6. Kết cấu luận văn
2.2.2.3 Hình ảnh tuổi thơ được đẫm mình trong ca dao, dân ca
Tuổi thơ Trương Nam Hương còn là thế giới của khúc ca dao, lời quan họ ngọt lành. Anh tìm về ca dao với tất cả tấm lòng gắn bó thiết tha, trân trọng những giá trị tình cảm đã bám rễ sâu trong đời sống tâm hồn của con người Việt Nam. Chỉ có khúc ca dao ngàn đời không cũ mới nối liền khoảng cách thời gian và không gian đưa con người trở về với những gì thân thương gần gũi nhất, trở về với nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Tuổi thơ anh được tắm mát trong từng lời ca của mẹ, câu chuyện của bà về con sông xanh biếc, những con thuyền nhấp nhô trên mặt sông loang loáng ánh vàng của những buổi chiều hoàng hôn buông xuống.Lời mẹ ru có cả những cánh cò chao liệng trên bầu trời xanh lộng gió trên đồng…Từ những viên ngọc của tâm hồn người Việt ấy, nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ khôn lớn từ những ngày nằm trong nôi:
Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao
Tình thương nhớ quê hương sâu đằm trong máu thịt nhà thơ có lẽ bắt nguồn từ những khúc hát đưa nôi như thế. Tiếng ru sẽ còn sống mãi trong anh. Có thể nói, tình và nghĩa luôn bền chặt trong câu hát ca dao tạo nên quan niệm đúng đắn, đẹp đẽ,ý nhị : ca tụng đạo lý vợ chồng, đạo lý làm người, yêu thương quê hương…được thể hiện trong thơ anh.
Bao thế hệ Việt Nam đã tắm tuổi thơ mình trong lời ru ca dao ngọt ngào để lớn lên và thành người. Trương Nam Hương cũng có may mắn đó:
Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa cúc Con gà cục tác lá chanh
Quá khứ ấy vừa đẹp đẽ gần gũi mà tuổi trưởng thành không thể tìm thấy được. Những giấc mơ cổ tích có bà tiên, cô Tấm, áo Mỵ Châu lông ngỗng, bánh chưng bánh dày, hóa Phù Đổng ngày nào trong chuyện kể của bà, những giai điệu ngọt ngào, tình tứ của khúc hát quan họ người ơi người ở đừng về của, bèo dạt mây trôi
nhiều duyên nợngười mẹ Kinh Bắc tưởng đã lùi vào quá vãng, tưởng chỉ tồn tại như sản phẩm tinh thần của con người một thời. Song nó đã bắt rễ vào trái tim, tâm hồn anh. Tự lúc nào, ca dao đã ngấm sâu vào muôn nẻo hồn thơ Trương Nam Hương. Nhà thơ đã tìm thấy trong lời ru vẻ đẹp ầu ơ ngọt ngào
Bà ơi cây cải lên trời
Rau răm cay đắng phận người đắng theo
(Thời nắng xanh)
Khóm trúc lùm tre huyền thoại Lời ru vấn vít dây trầu
..
Thương mẹ một đời khốn khó Vẫn giàu những tiếng ru nôi
Nguồn thơ anh chan hòa vào những câu ca dao thuần hậu nguyên thủy muôn đời làm nên giọng điệu thơ hiền lành, thầm thì ai đã đọc chắc khó quên. Trong thơ sự chân thành có vẻ đẹp riêng mà những người say sưa “luyện chữ”khó đạt được.
Ca dao như những dòng sông, tháng năm vẫn âm vang nhịp sóng trong tâm hồn nghệ sĩ muôn đời. Nhà thơ Nguyễn Duy khi viết về mùa thu không tả thiên nhiên với ấn tượng về lá vàng, cây ngô đồng hay tiết trời mát dịu mà bằng ấn tượng về lời ru của mẹ:
Gió mùa thu đẹp thêm rằm
Mẹ ru con gió ru trăng sáng ngời Ru con mẹ hát à ơi
Ru trăng gió hát bằng lời cỏ cây
(Mùa thu)
Nguyễn Duy đã tinh tế khi miêu tả sức lay động mãnh liệt của lời ru. Khi lời ru của mẹ cất lên, cả thiên nhiên bao la cũng hòa theo làn điệu à ơi diệu dàng ấy.
