Ngôn từ lạ hóa trong thơ Trương Nam Hương

Một phần của tài liệu cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ trương nam hương (Trang 121 - 143)

6. Kết cấu luận văn

3.2.3 Ngôn từ lạ hóa trong thơ Trương Nam Hương

Thuật ngữ “Lạ hóa” (estrangemet) xuất hiện những năm 20 của thế kỷ XX gắn với trường phái hình thức Nga. Là khái niệm do V.Shklovski (1893-1894) đề xuất để phân tích tác phẩm văn học. Ở đây “Lạ hóa” được định nghĩa là:Một cách phản ứng lại áp lực của thói quen bằng cách rút đối tượng ra khỏi bối cảnh quen thuộc của nó

bằng cách đặt cạnh nhau những khái niệm khác hẳn nhau. Nhà văn xóa bỏ những

sáo ngữ và hiệu ứng nhàm cũ để giúp người đọc nhận thức sâu sắc về sự vật và cơ chế cảm giác của nó. Đưa sự vật ra khỏi tình trạng “tự động hóa tri giác” sáng tạo

nghệ thuật sẽ khôi phục sự nhạy bén cho nhận thức chúng ta, làm cho thế giới xung quanh ta dường như trở nên “đông đặc hơn”. “Lạ hóa” kháng cự lại không chỉ sự tác động hóa của nhận thức con người về đời thực mà cả sự tự động hóa của ngôn từ và thủ pháp trong văn học.[72,124]

Theo Shklovski thì nhận thức của con người luôn có xu hướng tự động hóa để giảm bớt năng lượng tư duy, người ta thường dùng những từ quen thuộc đến sờn mòn. Vì vậy mà văn chương phải chống lại sự tự động hóa mới kích thích chú ý của độc giả, phải làm mới thứ ngôn ngữ quen thuộc bằng cách dùng từ độc đáo, hình ảnh lạ trả tác phẩm văn chương về với tính tự thân của nó, với sự coi trọng tính hồn nhiên, tinh khôi cho ngôn ngữ, coi trọng tính độc đáo, sự sáng tạo, cá tính, phong cách. Trường phái hình thức Nga đã coi “lạ hóa” như một thủ pháp tạo ra cái nhìn mới, khác lạ vào các hiện tượng quen thuộc.

Ngoài ra, trong từ điển Văn học (bộ mới) quan niệm“lạ hóa” như sau: Lạ hóa là khái niệm chỉ toàn bộ những thủ pháp (nghịch dị, nghịch lý…) được dùng trong nghệ thuật một cách có chủ đích nhằm đạt đến một hiệu quả nghệ thuật, theo đó hiện tượng được miêu tả ra không phải như ta đã quen biết, hiển nhiên, bình thường mà như một cái gì một cái gì mới mẻ chưa quen, khác lạ.” [63,794]

Nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu cũng đưa ra nhận định:“Lạ hóa” là hình thức tự sự độc đáo, mục đích là tạo nên cảm giác mới lạ đối với những sự vật bình thường trong cuộc sống hàng ngày. [92,190]

Từ những khái niệm về thủ pháp “Lạ hóa” ở trên chúng ta có thể đưa ra cách hiểu :

Thuật ngữ “Lạ hóa” là để chỉ toàn bộ thủ pháp được dùng trong nghệ thuật, có khả năng miêu tả những sự vật, hiện tượng xuất phát từ đời sống hiện thực trở nên mới lạ, chưa ai biết qua. Tạo ra hiệu quả thẩm mĩ mới mẻ về sự vật hiện tượng được miêu tả. Đó là cái chưa quen, khác lạ gây nên sự ngạc nhiên, hứng thú, thu hút sự chú ý của độc giả.

Lạ hóa làm cho thơ ca độc đáo, không lặp lại. Nghệ sĩ, cái thiết yếu là phải sống với ngôn từ của mình trong một quá trình luôn tự đổi mới và làm mới mình. Ngôn từ biểu hiện cá tính sáng tạo của mỗi người.Bắt đầu bằng ngôn từ, các tác giả

kết hợp tài tình các từ bình thường trong các quan hệ mới làm chúng sáng lên ý nghĩa mới, kết tinh thành hình ảnh mới và vang lên những âm điệu mới. Lạ hóa làm cho người ta cảm thụ sự việc, hiện tượng được nói tới như lần đầu. Phương thức này, một mặt nói lên được sự giàu có về khả năng biểu đạt của tiếng Việt, một mặt thể hiện tinh thần sáng tạo – tự do của người nghệ sĩ.

