6. Kết cấu luận văn
3.2.1 Dấu ấn của nhà thơvà chiếc bẫy chữ trong khu vườn ngôn từ
Trương Nam Hương có lần bộc lộ tâm sự của nghề:
Đôi khi anh như gã thợ săn
cả tuần không gặp thú Những liên tưởng dây leo
chằng chịt quấn cây rừng Thơ có lúc đánh lừa anh
đủ sắc màu lông vũ Cấu tứ thoát chưa ngoài
chiếc bẫy cứ rưng rưng
(Nghĩ về thơ)
Cảm hứng và lao động chữ nghĩa là công việc nhọc nhằn nhưng đầy say mê đối với nhà thơ. Với Trương Nam Hương cũng vậy, trong khi thơ về muôn sự đời, nhưng anh vẫn lưng hờ mang theo “chiếc bẫy chữ”. Và những chữ anh tìm gặp, theo đuổi đến cùng để bắt được hầu hết là những chữ rất đắc, có chọn lọc, hàm súc, góp phần tạo nên những câu thơ hay, nhiều ấn tượng và được đánh giá cao.
Một cách hiển nhiên, văn bản của bài thơ nào cũng đều được xây dựng nên từ một hệ thống ngôn từ cụ thể. Qua đặc điểm của hệ thống từ vựng, đơn vị cơ bản của lời thơ mà người ta có thể thấy được phong cách của nhà thơ. Đối với người sáng tác, có được một phong cách riêng là điều cần phải phấn đấu không ngừng. Thơ hiện đại phải làm sao mang dấu ấn của thời đại. Lối viết rắc rối, cầu kì, tưởng là mới nhưng
thật sự nó chỉ làm người đọc khó hiểu. Sự giản dị của ngôn từ, làm cho thơ thêm trong sáng, gần gũi với cuộc sống của chúng ta.Trong bài viết Ngôn ngữ quần chúng
và ngôn ngữ nhà văn, 1960, Chế Lan Viên viết: “Mỗi nhà văn đều làm hai công việc
lớn lao này: Một, họ khai thác những khả năng, những tiềm lực qua tiếng nói dân tộc. Hai, và trong tiếng nói chung ấy họ thêm cách nói riêng của mỗi người vốn có một tâm hồn, một phong cách riêng.” [98,136]. Đây cũng là quan niệm đúng đắn của nhà thơ về ngôn ngữ: vừa kết hợp giữ gìn tinh hoa ngôn ngữ của dân tộc lại vừa đổi mới nó theo hướng hiện đại để phù hợp với thời đại mới.
Không thể kể hết được những thao tác "bếp núc" trong quá trình sáng tạo của mình, nhưng tiếp xúc với các tác phẩm thơ Trương Nam Hương, người đọc hài lòng với những câu thơ giàu sức gợi, mới mẻ qua ngôn từ có chọn lọc, hàm súc rất kỹ càng. Mấy ai biết rằng người phu chữ luôn trong tâm trạng cô đơn khi đối diện với từng con chữ với cảm giác không bình yên thường trực, phải tự phân thân mình ra đối mặt với chính mình trên trang giấy trắng.. để có thể đem đến một miền thơ ở được vị trí tỏa hương trong lòng người yêu thơ. Trương Nam Hương cũng trải qua những nỗi không bình yên như thế với từng con chữ. Thế mới thấy, cầm bút là công việc nặng nhọc, lao tâm khổ tứ nhưng cũng đầy hạnh phúc. Làm nhà thơ tức là phải đối mặt với việc làm thơ và làm chữ. Thơ sẽ ghi lại những rung động tâm hồn và chữ chỉ là những ký hiệu ghi lại những rung động thẩm mỹ đó để lưu giữ hoặc lưu truyền chia sẻ với đối tượng khác. Khi nhà thơ làm chữ là vật lộn với chữ, nhào nặn sáng tạo chữ để có chữ mới, không mòn sáo, có nhiều nghĩa theo lối tu từ. Vậy cái thao tác làm chữ là thao tác sau, con người làm chữ đi theo con người làm thơ. Phải làm sao cho cả hai có sự tương giao, hòa hợp, nếu không thì dù kỳ công đến mấy lao động chữ thể hiện tài chứ không thể hiện tình. Huỳnh Như Phương trong một tản văn của mình có nói đại ý, sáng tạo thi ca là hoa trái của tương giao giữa thi hứng và ngôn từ. Cả hai chờ đợi nhau, thúc giục nhau. Nhưng thơ từ đâu đến bất ngờ không sắp đặt mới là thơ đích thực. Có lẽ hơn ai hết Trương Nam Hương cũng hiểu rõ điều ấy- sáng tạo thơ cần dựa trên cảm hứng không phải chỉ dựa hẳn vào lao động chữ nghĩa- nên đằm mình với thơ, trở trăn cùng con chữ người phu chữ
kia đã loại bớt được những chữ, câu thơ mang tính trang trí, khoa trương. Thơ anh hóa đời thường, tình cảm hơn mà vẫn thể hiện ý thức sáng tạo của người cầm bút.
