Hình ảnh ghi nhận được

Một phần của tài liệu quan sát vết đen mặt trời bằng kính thiên văn takahashi (Trang 42 - 54)

HỒ CHÍ MINH

2.4.7 Hình ảnh ghi nhận được

2.4.7.1 Ngày 06/12/2010

Hình 2.20:Lắp máy chụp hình vào kính thiên văn và tiến hành

ghi lại hình ảnh vết đen Mặt Trời.

Vết đen

Hình 2.22:Hình ảnh Mặt Trời chụp bằng kính thiên văn Takahashi của

trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM bằng phương pháp quan sát Mặt Trời gián tiếp qua ảnh chiếu dùng thị kính.

Nhận xét:

• Dùng kính thiên văn Takahashi của trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM bằng cả 2 phương pháp ta đều thu được hình ảnh của vết đen Mặt Trời.

• So sánh với hình ảnh vết đen được lấy ở trung tâm SOHO và hình ảnh thu được qua kính thiên văn Takahashi gần giống với hình ảnh thu từ trung tâm SOHO (ở đây vị trí của vết đen Mặt Trời ở các hình ảnh trên có sự sai lệch). Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do chưa hiệu chỉnh theo quy ước quốc tế theo hệ tọa độ của Mặt Trời (hệ Carrington).

• Hình ảnh vết đen thu được qua kính thiên văn rất rõ nét. Khi di chuyển kính thì ta thấy các vết đen này cũng di chuyển theo, chứng tỏ đây là những vết đen Mặt Trời, không phải là vết dơ của kính hay máy chụp hình.

Hình 2.23:Hình ảnh vết đen Mặt Trời bởi SOHO

của trung tâm NASA được lấy từ website:

http://spaceweather.com/archive.php?view=1&day =06&month=12&year=2010

2.4.7.2 Ngày 21/12/2011

Hình 2.24:Hình ảnh Mặt Trời không có vết đen được thu từ máy

chụp hình thông qua kết nối với kính thiên văn Takahashi trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM

Hình 2.25:Hình ảnh Mặt Trời bởi SOHO của trung tâm NASA lấy từ

website:http://spaceweather.com/archive.php?view=1&day=21&month=1 2&year=2010

2.4.7.3 Ngày 06/04/2011

Vết đen

Hình 2.26:Hình ảnh Mặt Trời thu được từ máy chụp hình thông qua kết

nối với kính thiên văn Takahashi ở trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM

Hình 2.27:Hình ảnh Mặt Trời bởi SOHO của trung tâm NASA lấy từ

website:

http://spaceweather.com/images2011/06apr11/hmi4096_blank.jpg?PHPSESSI D=qnaasv7br4eht4nh2j8c2rm9c5

2.4.7.4 Ngày 07/0402011

Vết đen

Hình 2.28: Hình ảnh Mặt Trời thu được từ máy chụp hình thông qua kết nối

với kính thiên văn Takahashi ở trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM

Hình 2.29:Hình ảnh Mặt Trời bởi SOHO của trung tâm NASA lấy từ

website:

http://spaceweather.com/images2011/07apr11/hmi4096_blank.jpg?PHPSESS ID=2c7lvq1rk5l30evcfeldp1au51

2.4.7.5 Ngày 08/04/2011

Hình 2.31:Hình ảnh Mặt Trời của SOHO bởi trung tâm NASA

lấy từ website

http://spaceweather.com/images2011/08apr11/hmi4096_blank.j pg?PHPSESSID=15rej260mhrurl52vkhlp0qbg6

Hình 2.30: Hình ảnh Mặt Trời thu được từ máy chụp hình thông qua

kết nối với kính thiên văn Takahashi ở trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM

2.4.7.6 Ngày 09/04/2011

Hình 2.32: Hình ảnh Mặt Trời thu được từ máy chụp hình thông qua kết nối

với kính thiên văn Takahashi ở trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM

Phóng to hình bên

Vết đen

Hình 2.33:Hình ảnh Mặt Trời của SOHO bởi trung tâm NASA lấy

từ website

http://spaceweather.com/images2011/09apr11/hmi4096_blank.jpg? PHPSESSID=oualgei6as09m2d185mjfkf7f3

Nhận xét:

Vào ngày 21/12/2010 kính thiên văn Takahashi ở trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM ghi nhận là không có vết đen (đối chiếu với bức ảnh được ghi bởi trung tâm NASA vào ngày đó đúng là không có vết đen). Qua 2 ngày quan sát (06/12 – 21/12 năm 2010) ta có thể kết luận được rằng: Có thể dùng kính thiên văn này để quan sát hoạt động Mặt Trời thông qua số vết đen trên đĩa Mặt Trời.

Trong khoảng thời gian quan sát liên tục từ ngày 06 – 09 tháng 04 năm 2011 nhận thấy:

• Số vết đen do kính thiên văn ghi nhận lại có một số khác biệt so với bức ảnh của trung tâm. Kính thiên văn chỉ ghi nhận được những vết đen rõ và lớn, còn các vết đen nhỏ thì kính không thể ghi nhận được.

• Trong khoảng thời gian này, tôi chỉ dùng phương pháp dùng thị kính kết hợp với máy ảnh kỹ thuật số để lưu lại hình ảnh của vết đen. Vì thị kính chỉ quan sát được ¼ Mặt Trời nên đôi khi chỉ thấy được 1 vài vết đen. Nếu ta dùng phương pháp quan sát Mặt Trời gián tiếp qua ảnh chiếu dùng thị kính thì có thể thấy toàn bộ Mặt Trời. Mặt khác, có thể do kỹ thuật chỉnh kính còn hạn chế nên một số hình ảnh thu được vẫn còn chưa rõ nét.

