho thấy, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên không tham gia hoạt động kinh tế được tính toán từ số liệu những năm 1999 đến năm 2009 và lấy các tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế năm 2009 làm năm gốc. (Lấy năm 2009 làm năm gốc để ước lượng vì các tỷ lệ ổn định hơn).

Bảng 3.4: Tình trạng hoạt động kinh tế của Dân số 15 tuổi trở lên

Đơn vị: người

Năm Tổng dân số Dân số 15 tuổi trở lên Dân số HĐKT Dân số không HĐKT Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ 2010 1.075.170 818.710 623.120 76,11 196658 23,89 2011 1.083.771 827.902 637.733 77,03 199.856 22,97 2012 1.092.442 835.950 651.372 77,92 198.789 22,08 2013 1.101.181 852.061 666.397 78,21 193.077 21,79 2014 1.109.991 865.978 681.698 78,72 190.688 21,28 2015 1.119.536 886.516 698.043 78,74 194.590 21,26 2016 1.129.612 893.959 710.876 79,52 189.162 20,48 2017 1.139.778 908.440 726.934 80,02 189.410 19,98 2018 1.150.036 922.689 739.351 80,13 185.737 19,87

2019 1.160.387 938.305 752.708 80,22 184.752 19,78

2020 1.170.830 950.375 765.147 80,51 171.638 19,49

Dân số 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế cung lao động, năm 2010 là 623.120 và 2015 là 698.043 người. Giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 1,82%/năm tương ứng khoảng 13.000; đến năm 2020 là 765.147 người. Giai đoạn 2011 – 2020: Tăng bình quân 1,48 %/ năm khoảng 12.000 người / năm.

Trung bình hàng năm cung LLLĐ trong độ tuổi tăng thêm khoảng 12,5 ngàn người/năm thời kỳ 2011-2020. Đây là một thách thức không nhỏ cho Tỉnh trong việc đào tạo nghề, giải quyết công ăn việc làm cho những người mới gia nhập thị trường lao động. Đồng thời là vấn đề cần giải quyết cho phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh trong giai đoạn tới.

3.2.2 Dự báo cầu lao động thời kỳ 2011-2020

Dự báo cầu về lao động được xây dựng dựa trên dự báo giá trị gia tăng (hoặc GDP theo ngành), tính theo giá cố định của các ngành: nông nghiệp, công nghiêp - xây dựng, thương mại dịch vụ. Sử dụng kết quả dựa báo GDP các ngành theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2020 khoảng 15,0-15,5%. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân 5,5-6,0%, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân khoảng 20,0-21,0%, khu vực dịch vụ khoảng 14,5-15,0%.

Bảng 3.5: Dự báo GDP và cơ cấu GDP đến năm 2020

Đơn vị: Tr.đồng

Năm Tổng số

Nông- Lâm-Ngư nghiệp Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ GDP Tỷ trọng GDP Tỷ trọng GDP Tỷ trọng 2010 12.989 3.482 26,8 3.763 29,0 5.745 44,2 2015 24.955 4.550 18,2 9.294 37,2 11.110 44,5 2020 51.886 5.947 11,5 23.297 44,9 22.642 43,6

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh. Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010 - 2020

Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về tốc độ phát triển, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, không ngừng cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tạo tiền đề để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá nhằm thực hiện thành công mục tiêu tổng quát đến 2020.

Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động, phương án đưa ra ước lượng năng suất lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp sẽ tăng nhanh hơn, ngành công nghiệp và xây dựng áp dụng đa dạng cả công nghệ cao và công nghệ trung bình, phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, nhằm thu hút nhiều lao động từ khu vực nông nghiệp nông thôn. Ngành thương mại dịch vụ đa dạng hoá các lĩnh vực vừa có loại hình dịch vụ cao cấp như phát triển hệ thống Ngân hàng, Bảo hiểm, Tài chính… phát triển khách sạn, nhà hàng cùng với mở mang các loại hình dịch vụ cá nhân và công cộng thông thường nhằm thu hút lao động tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động trong nền kinh tế.

Biểu đồ 3.1: Dự báo cơ cấu kinh tế tỉnh Tây Ninh (2010-2020)

Kết quả dự báo theo mục tiêu gắn với chương trình phát triển mạnh các khu công nghiệp, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá. Tây Ninh thuận lợi cho việc phát triển một ngành nông nghiệp sinh thái đa dạng, cùng với phát triển các loại hình thương mại dịch vụ, phục vụ cho các ngành kinh tế tiến tới một nền sản xuất hiện đại, đáp ứng nền kinh tế thị trường cạnh tranh.

