Nhận xét thực trạng sử dụng lao động Tây Ninh

Một phần của tài liệu sử dụng lao động tỉnh tây ninh thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 74)

5. Cấu trúc của đề tài

2.4.3. Nhận xét thực trạng sử dụng lao động Tây Ninh

Tây Ninh là tỉnh có nguồn lao động dồi dào đứng thứ 3 vùng Đông Nam Bộ, lao động có tinh thần cách mạng, cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất. điều này thuận lợi phát triển kinh tế đa dạng trong tương lai.

Bảng 2.13: Cơ cấu lao động theo ngành, nghề và thành phần kinh tế

TT Các chỉ tiêu 2005 2007 2009

Tổng số lao động làm việc(người) 579.034 602.886 607.541

I Khu vực Nhà nước (%) 6,9 6,3 5,9

1 Nông - Lâm - Ngư nghiệp (%) 1,1 1,1 1,1

2 Công nghiệp -Xây dựng (%) 1,5 1,1 0,5

3 Thương mại - Dịch vụ (%) 0,5 0,4 0,5

4 Khối Đảng - QLNN và ANQP (%) 1,0 1,0 1,0

5 Giáo dục và đào tạo (%) 2,2 2,1 2,2

6 Y tế (%) 0,4 0,3 0,4

7 Văn hóa thể thao (%) 0,1 0,2 0,1

8 Khác (%) 0.1 0,1 0,1

II Khu vực ngoài Nhà nước(%) 93,1 93,7 94

1 Nông - Lâm - Ngư nghiệp (%) 47,8 46,7 46

2 Công nghiệp - Xây dựng (%) 18,7 19,7 20,4

3 Thương mại - Dịch vụ (%) 26,6 27,3 7,2

(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Tây Ninh)

Theo kết quả điều tra của ngành Lao động Thương binh và Xã hội, trong 5 năm (2006- 2010) đã có hơn 68.600 người được đào tạo các nghề ngắn hạn và dài hạn; giải quyết việc làm cho hơn 100 ngàn lao động, đạt 100,6% kế hoạch (trong đó bao gồm chỗ làm việc mới do tốc độ tăng trường kinh tế mang lại và số chỗ làm việc của thị trường lao động). Về cơ cấu lao động phân bổ trong các ngành kinh tế quốc dân chưa có sự chuyển biến lớn, nhưng do tỉnh có nhiều chủ trương, nhiều biện pháp tích cực về giải quyết việc làm và có nhiều nguồn vốn khác nhau ( 773, 327 , giao đất, giao rừng, vốn vay ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng phục vụ người nghèo, vốn 120,...) nên số người thiếu việc làm ngày càng có xu hướng giảm, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị giảm, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng bình quân 1,6%/năm giai đoạn 2006-2010, số người được giải quyết việc làm hàng năm tăng ổn định 22.019 người/năm.

Lao động trong khu vực sản xuất vật chất có xu hướng ổn định khoảng 70,7% lao động xã hội. Trong khu vực dịch vụ cũng tương đối ổn định 13 - 24% lực lượng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân. Đồng thời những năm gần đây có xu hướng tăng nhưng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và tận dụng hết công suất cũng như nguồn nguyên liệu, nguồn lao động hiện có của địa phương.

Tổng số lực lượng lao động năm 2009 có 680.108 người, lực lượng lao động đang làm việc có 607.541 người, cơ cấu lao động được phân bổ trong các nhóm ngành kinh tế với cơ cấu nông nghiệp chiếm 48,9%, công nghiệp - xây dựng 21,7%; thương mại - dịch vụ 29,3% số còn chưa được sử dụng chiếm 10,6% (khoảng 72.567 người bao gồm số người trong độ tuổi đang đi học, số người nội trợ và số chưa có việc làm).

Trong năm 2009, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế thì kết cấu lao động trong quốc doanh chiếm 5,9% và ngoài quốc doanh chiếm 94,1% - Điều này cho thấy mức độ thu hút lao động ngoài quốc doanh khá cao, đã thực sự thu hút lực lượng lao động còn dôi thừa trong tỉnh.

Đối với ngành Thương mại - Dịch vụ năm 2009 là 178.023 người chiếm 29,3% lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp xây dựng, du lịch dịch vụ. Trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự dịch chuyển từ trồng trọt sang chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời phát triển làng nghề nông thôn, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn từ 77% năm 2000 lên 78 năm 2005 và đạt 86% năm 2010.