• Hình ảnh vết đen Mặt Trời đã được ghi nhận bằng phương pháp này nhưng vẫn chưa có giá trị trao đổi quốc tế vì chưa hiệu chỉnh theo quy ước quốc tế theo hệ tọa độ của Mặt Trời (hệ Carrington) nên khi nhìn vào hình ảnh thu được cũng chưa giúp ta thấy rõ sự di chuyển của vết đen trên đĩa Mặt Trời. Khi ta hiệu chỉnh được thì ta có thể dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện cũng như biến mất của các vết đen (giống như hình ảnh được ghi bởi trung tâm NASA).

• Ta thấy khi quan sát Mặt Trời qua các ngày khác nhau thì vết đen của Mặt Trời có sự thay đổi vị trí trên quang cầu, nó xuất hiện ở mép bên này, tồn tại trong một thời gian rồi di chuyển ngang bề mặt rồi sau đó mất đi ở mép bên kia của đĩa Mặt Trời.

• Do việc quan sát Mặt Trời phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nên việc quan sát vẫn chưa được tiến hành thường xuyên. Mặt khác, thời gian làm luận văn chưa nhiều, kiến thức còn hạn chế nên vẫn còn nhiều điểm mà luận văn chưa giải quyết được như: vẫn chưa xác định được quỹ đạo chuyển động của vết đen trên

đĩa Mặt Trời, vẫn chưa tìm được ý nghĩa của cách người ta đặt tên vết đen (Ví dụ như tên vết đen 1185, 1186…). Tôi hy vọng, khoa sẽ cung cấp một số thiết bị cho việc quan sát chẳng hạn như thị kính có thể quan sát toàn bộ Mặt Trời để việc ghi lại hình ảnh đầy đủ và rõ nét hơn. Sau này nếu có điều kiện theo đuổi tiếp đề tài nghiên cứu này, tôi sẽ cố gắng giải quyết những vấn đề còn đang dang dở.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của khoa học thì việc quan sát, nghiên cứu bầu trời không còn quá khó khăn nữa. Tầm nhìn con người không còn bị hạn chế như khi nhìn bằng đôi mắt trần mà đã rộng mở ra vũ trụ bao la bên ngoài. Khi xưa, những gì về bầu trời, về vũ trụ vượt quá sức quan sát, nghiên cứu của con người. Nên họ chỉ cảm nhận bằng cảm tính và mọi thứ trở nên linh thiêng, huyền bí. Ngày nay, vũ trụ đã từng bước được con người chinh phục, khám phá để không còn là ẩn số nữa.

Để có được những thành tựu như hôm nay, không phải một sớm một chiều mà là cả một chiều dài lịch sử, là công lao vĩ đại của các nhà khoa học. Thế giới siêu vĩ mô của Hệ Mặt Trời, của dải Ngân hà, của Vũ trụ bao la ấn chứa bao điều bí mật mà con người từ bao đời nay khao khát được tìm hiểu, chinh phục. Khi chưa đủ tri thức khoa học lý giải thì người ta nhờ vào thần linh, nhờ những thế lực siêu nhiên. Nhưng con người không bằng lòng với những hiểu biết của mình mà luôn nỗ lực tìm tòi, khám phá ra chân lý. Con Người đã chế tạo ra các dụng cụ quang học để quan sát bầu trời, để đến gần các vì sao, để ngày càng hiểu sâu, hiểu đúng về vũ trụ…

Qua luận văn: QUAN SÁT VẾT ĐEN MẶT TRỜI BẰNG KÍNH THIÊN

VĂN TAKAHASHIđã giúp tôi biết và hiểu ra được nhiều điều về một trong những

dạng của hoạt động Mặt Trời – vết đen Mặt Trời. Và hơn hết, tôi có thể sử dụng kính Takahashi của trường Đại Học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh để quan sát được hiện tượng này. Tuy việc nghiên cứu này, vẫn chưa đạt được kỳ vọng mà tôi mong muốn nhưng tôi thiết nghĩ rằng không có gì là tuyệt đối, tôi vẫn còn trẻ và có thể tiếp tục nghiên cứu thêm về đề tài này trong thời gian sau này. Nhưng qua luận văn này, tôi mong muốn rằng đây cũng là một tài liệu quý báu cho những thế hệ sau này và cũng là nguồn thông tin cho những ai yêu thích ngành thiên văn.

Chân lý khoa học không phải là cái gì có sẵn, hoàn chỉnh mà là một quá trình đấu tranh lâu dài, và mỗi ngày mỗi phát triển. Để hiểu rõ chúng thì chúng ta cần phải không ngừng học hỏi, phải luôn cập nhật thêm kiến thức, không tự hài lòng với những tri thức đã có, phải biết tự đặt câu hỏi và tìm cách trả lời những câu hỏi đó… Thời đại ngày nay là thời đại của du hành Vũ Trụ, chinh phục Vũ Trụ là mục tiêu của con người do đó càng thôi thúc thế hệ trẻ chúng ta không ngừng tìm tòi, khám

phá những bí ẩn trong Vũ Trụ. Và tôi cũng hy vọng rằng những thế hệ sau này sẽ tiếp tục phát triển thêm ngành thiên văn của nước nhà và môn học thiên văn sẽ được chú trọng trong nền giáo dục sau này.

Một phần của tài liệu quan sát vết đen mặt trời bằng kính thiên văn takahashi (Trang 42 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)