Ngành thương mại-dịch vụ phát triển đa dạng các loại hình, hình thành các trung tâm thương mại ở thành thị, các cụm thương mại ở nông thôn, hệ thống chợ. Phát triển các hình thức dịch vụ thương mại tiên tiến phù hợp điều kiện địa phương như : dịch vụ mạng, Ngân hàng, Bảo hiểm, Thị trường chứng khoán.... Vì vậy cơ cấu lao động có sự thay đổi tích cực.

Với mục tiêu tạo nhiều việc làm, giảm thất nghiệp cho người lao động; giảm và duy trì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên xuống chỉ còn từ 3-4% trong tổng cung lao động, ngành thương

26.8 29 44.2 0 2010 18.2 37.2 44.5 0 2015 11.5 44.9 43.6 0 2020

mại dịch vụ vừa phát triển theo chiều sâu, vừa phát triển mạnh theo chiều rộng, với mục tiêu đa dạng hoá ngành tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động chuyển dịch từ ngành nông- lâm-ngư nghiệp. Theo phương án này, kinh tế Tây Ninh sẽ có bước chuyển biến lớn tiệm cận với trình độ phát triển chung của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, với đòi hỏi về huy động nguồn lực không quá lớn, có thể thực hiện được.

Năm 2015 nhu cầu sử dụng 695.237 lao động, năm 2020 sử dụng 799.823 người. Giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng bình quân 1,86% năm, mỗi năm tạo ra khoảng 11.500 chỗ làm việc mới. Giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng bình quân 2,27% năm, thu hút khoảng 16.300 người/ năm. Năm 2020 có khả năng thiếu lao động, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì trên 15,6% năm.

Bảng 3.6: Dự báo nhu cầu lao động và cơ cấu lao động theo ngành

Đơn vị: người

Năm Tổng số Nông- Lâm- Ngư

Công nghiệp-xây

dựng Dịch vụ

Nhu cầu Tỷ trọng Nhu cầu Tỷ trọng Nhu cầu Tỷ trọng

2010 612.379 284.940 46,5 138.704 22,6 188.735 30,8 2011 633.898 281.134 44,3 150.551 23,7 202.340 31,9 2012 648.706 273.624 42,1 161.398 24,8 213.684 32,9 2013 663.859 264.481 39,8 173.798 26,1 225.646 33,9 2014 679.367 256.529 37,7 184.992 27,2 237.914 35,0 2015 695.237 248.895 35,8 196.335 28,2 250.077 35,9 2016 714.999 241.241 33,7 208.851 29,2 264.979 37,1 2017 735.322 230.744 31,3 222.435 30,2 282.217 38,4 2018 756.223 223.010 29,5 234.051 30,9 299.162 39,6 2019 777.717 219.394 28,2 243.814 31,3 314.509 40,5 2020 799.823 215.392 26,9 254.264 31,8 330.247 41,3

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh,2009

Về cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế: năm 2015. Tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông - lâm ngư - nghiệp đã giảm xuống còn 35,80%; tỷ lệ lao động làm việc trong ngành thương mại dịch vụ là cao nhất chiếm tới 35,87%; ngành công nghiệp xây dựng có tỷ lệ lao động trong tổng số chung là 28,24%. Như vậy theo phương án này, cơ cấu lao động đã có sự tiến bộ, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất, với xu

hướng phát triển kinh tế và hướng áp dụng khoa học công nghệ như vậy thì lao động trong ngành nông nghiệp sẽ giảm xuống nữa, đến năm 2020 chỉ còn chiếm từ 26-27% trong tổng lao động, ngành thương mại-dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 41,29%.

3.4.3. Nhận định cung cầu lao động Tây Ninh thời kỳ 2011-2020

Trong giai đoạn 2011-2020, tổng số người có nhu cầu việc làm bình quân hàng năm là 703,026 ngàn, trong khi đó số việc làm được tạo ra từ các chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội là 710,515 ngàn. Như vậy nếu trừ đi số thất nghiệp cho phép (được tính bằng tổng số lao động trong độ tuổi khu vực thành thị nhân với tỷ lệ thất nghiệp cho phép), thì số người cần phải giải quyết việc làm bình quân hàng năm thông qua các chương trình khác (xuất khẩu lao động, chương trình 120...) cho giai đoạn 2011-2015 là 14,176 ngàn.