Trương Nam Hương cũng là nhà thơ có nhiều nỗ lực tìm tòi sáng tạo ra các từ ngữ mới lạ chưa một lần được ai dùng và nhà thơ cũng chỉ dùng chúng một lần duy nhất. Điều này cũng nói lên phần nào nét tài hoa của chính tác giả. Nhà thơ luôn trong tâm thế của người đi tìm chữ, coi trọng việc chọn chữ, phối hợp chữ đưa người đọc hướng đến một thế giới mới, cần khám phá, mà anh là người dẫn đường: Anh khơi mở con đường bằng lưỡi ốc sên.

Với sự sáng tạo không ngừng đó, Trương Nam Hương góp một phần không nhỏ trong việc làm phong phú vốn từ tiếng Việt qua hầu khắp các tập thơ. Những con chữ tài hoa, diễn đạt đúng với bản chất sự đời và tâm trạng con người như: ngao ngát, lấm thấm, xao xít, tươi mưởi, nhếch nhơ,thơ thẳm, lơ lắc, thăng thắc… khi kết hợp với phong cách viết tài hoa, tự nhiên trong việc thả nhịp, gieo vần.. tạo nên những câu thơ lạ, bất ngờ: Gặp Hà Nội mốt ra ngoài ngàn năm (Viết ở Nghi Tàm), Thời gian rúc lòng người như mối vậy(Gặp Kiều tiết Thanh minh), Sen bắt đầu tàn trên vuông đầm cuối hạ/ Em chống cằm xanh xót đầu thu (Ô cửa)…Có thể nói, sự cô đúc, giàu

tính biểu cảm và đa nghĩa về hình tượng tạo thành nét riêng, nổi bật về ngôn từ của Trương Nam Hương.

Nghiêm túc, chịu khó, say mê nên không phụ công, vì hầu hết đó là những chữ mới của anh. Với những con chữ mang nhiều tính sáng tạo đã góp phần rất lớn tạo nên những câu thơ hay:

Ngọn gió lon ton bờ bãi

Con chuồn chuồn bêu nắng thập thò

(Mơ về)

Anh thấm vội tiếng ve đầu tiên

Em căng chật một mùa hè nức nở

Em thương rịn đẫm liềm trăng khuyết

(Khúc em I)

Giá như hồn mực nhòa phai hết

Xác chữ giờ đâu khắc khoải xanh

(Đọc thư tình cũ)

Đêm mê gió chúm lên môi lá Em vít tình anh..tưởng bóng cây

(Sau đêm) …

Nhà thơ Huy Cận quan niệm: “Cơ sở cho mọi hoạt động sáng tạo cũng bắt đầu

trước tiên ở sự khác biệt hóa. Nếu không có sự khác biệt hóa thì không có nghệ thuật” [24,24] Ở đây ngầm đề cập đến sự tương quan giữa hai yếu tố quen và lạ. Lạ mà không quen thì khó chấp nhận và quen mà không lạ thì dễ chán. Rất nhiều người viết sử dụng biện pháp lạ hóa, tạo cái lạ cho nghệ thuật. Xuân Diệu trước đây đã từng khen chất lạ trong thơ Hàn Mặc Tử qua câu thơ: “Áo em trắng quá nhìn không ra” là rất lạ mà rất hay..

Nguyễn Hữu Hồng Minh viết: “Tôi đã ăn một hải cảng trong vòng ba tiếng đồng hồ” Nghe đúng là “lạ”. Ăn hải cảng bởi tác giả ẩn mình thành con tàu nên có thể ăn như thế. Và đây là cách nói mới, cách nói khác cách người khác nói.

Nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến day trở một nỗi niềm đau xa cách găm vào xương tủy:

Như gai không thể khêu Như dằm không thể nhổ! Phải gai đâu mà khêu Phải dằm đâu mà nhổ! Với gai chưa được khêu Với dằm chưa được nhổ!