Anh tâm sự: “Với tôi, quá trình tư duy, sáng tạo là liên tục, không một phút ngơi ngừng trong suốt quá trình lập tứ, thể hiện từ khi bắt đầu bài thơ đến khi bài thơ hoàn thành và cả khi bài thơ đã được in. Trong nhiều bài thơ tôi đã phải sửa đi sửa lại một số từ cả khi đã được in báo, in sách”. Như thế mới thấy, với Trương Nam
Hương thao thức lớn nhất đời thơ là sáng tạo. Lúc cầm bút cũng là lúc anh chối từ mọi sự dễ dãi. Một cách tinh tế và cẩn trọng, anh lẩy từng hạt thơ:
Trong bài Khói bếp xưa câu:
Tiếng kêu củi ướt đỡ buồn
Bánh chưng mỏng quá ngồi thương bánh giầy
Sau anh sửa thành:
Tiếng reo củi ướt đỡ buồn
Bánh chưng mỏng quá ngồi thương bánh giầy
Chữ reoở đây tinh tế hơn, tạo được sự đối lập giữa thực tế khách quan với tâm trạng chủ quan của tác giả.
Trong một bài thơ khác viết về Hà Nội, bài Kí ức phốlúc đầu nhà thơ viết:
Hỏi mùa hoa sấu, hỏi màu ngói nâu Hỏi xanh ngày cũ về nơi bắt đầu
Đổi thành:
Hỏi vànghoa sấu, hỏi thầm ngói nâu Hỏi xanh ngày nhớvề nơi bắt đầu
Câu thơ với những từ được thay sinh động hơn, giàu biểu cảm hơn. Có những bài nhà thơ phải sửa đến vài câu như bài Riêng em: Người vừa đấy đã xa
Mùa Thu quên hoa cúc Nhiều đêm thơ bỏ nhà Trắng đêm chờ trắng tóc Nghe lời chim dịu hót Yêu em và thương ta
Một thời gian sau, anh sửa:
Mùa Thu sao vắng cúc Anh mới đấy đã già Viết câu thơ khó đọc Nâng lời chim giữa ngực Thương như là con ta.
Hoặc trong bài Với Qui Nhơnlúc đầu thấy anh viết:
Đêm đêm gió hóng lời trăng hẹn Vai biển nhòa nghiêng cát khỏa trần
Rồi sửa:
Đêm nghe gió hú nghiêng Ghềnh Ráng Là lúc trăng lên giữa ngực trần
Những từ, những câu thơ vừa thay giàu thi ảnh, tâm trạng, trải nghiệm hơn, trĩu nặng hơn.…Trương Nam Hương quả thật đã làm tăng năng suất cho ý thơ mình bằng chính sự sáng tạo những hình ảnh thơ nhuần nhị qua ngôn từ dồn nén tình cảm.
