Giá trị bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm, Phí bảohiểm 1 Giá trị bảo hiểm (V)

Một phần của tài liệu Một số loại hình bảo hiểm xuất nhập khẩu và khả năng áp dụng tại Việt Nam (Trang 40 - 44)

Giá trị bảo hiểm là giá trị của đối tượng bảo hiểm lúc bắt đẩu bảo hiểm, cộng thêm phí bảo hiểm và các chi phí có liên quan khác. Giá trị bảo hiểm của hàng là giá hàng tại cảng đi (C) cộng phí bảo hiểm (ì) và cước phí vận chuyển đến cảng đến (F), tức là bằng giá CIF hoặc giá CIP của hàng hoa. Ngoài ra, để đảm bảo quyển lợi của mình, người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả khoản lãi dự tính do việc xuất hay nhập khẩu đem lại. Thông thường, lãi dự tính được tính là 10%. Nếu người bảo hiểm mua bảo hiểm tín dụng xuất nhập khẩu cho toàn bộ lô hàng thì được gọi là mua đơn bảo hiểm tổng giá trị.

4.2. Sò tiền bảo hiểm (A)

Số tiền bảo hiểm (A) là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm, do người được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm. về nguyên tắc, số tiền bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm để tránh tình trạng trục lợi. Nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm, phẩn lớn hơn đó sẽ không được tính. Nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm, tức là người được bảo hiểm tự bảo hiểm một phẩn, thì người bảo hiểm chỉ bổi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm. Khi có tổn thất, người bảo hiểm sẽ bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.

4.3. Phí bảo hiểm (ì)

Thị trường bảo hiểm tín dụng là một thị trường hẹp, trên thực tế hầu như các công ty bảo hiểm tín dụng lớn đều là các công ty bảo hiểm chuyên môn (tức là chỉ bán duy nhất sản phẩm bảo hiểm tín dụng) ngoài ra cũng có một số công ty bảo hiểm quốc tế thực hiện nghiệp vụ này nhưng hoạt động cũng chỉ tập trung vào một số thị trường như AIG, QBE, Allianz ... Việc tính phí bảo hiểm trước đây thường được theo phương pháp truyền thống tức là

các công ty định phí trên cơ sở tự thu thập thông tin về rủi ro và chào phí riêng rẽ. Nhưng hiện nay hầu hết các thị trường đều sỏ dụng dịch vụ của các hãng định phí bảo hiểm tín dụng chuyên nghiệp tức là các hãng này, theo yêu cẩu của các công ty bảo hiểm (thường thực hiện yêu cầu trực tuyến thông qua mạng internet) sẽ thẩm định các thông tin và chào phí, điều kiện cho khách hàng của công ty bảo hiểm đó. Những hãng định phí chuyên nghiệp này có cơ sỏ dữ liệu về các thị trường, qui định pháp lý về thương mại của từng nước cũng như thông số hoạt động của hầu hết các hãng kinh doanh trên thế giới.

Phí bảo hiểm được tính dựa trên:

- Điều khoản tín dụng trong hợp đồng xuất nhập khẩu (phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán...)

- Thông tin về người mua: tình hình tài chính (khả năng trả nợ ngắn hạn, khả năng trả nợ dài hạn...), quy m ô công tỵ, uy tín, kinh nghiệm hoạt động... - Rủi ro được bảo hiểm

- Kinh nghiệm xuất khẩu của nhà xuất khẩu. - Giá trị khoản tín dụng xuất khẩu

- Chất lượng quản lý rủi ro của nhà xuất khẩu. Quản lý càng chạt chẽ thì càng ít nợ khó đòi và phí bảo hiểm càng thấp.

- Tình hình tổn thất trong quá khứ. Nếu trong các năm trước, nhà xuất khẩu đã từng có các khoản nợ khó đòi, thì có khả năng là nhà xuất khẩu sẽ tiếp tục có những khoản nợ như vậy trong tương lai.

- Tình hình chính trị, chính sách thương mại, quản lý ngoại hối, tỷ giá., của nước người mua. Nguồn thông tin về các quốc gia này càng tốt bao nhiêu thì việc thu tiền càng dễ dàng và phí bảo hiểm càng thấp bấy nhiêu.

- Lĩnh vực (các lĩnh vực) m à công ty xuất khẩu đang kinh doanh. Điều này là do có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ phá sản giữa các lĩnh vực kinh doanh cũng như giữa các chu kỳ kinh tế.