(Trăn trở)

Đổi mới thơ là cả một quá trình tư duy nặng nhọc. Thật không dễ dàng tạo nên cái lạ không phải từ ngoài tới mà ngay chính từ bản thân đối tượng. Tấm thảm ngôn

từ trong thơ Trương Nam Hương phần nào phản ánh hiện tượng lạ hóa ngôn từ bằng những kết hợp sáng tạo, cấp giá trị mới cho những từ vựng quen thuộc có thể nói là một tìm tòi đúng hướng. Anh không sa đà khi chỉ tập trung vào chữ, mà sức gợi cảm của chữ vẫn trong tương quan hữu cơ với câu thơ, bài thơ. Ngôn từ trong thơ Trương Nam Hương có khả năng chứa đựng, diễn tả được những cảm xúc đằm thắm, thiết tha, những nỗi niềm tâm trạng và những ý tưởng mà nhà thơ kí thác:

Bạn ngồi bó gối khoanh tay

Rượu từ hốc mắt ta cay xuống lòng.

(Tri âm)

Trong khi những người trẻ thường liều mình phá mở, tìm kiếm những tân kì khác lạ có khi đến rối rắm thì Trương Nam Hương sớm chọn cho mình một phong cách thơ bình dị, gần gũi và thuần hậu nhưng không hề đơn điệu, khô cứng. Ngôn từ thơ anh có những lúc cựa mình:

Tháng năm buồn ghềnh thác vực sâu Câu thơ chở chòng chành tiếng khóc

Tôi uống cạn dòng sông trong vốc tay ký ức Nghe mùa thu xa lắc ngấm vô lòng

(Xa lắc mùa thu)

Riêng với từ“xa lắc”, chứ không phải là “xa xôi”, “xa ngái”, “xa tít”thì câu

thơ như chạm được đến độ xót xa rưng rưng lòng.

Theo chân hành trình thơ Trương Nam Hương có thể thấy phương thức sáng tạo ngôn từ của anh cũng không có gì ồn ào, sốc nổi. Có khi bằng việc kết hợp, đặt cạnh nhau những từ ngữ trong lời ăn tiếng nói hằng ngày thành tổ hợp từ vừa lạ vừa quen, nhưng khi đặt tổ hợp từ đó vào trong ngữ cảnh sử dụng, sẽ tạo được những thú vị, bất ngờ, khác lạ. Như thế, sự lạ hóa làm tăng ấn tượng sức biểu đạt, chính nó đã biến những điều bình thường thành thơ. Như khi nhà thơ trăn trở lẽ đời, ngôn từ thơ diễn đạt được cái muôn sự rối rắm chuyện đời qua: “Đườngđời xiên xẹo muôn vàn

chữ chi”; hay “Đường tình cong quẹo nỗi tình trớ trêu”; Khi anh nhìn thấy: “Chùa thiêng nghê đá nghìn năm lặng quỳ” để ngộ ra: “Giọt sương tỉnh thức cả niềm từ

Bên cạnh đó, ngôn từ thơ Trương Nam Hương còn tạo được cái độ mờ hóa, ảo hóa trong việc xây dựng hình ảnh, đối tượng. Nhà thơ Tố Hữu từng cho rằng bản chất mờ của cuộc sống và thi ca chính là hình thức tư duy cảm nhận và biểu hiện rõ rệt nhất cho phần mờ của cuộc sống. Thơ phải chăng là mơ trong thực, cái vô hình trong cái hữu hình. Những sắc màu ở trong màu trắng, là mờ nhưng lại rõ, cái chính xác của sự mơ hồ., cái bảng lảng… Nhiều nhà thơ nổi tiếng trên thế giới đều thừa nhận một trong những kết hợp hay nhất cho thơ là giữa thực và ảo, cái thực cuộc đời như điểm xuất phát, gợi ý tưởng và điểm đi tới là cái ảo của tưởng tượng, tìm tòi, giả định. "Quán thời gian” của Trương Nam Hương là một ví dụ, cả bài thơ hình như mang một vẻ sương khói lãng đãng về một tình yêu đã xa, không giống với các bài thơ tình khác của Trương Nam Hương. Những "quán không mùa… không ngày… không tháng... không năm”như một ám ảnh ảo mờ, hư thực trong lớp sương mờ mờ, ảo ảo câu chuyện quá khứ: Chạm môi ký ức uống làn hương xưa, khiến cho thi nhân mãi vương vấn không sao có lời đáp rành mạch, đành tự lý giải:Đắng lòng môi chạm