Lao động chữ nghĩa là công việc không đơn giản, nói như Chế Lan Viên: “Có những cách cày bừa làm tăng năng suất cho cây trồng. Có những cách dùng chữ, viết văn để tăng năng suất cho ý” [18,22]. Theo Nguyễn Đăng Mạnh, có những chữ, những tiếng mỗi lần vác trong kho dân tộc ra mà dùng cần phải gieo nó xuống, cần phải gõ nó lên mà đo lại những vòng ngân vang hưởng của nó.
Với Lê Đạt thì ông làm thơ theo hướng làm chữ, bởi quan niệm“chữ bầu lên nhà thơ”:
Chi chi chành chành Chữ đanh thổi lửa
Chữ đanhchính là chữ được cô đặc, nén chặt, hàm súc. Lửa là năng lượng, sức nóng, sự tỏa sáng. Vật chất càng đặc thì năng lượng càng lớn. Chữ càng đanh thì hàm nghĩa càng lớn. Và muốn có chữ đanh thì nhà thơ phải khổ công đi tìm trong đám vật liệu ngôn từ nhật dụng, một thứ “quặng chữ”, theo kiểu của Maiacôpxki:
Cấp kế đi tìm Ta vẫn đi tìm
Nhưng có điều, khi nhà thơ quá chú trọng, dồn chữ vào việc làm chữ thì cũng dễ lộ rõ dấu vết đẽo gọt ngôn từ. Trường hợp Lê Đạt, nhiều bài thơ, câu thơ sa vào cầu kì, khó hiểu: Em vẫn đây mà em ở đâu/ Chiều Âu Lâu bóng chữ động chân cầu
(Bóng chữ). Còn khi đọc thơ của Nguyễn Quang Thiều người đọc không khỏi có cảm giác ngôn từ trong thơ anh tuôn trào, nhưng có phần ồn ả, rối rắm: Tôi bay qua những cánh đồng mùa xuân còn ái ngại/ Qua những ngôi sao mở mắt nhưng lưỡi còn chưa mọc..
Trần Dần cũng xem chữ là bình diện thứ nhất của thơ. Chữ trở thành một ký hiệu, một công cụ tải nghĩa. Trần Dần cũng không chủ trương triệt bỏ nghĩa. Chữ trong thơ ông là một thứ nghĩa tạo sinh, không đóng khuôn vào sự yên ổn: “Tôi thích
mùa ngâu gồm cả ngâu mùa – Gồm cả trầu mùa – Gồm cả nhịp cầu mùa – Gồm cả
nước cầu mùa…- Gồm cả rể dâu mùa – Gồm cả cô dâu mùa – Gồm cả phù dâu mùa
– Gồm cả phù rể mùa – Gồm cả hai họ mùa – Gồm cả xóm mùa…”(Mùa sạch)
…
Cả hành trình dài đã đi qua, thơ Trương Nam Hương vẫn với ngọn nguồn là cảm xúc. Làm thơ mà không có cảm xúc thì người làm thơ dễ trở thành người thợ gép chữ. Tuy vậy, thơ anh cũng không độc tôn vai trò của cảm xúc. Có cảm xúc mãnh liệt, đồng thời nhà thơ có ý thức biểu hiện nó bằng ngôn từ với những chọn lọc tinh vi là hai yếu tố không thể thiếu để tạo nên thành công của một bài thơ. Một số bài thơ như: Tuổi thơ, Với sông Hồng (Tập thơ Viết tặng những mùa xưa); Gửi một người xa, Tuổi nhớ, Miền em, Thời nắng xanh (Tập thơ Ra ngoài ngàn năm); Tạp nghĩ, Về (Tập
Mini thơ).. đã có sự hòa quyện giữa hai yếu tố trên làm nên sức sống của bài thơ. Có
thể thấy kỹ thuật ngôn từ còn được Trương Nam Hương thể hiện ở nhịp thơ với lối ngắt nhịp khi trúc trắc, khi vấn vương, lúc níu kéo, buông bắt:
Xa lắc cánh buồm Hư ảo một dòng sông
Mộng du chảy qua đời tôi – năm tháng Đêm ngửa mặt sao trời nhoi nhói sáng Thất vận câu thơ
Lỗi hẹn với sông Hồng
(Với sông Hồng)
Dưới thềm cỏ Nõn xanh em Hút thẳm
Một thế giới chưa biết
Anh khơi mở con đường bằng lưỡi ốc sên
(Miền em)
Cách ngắt nhịp của bài thơ tạo nhiều bất ngờ và đột biến khiến cho tâm thức của người đọc ấn tượng sâu sắc. Chỉ riêng điều này cũng góp phần tạo nên nét độc đáo của bài thơ. Hệ thống từ ngữ trong thơ là những từ ngữ quen thuộc trong giao tiếp hằng ngày, những từ ngữ quen thuộc ấy được nhà thơ sử dụng một cách tinh tế nên đã phát huy hết khả năng của nó và tạo nhiều thú vị.