Những khúc ca của mẹ đã gieo vào tâm hồn thơ bé cái mầm của niềm tin, niềm lạc quan vĩnh cửu:
Con nghe dập dềnh sóng lúa Lời ru hóa hạt gạo rồi
Có lẽ bài học đầu đời ấy đã theo Trương Nam Hương suốt cuộc đời, nâng đỡ tâm hồn và dìu dắt anh trong những tháng ngày tha hương khó khăn. Nhà thơ luôn mang theo khúc dân ca ngày cũ trong những năm tháng xa quê. Để rồi, mỗi khi nghe dân ca quê hương thì lại muốn trở về:
Mang mang lời hát nhiều duyên nợ Phiêu bạt cùng anh đến tận giờ
(Câu hát ấy)
Trương Nam Hương như tìm thấy linh dược nơi con đường hướng về nội tâm. Anh thấy mình trở nên "giàu có", cả một kho báu ký ức vẫn còn đang ngủ yên, thi thoảng, lấy từng chút, từng chút... trên bước đường thành nhân. Con người tìm về kí ức tuổi thơ trong mối tương giao với những khát khao cân bằng của tinh thần. Thế giới ngọt lành trong lời hát ấu thơ là vùng trời thoáng đãng, nồng nàn hương vị đời
sống và đằm thắm tình cảm yêu thương trở thành điểm tựa của tâm hồn để từ đó nhà thơ vững vàng trong hiện tại, vươn lên chiếm lĩnh cái đẹp vĩnh cửu của cuộc đời. Chính tuổi thơ với những nỗi đau và sự nếm trải đã biến cậu bé lang thang ngày nào trở thành một con người có tâm hồn và trái tim rộng mở.
Trân trọng những kỉ niệm hôm qua cũng chính là lời nhắc nhở để hôm nay phải sống đẹp hơn. Trái tim nhiều yêu thương và nỗi nhớ của Trương Nam Hương làm cho thơ anh có được cái tình, một cái tình hơi đa mang, nhưng rất tha thiết và rất thật.. Đúng như Hermann Hesse từng nói: “Con người trải nghiệm những gì đến với
nó với tất cả sự sắc nét và tươi mới của nó chỉ trong thời tuổi trẻ, cho đến những năm mười ba, mười bốn tuổi, và suốt cuộc đời con người sống bằng những cái đó”. Cuộc đời của mỗi con người được xây nên từ những viên gạch của quá khứ, của hoài niệm, nhưng không thể cứ sống mãi trong bức tường kỉ niệm. Đâu thể dừng lại, lặng thinh cho ngày đang tới, khi mọi người đang hướng về phía trước còn ta thì ở lại, phía không ai. Trương Nam Hương ý thức rõ điều đó, những kỉ niệm thời thơ ấu cứ đi đi về về trong thơ anh với tất cả vẻ thi vị, trữ tình của nó. Để rồi từ những điều nhỏ bé đó nhà thơ luồn vào đấy hơi thở chân thật của chính mình. Anh xem những năm tháng đầu tiên ấy như kim chỉ nam trong cuộc đời. Những kí ức trong thơ Trương Nam Hương, là riêng của cuộc đời tác giả nhưng có sức khơi gợi, dễ chạm đến phần sâu thẳm nhất của tâm hồn người khác. Kì diệu hơn, những hình ảnh lam lũ nhưng cũng thật đẹp của tuổi thơ Trương Nam Hương có sức nhắc nhở bạn đường thơ sống sao để không vấp ngã trước những sóng gió, trước những cám dỗ của cuộc đời.
Tiểu kết: Hình ảnh nghệ thuật đã đồng hành cùng với người nghệ sĩ trong việc dẫn dắt người đọc đến xứ sở của cái đẹp. Khi tìm hiểu về hình ảnh nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương, chúng tôi theo chân nhà thơ cùng với hai hình ảnh có thể nói là nổi bật trong thơ anh là hình ảnh người mẹ và hình ảnh tuổi thơ để được cảm nhận tinh tế và sâu lắng hơn về tình người, tình đời.Những năm tháng tuổi thơ sống giữa quê hương, bên gia đình, người thân có một vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc đời con người. Ở đó con người được tắm mình trong những sinh hoạt hàng ngày, tắm mình trong dòng chảy của văn hóa làng quê, trong tình người, tình làng xóm gần
gũi…Đây chính là nguồn sữa mát lành nuôi dưỡng và làm giàu có thêm tâm hồn mỗi người.
Cái gốc của thơ Trương Nam Hương là quê hương và tuổi thơ. Những trang thơ viết về mẹ, về thời nắng xanh của Trương Nam Hương có thể xem là một đóng góp vào tủ sách viết cho tuổi thơ. Chính những hình ảnh ấy sẽ làm cho chúng ta thêm yêu người và cảnh làng quê và càng tăng thêm tinh thần trách nhiệm đối với quê hương.
CHƯƠNG 3: NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRƯƠNG NAM HƯƠNG