- Chia sẻ rủi ro. Nếu người được bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm có mức miễn thường thì phí bảo hiểm phải trả sẽ rẻ hơn.

hoạt động kinh doanh của họ thì có thể đó là phẩn có độ rủi ro cao và điều đó sẽ ảnh hưởng đến phí bảo hiểm.

Nói chung, phí bảo hiểm tín dụng thấp, thường là 1 % giá trị giao dịch. Như vậy, trong phần lữn trường hợp phí bảo hiểm tín dụng thấp hơn nhiều so vữi phí làm thư tín dụng và giúp nhà xuất khẩu đưa ra một điểu kiện tín dụng cạnh tranh.

Đạc điểm rủi ro của mỗi nưữc không những ảnh hưởng đến mức phí bảo hiểm m à còn ảnh hưởng đến mức bồi thường. Mức bổi thường đối vữi rủi ro chính trị thường lữn hem đối vữi rủi ro thương mại. Tổn thất do rủi ro chính trị thường được bồi thường 8 5 % đến 9 0 % khoản tín dụng xuất khẩu, trong khi mức bồi thường rủi ro thương mại chỉ từ 7 5 % đến 8 5 % m à thôi.

Dưữi đây là một số chi tiết về bảo hiểm tín dụng tại Ngân hàng xuất nhập khẩu Thái Lan1 0:

Tỷ lệ bổi thường

Rủi ro thương mại 8 5 % mất mát nhận biết được Rủi ro chính trị 9 0 % mất mát nhận biết được Phí: Phí thông tin tín dụng: 2.500 bạt/1 nguôi mua/nãm hoặc 2.200 bạt/1 người mua/ năm (nếu mua bảo hiểm trưữc cho hơn 10 người mua)

Phí bảo hiểm:

+ Giao hàng D/P, D/A: Từ 0,33% trị giá trên hoa đơn trở lên.

+ Giao hàng O/A (Open account - Thanh toán bằng phương thức ghi sổ): Từ 0,5% trị giá trên hoa đơn trở lên.

Rủi ro thương mại Thời gian trả tiền bổi thường Người mua không trả được nợ, phá sản Ngay khi công ty bảo hiểm nhận được

bằng chứng

Người mua từ chối trả trong vòng 120 ngày từ khi yêu cấu Người mua từ chối nhận hàng trong vòng 30 ngày sau khi có tổn thất.

Còn dưới dây là chi tiết của Ngân hàng xuất nhập khẩu Thái Lan về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nếu phương thức thanh toán là L/C.

Bảo hiểm tín dụng nếu phương thức thanh toán là L/C dành cho nhà xuất khẩu xuất khẩu dưới điều khoản thanh toán dùng thư tín dụng từ một ngân hàng phát hành không phải ngân hàng lớn hay ngân hàng nằm ở nhịng nước có độ rủi ro cao.

Phạm vi bảo hiểm: o Rủi ro thương mại:

- Ngân hàng phát hành phá sản, không trả được nợ - Ngân hàng phát hành từ chối trả dù giấy tờ sạch và đủ

o Rủi ro chính trị:

- Tiền được chuyển là ngoại tệ mạnh nhưng đang bị chính quyền cấm chuyển - Luật lệ mới cấm nhập khẩu

- Chiến tranh, nổi loạn... gây trở ngại cho việc thanh toán

Tỷ lệ bồi thường

Rủi ro thương mại 8 5 % mất mát nhận biết được Rủi ro chính trị 9 0 % mất mát nhận biết được

Điều kiện:

L/C không hủy ngang L/C không có sự khác biệt nào

Không có L/C điều khoản đỏ, L/C giáp lưng, L/C chuyển nhượng L/C phải tuân thủ UCP 500

Điểu khoản thanh toán phải không quá 180 ngày sau ngày giao hàng Vận đơn không được đưa trực tiếp cho người mua

L/C không được ghi rằng vận đơn sẽ được chuyển cho người mua và cho phép người mua lấy hàng trước khi L/C được chấp nhận (trừ hàng hoa nông nghiệp hoặc khoáng sản hay trong trường hợp L/C ghi rằng tàu sẽ nhận hàng ở cảng của Thái Lan).

5. Phân loại các sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 5.1. Căn cứ theo giá trị bảo hiểm

Một phần của tài liệu Một số loại hình bảo hiểm xuất nhập khẩu và khả năng áp dụng tại Việt Nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)