HỒ CHÍ MINH
2.2.2.3 Năng suất phân giả
Là một đại lượng nói lên khả năng của kính có thể cho ta quan sát được hai điểm sáng gần nhau nhất của nguồn sáng là bao nhiêu.
2.2.3 Các kiểu lắp đặt của kính thiên văn
2.2.3.1 Lắp đặt trong tọa độ chân trời
Hệ này được lắp đặt sao cho một trục của kính hướng lên thiên đỉnh, trục còn lại nằm theo phương ngang song song với đường chân trời, do đó ta có thể quan sát được các vật thể trong hệ tọa độ chân trời.
Ưu điểm: Lắp đặt kính theo hệ này rất dễ dàng so với các kiểu lắp đặt hệ
khác vì trọng lượng của kính luôn tác dụng song song với trục quay thẳng đứng, nên đem lại độ chính xác cao.
Khuyết điểm: Vì hệ này phụ thuộc nhật động nên chỉ có thể dùng để quan
sát nhất thời.
2.2.3.2 Lắp đặt trong hệ tọa độ xích đạo
Hệ này được lắp đặt sao cho một trục của kính song song chính xác với trục của Trái Đất, trục kia song song với xích đạo trời và xích đạo Trái Đất. Hệ này cho phép ta quan sát vật thể trong hệ tọa độ xích đạo 2, và trong khi quan sát kính có thể chỉ quay quanh một trục song song với trục quay của Trái Đất với vận tốc 23 giờ 56 phút.
Ưu điểm:Hệ tọa độ xích đạo 2 không phụ thuộc vào nhật động nên ta có thể
quan sát thiên thể trong một thời gian dài. Mặt khác còn nhanh chóng tìm ra được xích vĩ và xích kinh của vật thể đang quan sát bằng vòng chia độ gắn trên hệ cùng trục với trục song song với xích đạo trời.
Nhược điểm: Vì trọng lượng của kính luôn tác dụng lên trục quay của hệ dẫn đến sai số khi hoạt động nên hệ này chỉ sử dụng cho những loại kính nhỏ.
2.3 Mô tả kính Takahashi
2.3.1 Thông số kỹ thuật
Kính phản xạ dạng ống, kính tìm, đường kính 21cm (không sử dụng để quan sát Mặt Trời).
Kính khúc xạ dạng ống, kính tìm, đường kính 12cm được dùng để quan sát.
Kiểu lắp đặt: Hệ khử nhật động trong hệ tọa độ xích đạo EM – 200.
Trụ đỡ nhôm đường kính 12 – 13cm, dài 120cm.
3 đối trọng.
2.3.2 Hệ thống – điều khiển
2.3.2.1 Sơ đồ hệ thống thân kính – hệ khử nhật động
Hình 2.4:Kính Takahashi của khoa Lý ĐH