Biểu đồ 3.2: Cung - cầu lao động Tây Ninh 2010-2020

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2016-2020, do tốc độ phát triển của nền kinh tế vẫn tiếp tục duy trì với tốc độ tăng trưởng cao, trong khi mức tăng cung lao động giảm dần (do tốc độ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2016-2020 thấp) nên Tây Ninh không hề có áp lực giải quyết việc. Cụ thể, từ năm 2016 đến năm 2020 nhu cầu việc làm của nền kinh tế luôn lớn hơn cung lao động của số người trong đô tuổi hoạt động kinh tế, đến năm 2016, Tây Ninh đã thiếu hụt 4,1 ngàn lao động; thậm chí tới năm 2020, Tây Ninh sẽ thiếu hụt khoảng 34,67 ngàn lao động.

Hệ thống ngành, nghề đào tạo gắn liền với quá trình phát triển và phân bố lực lượng sản xuất và xu hướng phát triển kinh tế của địa phương. Vì vậy, ngành, nghề đào tạo phải

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 cầu cung

phù hợp và dựa trên cơ sở phân bố lực lượng sản xuất, tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội.

Tây Ninh là tỉnh có quy mô vừa phải về diện tích. Tuy nhiên xét về các điều kiện tự nhiên, các điều kiện và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong triển vọng đến năm 2020, Tây Ninh có thể phân thành 3 vùng phát triển kinh tế - xã hội.Trên cơ sở 3 vùng phát triển kinh tế xã hội này; vấn đề hệ thống ngành, nghề đào tạo cần căn cứ với định hướng phát triển; cụ thể như sau:

Vùng phía Bắc tỉnh

+ Phát triển nông nghiệp theo hướng hình thành vùng các cây công nghiệp tập trung bảo đảm cơ sở nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến.

+ Phát triển du lịch theo hướng kết hợp du lịch văn hóa và du lịch sinh thái.

+ Phát triển kinh tế cửa khẩu với quy mô hợp lý nhằm tạo điều kiện nâng cao tiềm lực kinh tế.

+ Hình thành các cụm công nghiệp quy mô vừa, hợp lý gắn với việc bố trí lại dân cư theo hướng hình thành các điểm dân cư đô thị.

Vùng trung tâm

+ Tập trung đầu tư phát triển để vùng trở thành trung tâm chính trị kinh tế, xã hội của tỉnh với hạt nhân là Thị xã Tây Ninh (hướng phát triển lên quy mô thành phố trực thuộc).

+ Tập trung đầu tư phát triển dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thương mại, bưu chính - viễn thông, tài chính ngân hàng, du lịch... tạo ra sức hút và thúc đẩy các vùng khác phát triển, nhất là vùng phía Bắc tỉnh.

+ Hình thành và phát triển của các cụm công nghiệp sạch, chất lượng cao, làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

+ Gắn liền sự hình thành phát triển dịch vụ, phát triển các công nghiệp với việc hình thành các khu đô thị và các trung tâm thương mại và dịch vụ hiện đại tại khu vực Trung tâm của tỉnh

+ Tranh thủ các cơ hội lan toả đầu tư từ khu vực thành phố Hồ Chí Minh, tạo ra bước phát triển nhanh chóng trên cơ sở phát triển công nghiệp, dịch vụ.

+ Xúc tiến đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp các điểm dân cư đô thị gắn liền sự hình thành và phát triển của các khu, cụm công nghiệp, các trung tâm dịch vụ, trong đó khu công nghiệp Trảng Bàng có vai trò động lực cho sự phát triển.

+ Phát triển nhanh dịch vụ thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế mà nòng cốt là khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài.

+ Phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp hướng về xuất khẩu hướng tới khai thác thị trường Căm - Pu -Chia, thị trường Thái Lan... thông qua chương trình hợp tác GMS

+ Phát triển các khu cụm công nghiệp, nhằm khai thác điều kiện thuận lợi của khu vực phía Nam, nơi có trục đường xuyên á đi qua.

+ Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng các vùng đất thấp trong vùng.

+ Hình thành các điểm đô thị, dân cư nông thôn gắn với sự phát triển của các khu cụm công nghiệp và khu kinh tế cưa khẩu, đặc biệt là khu đô thị trong tổng thể khu đô thị Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An.

Một phần của tài liệu sử dụng lao động tỉnh tây ninh thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)