Nền kinh tế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006-2009 mỗi năm tạo ra khoảng 6000 chỗ làm việc mới, tốc độ tăng bình quân 2,7% chỗ làm việc mới, trong đó độ tuổi trẻ chiếm đa số. Nhóm tuổi 15 – 34 chiếm 69,9% số người đang làm việc năm 1999, và chiếm 66,3% năm 2009, tỷ lệ này có xu hướng giảm do số người đi học văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ (Nghề, TH chuyên nghiệp, CĐ, ĐH) ngày càng tăng ở nhóm tuổi 15 –24.

Với số người hoạt động kinh tế nhưng không có việc làm toàn tỉnh có 8.622 người (2009) trong đó thành thị chiếm 20,1% và nông thôn 79,9% tổng số so với số người thiếu việc làm. Tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị năm 2009 là 4%, năm 2010 là 3,9%. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đến cuối năm 2009 là 86%, với tỷ lệ này ở nông thôn thấp hơn thành thị là do nhu cầu làm việc ở thành thị có điều kiện cao hơn ở nông thôn về trình độ chuyên môn kỹ thuật và các điều kịên khác mà người lao động không đáp ứng được, điều này chứng tỏ tay nghề trong đội ngũ nguồn lao động còn quá thấp. Nếu so tổng nguồn lao động hiện có với tổng lao động trong độ tuổi mới sử dụng đạt tỷ lệ thấp. Như vậy số lao động còn chưa được sử dụng so với nguồn lao động của tỉnh chiếm khoảng 10,6%, tương ứng cứ 100 người bổ sung cho nguồn lao động ta mới sử dụng được 89 người, còn 11 người không đuợc sử dụng. Đây là nguồn lao động được coi là lãng

phí và là sức ép lớn trong việc giải quyết việc làm, là điều bất cập hiện nay của tỉnh Tây Ninh trong việc sử dụng nguồn nhân lực.

Vì vậy cần đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, nội dung đào tạo phải gắn với yêu cầu của sản xuất, khắc phục tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, khắc phục tình trạng yếu kém về trình độ tay nghề và kỹ năng thực hành.

Tiểu kết chương 2

Qua thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động của tỉnh Tây Ninh có thể thấy nguồn lao động của tỉnh có quy mô tương đối lớn. Tây Ninh là tỉnh khá đông dân, về số dân tỉnh đứng hàng thứ ba sau Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai trong các tỉnh Đông Nam Bộ.

Dân cư Tây Ninh phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thị xã, thị trấn, đồng bằng ven sông, gần các trục đường giao thông, mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 264,6 người/km2. Theo điều tra năm 2009, lĩnh vực nông - lâm - thủy sản là 297.215 người (chiếm 48,92%), lĩnh vực công nghiệp – xây dựng là 132.303 người (chiếm 21,78%), lĩnh vực du lịch - thương mại dịch vụ chiếm 29,30% . Số liệu cho thấy lao động dịch chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp thủy sản sang lĩnh vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ là chủ yếu, do một số doanh nghiệp mới ra đời và một số doanh nghiệp mở rộng nên đã thu hút được một số lao động rất lớn vào làm việc.

Một số xã có quá nhiều cụm dân cư nhỏ, phân bố phân tán, không thuận lợi cho việc xậy dựng hệ thống cơ sở đào tạo nghề cũng như hệ thống mạng lưới trường học, nhất là bậc tiểu học và mẫu giáo.

Bên cạnh đó, di cư thuần tính chung của tỉnh Tây Ninh ở mức âm. Hàng năm số người nhập cư vào Tỉnh theo diện thuyên chuyển công tác, hợp lý hóa gia đình và tìm công ăn việc làm là khá lớn(17,5%o). Ngược lại, hàng năm số người xuất cư ra khỏi tỉnh vào thành phố HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa, Vũng Tàu… để tìm công ăn việc làm, cùng với số lượng học sinh trúng tuyển các trường phải rời quê nhà lớn hơn số người nhập cư.

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, SỬ DỤNG HỢP LÝ LAO ĐỘNG TỈNH TÂY NINH

3.1.Cơ sở dự báo lao động

3.1.1. Quan điểm phát triển nguồn lao động

Phát triển nguồn lao động vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội, đó là chiến lược về con người "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Coi giáo dục và đào tạo là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người, trong đó ưu tiên đầu tư cho trí tuệ là nguồn gốc sức mạnh tạo ra mọi sự phát triển và là một trong những yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.