yêu thương/ Thời gian quên bỏ chút đường đó em. Qua các bài thơ như Ảo giác, Trước sông, Mẹ, Rằm tháng tư,.. ngôn từ trong thơ Trương Nam Hương tạo nên những ảo giác, những độ mờ nhòe và sự lạ hóa: Ảo giác như thấy được bóng cha in đáy nước khi Áp mặt vào sôngnhưngNgười khuất lâu rồi/ Vớt thương chẳng được;

Là người mẹ đi bằng hồn vía, Hóa nén hương thơm đỏ nhưng thương nhớ mãi còn nên mẹ Cõi người cong vít cả thân nhang…

Với những bài thơ tình, Trương Nam Hươngkhông chỉ có nhiều mà là rất nhiều đối tượng tạo thi hứng. Đó không chỉ là những “em”, những “người yêu”có chân dung thật, mà nhiều khi những đối tượng đó được anh mã hóa từ nhiều nguồn cảm hứng khác nhau… Người thơ đa tình, đa mang nên đã tạo cho thơ tình của anh vẻ đẹp rất riêng, đầy sang trọng, lãng mạn: Bế ái tình lên chiếu thi ca/ Xiêm áo lộ nửa vầng trinh nữ; có lúc thơ tràn ngập luyến thương, nhớ tiếc: Giá nói yêu em từ dạo đó/ Giờ chẳng lang thang nhặt tiếng đàn/ Thảng thốt mùa thu rôm rốp vỡ/ Ta ngồi ngóng đợi trống trường tan; cũng bằng cách lựa chọn ngôn từ tinh tế, Trương Nam Hương tạo

cho thơ mình hình ảnh thật đẹp mà cũng thật mờ ảo, ấn tượng: Em xòe tay nâng mười ngón thi ca. Anh gom mây ngũ sắc bọc thơ tình/ Em nhón gót cho thời gian tụ lại..

Và như thế, ngôn từ thơ Trương Nam Hương đã giàu có lên nhiều, thêm nhiều sáng tạo, uẩn súc mà tươi mới. Câu thơ anh hay bởi có cái lạ trongngôn từ, tiết điệu, hơi thở, cảm xúc vây chiếm, ám ảnh người đọc ngay cả khi chưa kịp hiểu trọn vẹn ý nghĩa. Nhưng thơ anh vẫn giữ vẻ dung dị và chân tình của cảm xúc tinh tế qua ngôn từ hiện đại mà không lên gân, không cầu kỳ như một số nhà thơ trẻ hiện nay. Thơ anh gợi lên những hình ảnh, những kỷ niệm đơn sơ, quen thuộc nhất, nhưng lại tạo được những cộng hưởng bất ngờ nhất trong trái tim người đọc:

Tết này nhà lại vắng cha,

Thuốc không thơm nữa, ấm trà hết ngon.

Cha đi về phía vuông tròn,

Trần gian lấm láp mãi còn nắng mưa.

(Dâng cha)

Thơ Mai Văn Phấn cũng xuất hiện nhiều hình ảnh lạ và bất ngờ, kiểu như:

Ngọn lửa lùa qua cửa sổ, ổ khóa, lỗ thông hơi… như người căm giận cầm những thỏi bạc ném vào đêm tối hay tua tủa ngón tay giơ lên bấm vào một huyệt đạo khổng lồ.