Sức hấp dẫn, sự quyến rũ đối với người đọc mọi thời đại chứng minh sự thành công trên mọi phương diện của bài thơ nhưng đặc biệt nhất là phương diện ngôn từ.
Ngôn từ trong Truyện Kiều không chỉ hay mà còn rất đắc, rất độc đáo. Câu Thân tàn
chặn đục khơi trong/ Là nhờ quân tử khác lòng người ta . Nguyễn Du dùng chặn mà
không dùng gạn . Bởi vì từ chặn được dùng với nghĩa chặn dòng đục trong quá khứ
của cuộc đời Kiều . Quả thật với hoàn cảnh Kiều lúc bấy giờ thì không thể gạn đục
khơi trong được. Chữ chặn vì thế mà có giá trị biểu cảm cao. Chính hiệu quả này tạo
ra cho chúng ta nhiều khoái cảm thẩm mỹ mới lạ, tuyệt vời.
Nếu có những nhà thơ, khi đọc tác phẩm của họ, người đọc tưởng như ngôn từ trong thơ cứ như sông suối liền một mạch tuôn ra, thì cũng có những nhà thơ mà từng câu từng chữ của họ lại tưởng như vắt ra từ não tủy, rút ruột mà thành. Cho dù với cách thể hiện như thế nào thì cái phẩm chất hàng đầu làm nên sức sống cho một tác phẩm nghệ thuật chính là thái độ chân thành của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo, trước khi nói đến mọi giá trị khác như: hình thức, nội dung, những khám phá mới mẻ về thi pháp.. Một khi không có hoặc đã khô cạn cái phẩm chất đầu tiên ấy thì mọi yếu tố khác dù giỏi giang đến cấp độ nào cũng chỉ là những cuộc phiêu lưu bên ngoài thế giới của thơ.
Như thế, làm sao trở thành người nghệ sĩ ngôn từ đưa cái đẹp thăng hoa là một trong những bước phấn đấu về nghiệp của người cầm bút. Thơ là sự sáng tạo và không ngừng mở rộng về biên độ. Do vậy mọi khuynh hướng tìm tòi đều đáng được quan tâm nếu các nhà thơ thực sự vì thơ, đưa con người qua thơ khám phá những vùng đất mới. Nói như Chế Lan Viên: “Có những nhà thơ làm thơ. Có những nhà thơ vừa làm thơ vừa đẩy lịch sử thơ ca duy tân thêm một bước”. Hành trình thơ của Trương Nam Hương lặng lẽ, và ngay khi ở trong khu vườn ngôn từ anh cần mẫn, từ tốn, không ồn ào, vồn vã. Nhà thơ chân tình mở rộng lòng mình ra, để được cộng hưởng cùng bao nỗi cuộc đời. Điều rất quý trọng ở Trương Nam Hương là khi người đọc tiếp xúc với thơ anh hầu như đều có cái hình dung anh thật nhẹ nhàng, tinh tế, không thấy dấu vết của sự khó nhọc. Có lẽ, mọi thứ mồ hôi đều được anh cất riêng mình, để người đọc thảnh thơi thưởng thức tác phẩm mà mình thai nghén, vượt cạn.