Bước vào những thập niên đầu của thế kỷ XIX, thế giới đang chứng kiến sự biến đổi hết sức sâu sắc của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Với những biến đổi này, khoa học, thông tin, kiến thức, tri thức từ chỗ ảnh hưởng gián tiếp đến chỗ biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế và nền văn minh nhân loại.

Đồng thời, dưới tác động của cuộc cách mạng mới về khoa học công nghệ, nền kinh tế tri thức với cơ cấu nghiêng hẳn về các ngành dịch vụ đang hình thành và được xem là động lực chủ yếu của sự phát triển kinh tế thế giới. Xu hướng này có tác động sâu sắc đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư của mọi nền kinh tế nói chung và của Việt Nam nói riêng trong đó có tỉnh Tây Ninh.

Nhận thức được xu thế nêu trên, trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “ Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiến tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam ; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa”(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 2001, tr 91.

3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Tây Ninh đến năm 2020

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển KT-XH của vùng và của cả nước đến năm 2020

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 của cả nước: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 7,5%-8,0% và dự báo thời kỳ 2011-2020 khoảng 7,0- 7,5%. Cơ cấu kinh tế các ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2010 công nghiệp chiếm 47%, dịch vụ chiếm 35%, nông - lâm - thuỷ sản giảm xuống còn 18%; Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống còn khoảng dưới 50%. Lao động qua đào tạo kỹ thuật, ngành nghề khoảng trên 40%, quỹ sử dụng thời gian lao động đạt 80 - 85%. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên cả nước, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn dưới 10%… Đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 90%. GDP/người đạt khoảng 1.100 - 1.150 USD ( năm 2010) và trên 2.200 - 2.300 USD (năm 2020).

Phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân, đặc biệt chú trọng đối với đồng bào dân tộc. Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng vững chắc, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Cơ cấu kinh tế vùng có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Mức tăng tổng sản phẩm trong vùng (GDP) năm 2010 ít nhất bằng 2,5 lần so năm 2000 và đến năm 2020 gấp 2,3-2,5 lần so với năm 2010. Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ, phấn đấu bình quân mỗi năm đổi mới 20-25%. Tiếp tục phát triển... các ngành thu hút nhiều lao động ở các tỉnh có trình độ phát triển chưa cao, chế biến nông - lâm sản- thủy sản, công nghiệp thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng (đồ điện, điện tử, kim khí tiêu dùng, dệt da, may, nhựa...). Thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hình thành một số khu kinh tế là địa bàn cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực.

Đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội của vùng, nhất là thủy lợi và cấp nước, giao thông và hạ tầng trong các khu kinh tế du lịch, khu công nghiệp và đô thị. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực. Bảo vệ môi trường, tạo sức chủ động cho phòng chống thiên tai.

Hình thành các đô thị mới có quy mô dân số hợp lý tại vùng giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An ở Củ Chi, Trảng Bàng, Đức Hòa. Xây dựng thiết chế quản lý đô thị để kiểm soát chặt chẽ kiến trúc đô thị, bảo đảm hình thành cho được các đô thị văn minh, hiện đại

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển KT-XH của của tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.

- Quan điểm và phương hướng

Trên cơ sở Đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước của Đảng ta hướng tới năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, của vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Phương hướng và quan điểm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011-2020 như sau:

Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư trong tỉnh, trong nước và từ nước ngoài vào đầu tư trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp phát triển, coi các doanh nghiệp là lực lượng chính thúc đẩy sự phát triển của toàn nền kinh tế.

Phát huy hơn nữa lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lực và các tiềm năng tại chỗ trong quan hệ hợp tác với bên ngoài: Tạo sự hợp tác chặt chẽ giữa nền kinh tế Tây Ninh với cả nước, trước hết là với vùng Đông Nam Bộ, và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế trước hết là với các nước trong khu vực nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển thị trường. Tận dụng và phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh của sản phẩm và phát triển xuất khẩu.

Cùng với cả nước và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và khu vực. Chú trọng đầu tư chiều sâu, tăng cường đầu tư nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng và lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh theo phương châm hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từng bước hình thành các khu, cụm công nghiệp làm hạt nhân cho phát triển mạng lưới đô thị, và tạo ra hệ thống tổ chức không gian lãnh thổ hài hoà, bền vững. Xây dựng một nền nông lâm nghiệp hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao theo hướng đa dạng hóa gắn kết với bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm thực hiện

Một phần của tài liệu sử dụng lao động tỉnh tây ninh thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)