(Nghe tin bạn mất trộm)

Nguyễn Quang Thiều cũng vậy, anh đã tạo ra trong thơ mình nhiều cái lạ ở những cấp độ khác nhau: từ ngôn ngữ, hình ảnh, đến ý tưởng. Con sông trong thơ Nguyễn Quang Thiều là một dấu ấn rất sâu đậm của kỷ niệm nên được anh dùng rất nhiều và là một biểu tượng chính chuyên chở nhiều ý tưởng khác nhau của anh: “Sông gục vào bờ đất lần đi”; “Những dòng sông tự cào tướp họng”; rồi “Ánh đêm

đoan trang đang bảo ban những dòng sông lười chảy”…

Thơ hiện đại ngày càng mở rộng biên độ: toàn diện mà thích hợp, mạnh mẽ mà ko quá khích, tiên phong mà vẫn có hưởng ứng. Cách tân, khám phá luôn là yêu cầu khắc nghiệt của người cầm bút, bởi bất cứ một tác phẩm nào được thực sự xem là tác phẩm nghệ thuật thì tự thân nó phải chứng minh được sự khám phá mới mẻ cả hình thức lẫn nội dung.Đỗ Đức Hiểu nhìn nhận: “Thơ mới là một sáng tạo ngôn từthơvề

nhiều mặt; nó mở rộng câu thơ, bài thơ; nó đi vào chiều sâu của thơ bằng cấutrúc mới, cú pháp mới, từ ngữ mới, nhịp điệu mới” [34,125]. Đó là một sự thay đổi toàn

diện về mặt ngôn ngữ thơ, gắn liền với một thời đại thơ đang chuyển mình theo hướng hiện đại hóa. Tuy nhiên, những đổi mới ngôn từ của thơ mới không chỉ dừng ở những thay đổi về hình thức, mà còn có những thay đổi trên những bình diện khác có chiều sâu hơn, gắn với cách nhìn và cách diễn đạt mới về thế giới và đời sống. Với Minithơ, Trương Nam Hương tiếp tục thể hiện tài sáng tạo từ ngữ, tìm hình ảnh, cấu tứ độc đáo. Đặc biệt, anh biết cách dồn ý tưởng,cái hay cho bật ra ở câu kết nhằm phá vỡ thói quen sử dụng từ ngữ sáo mòn và khai mở trí tưởng tượng ở người đọc qua những hình ảnh nhiều vẻ phong phú.Vì thế bài thơ khó trích dẫn từng câu riêng rẽ, đọc hết bài rồi còn để lại dư âm, dư vị: Sau loạt bom bốn mươi năm trước/ Các chị

đi chưa kịp gội đầu/ Không dưng bồ kết sai hương thế/ Gội đến bao giờ vợi khét đau!

(Cây bồ kết ngã ba Đồng Lộc); Người cô đơn cả bóng người/ Lau thao thức bạc chỏm trời phơ lau/ Sâu từ thơ thẳm niềm sâu/ Buồn từ lơ lắc nghiêng đâu cũng

buồn(Hoa lau)…

Điều đặc biệt, thú vị trong thơ Trương Nam Hương là thơ anhtạo được sự lạ hóaqua hệ thống từ láy. Nhà thơ sử dụng từ láy như một thứ công cụ hữu hiệu nhất để góp phần tạo nên nhạc điệu cho thơ của mình. Qua các tập thơ, có thể thấy nhà thơ có sở trường trong việc dùng phép láy phụ âm đầuvới lối kết hợp từ cực kì mới mẻ tạo nên những tổ hợp ngôn ngữ mới không thấy trong từ điển tiếng Việt như:nhấp

nhoai (Nhấp nhoai chính khách lên ngôi, về vườnNhững ý nghĩ rời), dở dưng (Dở dưng sắc nắng bảy màu vu vơLại viết về hoa cúc), ngung nguây (Sóng nước ngung nguây vỗ mạn thuyền - Câu hát ấy), xao xít (Ngây dại ngày em xao xít hoa bìm

Tạp cảm), thun thăn (Thu thăn váy lá bỏ bùa ai đâyTrăng phố), loăn thoăn ( Loăn thoăn đồng đất tối ngày Thời nắng xanh), thẩm thắc (Rồi chòm sao thẩm thắc

Đêm rỗng), úng ớ (Làn hương úng ớ như môi trẻ - Sen), mấp mớ (Tai chợt ù oa mấp

Một phần của tài liệu cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ trương nam hương (Trang 121 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)