Tâm sự nàng Thúy Vân có thể nói là bài thơ như thế. Bài thơ được viết theo thể lục bát tự sự, mang âm hưởng của ngôn từ Truyện Kiều, giàu tính trữ tình. Đọc bài thơ, ta chợt thấy xưa nay các tác giả, nhà nghiên cứu bàn luận nhiều về nỗi đau của Thúy Kiều, thì đến tác phẩm này ta mới thấy nỗi đau của Thúy Vân- nỗi đau của cuộc hôn nhân không có tình yêu, chỉ thể hiện đạo lý. Suốt mười lăm năm Kiều lưu lạc, Kim Trọng kết hôn cùng Thúy Vân nhưng tâm tưởng của Kim luôn nghĩ và dành cho Kiều, không thấy được giây phút nào âu yếm, hạnh phúc của Vân và Kim. Ngôn từ của Trương Nam Hương khi diễn tả tâm tư của Thúy Vân thật tinh tế, cảm động:
Em thành vợ của chàng kim
Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao
Đau khổ vì em chưa được yêu, trong khi sức mạnh tình yêu thì mãnh liệt:
Đất không thể nhốt linh hồn đòi yêu
Phải đến ngày tái ngộ chị, Vân mới tỏ thực lòng:
Gặp cơn bình địa ba đào
Vậy đem duyên chị buộc vào cho em
Trương Nam Hương làm người đọc thương cảm hơn Thúy Vân nữa qua từ
buộc vào kia.
Là em kể vậy thôi Kiều
Sánh sao đời chị ba chiều bão giông Con đò đời chị về không
Chở theo nước mắt đáy sông Tiền Đường.
Đến Trương Nam Hương thì cái nỗi lòng: Chị quá khổ, nhưng em có sung sướng gì đâu; nổi khổ của chị xưa nay mọi người biết và hiểu quá lớn nên không ai nhận ra tâm tư của em mới được nhìn nhận, cảm thương... Với con mắt nhìn hiện đại về tình yêu và hạnh phúc, Trương Nam Hương đã có cách tiếp cận truyện Kiều một cách mới mẻ, độc đáo.
Câu chữ Truyện Kiều như thẩm thấu qua tâm hồn nhà thơ, nên những ý những chữ như đắm con đò xuân xanh, lệ chảy, oan khiên, linh hồn đời yêu, lòng tạc đá ghi
vàng, số phận vuông tròn, …là những ngôn từ tạo nên sức liên kết giữa bài thơ bây giờ và Truyện Kiều năm xưa. Người đọc dường tạm quên đi ngôn từ mà tác giả dụng công tạo tác, dành hết suy tư, tình cảm cho nàng Thúy Vân và cả Thúy Kiều đáng thương năm xưa..Đến với tình trước rồi mới nhận ra công phu tác giả. Đó chăng còn là cái ân tình không chút rối rắm mà đứng phía sau thơ, Trương Nam Hương gửi đến bạn đường thơ, làm sao để người đọc trọn lòng hết cho thơ, không cảm thấy bận bịu, nặng nề, vướng víu câu chữ.. Mặc dù, ai cũng hiểu nỗi nhọc nhằn trên muôn nẻo tìm chữ của nhà thơ…
Cũng như thế, mỗi lần viết về mẹ, lại thấy Trương Nam Hương vắt kiệt hết tình cảm của mình cho mẹ trước khi cả dụng chữ, dụng câu. Cả hai- xúc cảm và câu chữ bổ trợ cho nhau, nên những bài viết về mẹ thường rất hay. Càng viết càng thương mẹ. Hình ảnh mẹ chính là sự an ủi, là chỗ dựa tinh thần , động viên lớn và là nguồn cảm xúc bất tận cho anh.
Có những bài thơ cho thấy được vận động trong thơ anh như bài Chép lại tin