Tiến hành quan sát

Một phần của tài liệu quan sát vết đen mặt trời bằng kính thiên văn takahashi (Trang 34 - 41)

HỒ CHÍ MINH

2.4 Tiến hành quan sát

2.4.1 Dụng cụ

 Hệ thống kính thiên văn Takahashi gồm hai kính: kính to với đường kính 21cm (không sử dụng để quan sát Mặt Trời), kính nhỏ 12cm được dùng để quan sát. Cả hai được lắp trên bệ kính khử nhật động EM – 200.

 Giấy lọc Milar: Phản xạ phần lớn ánh sáng khả kiến và ngăn cản bức xạ tử ngoại.

 Thị kính đường kính 18mm.

 Máy chụp hình Nikon.

 Sổ ghi chép ngày tháng quan sát.

 Máy vi tính có cài phần mềm Telescope Tracer 2000a.

2.4.2 Chỉnh thông số cho máy chụp hình Nikon

 Khởi động máy chụp hình.

 Cắm dây điều khiển bằng tay vào máy chụp hình.

 Chỉnh thông số cho máy chụp hình:

o Độ nét về chế độ M: chế độ chụp bằng tay.

o Tốc độ chụp: Chỉnh về các tốc độ sau: 1/1000, 1/500, 1/250, 1/125.

Hình 2.8:Máy chụp hình Nikon

o Ngắm chừng ∞ (để lấy hình ảnh ở xa chẳng hạn như Mặt Trời).

o Tiêu cự: chỉnh về f = 4,6 hoặc f = 4,7.

o ISO 100, 200 hoặc 400: ISO càng lớn thì độ nét của hình càng rõ.

2.4.3 Điều khiển kính thiên văn

2.4.3.1 Điều khiển bằng phần mềm Telescope Tracer 2000a

Bước 1:Mở phần mềm Telescope Tracer 2000a

Bước 2: Vào Lnit xuất hiện bảng điều khiển

Trong đó, ghi rõ giá trị kinh độ, vĩ độ tại nơi quan sát là Tp.Hồ Chí Minh cụ thể:

• Kinh độ: 10d50m00s

• Vĩ độ: 106d40m50s Chọn OK

Bước 3:Kiểm tra kính

Chọn 1 ngôi sao bất kì trên màn hình nằm ở phía đông (Sở dĩ chọn ở phía đông là do đối trọng của kính thiên văn nằm ở phía Đông, còn trục kính nằm ở phía Tây nên khi chọn ngôi sao ở phía Đông thì trục kính sẽ hướng đến vị trí một cách dễ dàng và thuận tiện. Nếu chọn ngôi sao ở phía Tây thì lúc này thì đối trọng sẽ quay về phía Tây còn trục kính sẽ quay về hướng Đông, sẽ khó khăn và phức tạp hơn.)

Bấm GO thì lúc này quan sát hướng trục kính hướng đến. (Nếu thấy kính hướng sai thì bấm STOP trên bảng điều khiển để dừng hành động.)

Bước 4:Cho kính hướng đến Mặt Trời.

Tìm vị trí của Mặt Trời trên màn hình (Mặt Trời đang ở hướng Đông Nam). Click chuột trái vào SUN xuất hiện bảng điều khiển như sau:

Hình 2.10: Bảng điều khiển điều chỉnh kính

Chọn Sun xuất hiện bảng điều khiển sau:

Bỏ dấu chọn ở Near by Sun (5d) (mục đích của việc xuất hiện Near by Sun (5d) là muốn hỏi thiết bị quan sát Mặt Trời đã được bảo vệ chưa, nếu chưa bảo vệ mà bỏ dấu chọn sẽ làm hư hỏng kính thiên văn nếu đã được che chắn thì ta mới bỏ chọn Near by Sun (5d)), sau đó chọn GO sẽ được bảng điều khiển sau:

Lúc này, kính đã hướng đến Mặt Trời và lúc này kết hợp với bộ điều khiển bằng tay để chỉnh kính chính xác đến Mặt Trời.

2.4.3.2 Điều khiển bằng tay (dùng hộp điều khiển hình 2.1.4)

Dùng 4 nút trong hộp điều khiển để chỉnh kính đến Mặt Trời (trong quá trình điều chỉnh tuyệt đối không dùng mắt để quan sát Mặt Trời, có thể làm hỏng mắt).

Hình 2.12: Bảng điều khiển điều chỉnh kính

Kính hướng đến Mặt Trời khi bóng của kính thiên văn là nhỏ nhất. Lúc này dùng tờ giấy để hứng hình ảnh của Mặt Trời. Và tiếp tục dùng bộ điều khiển để chỉnh bóng của Mặt Trời như hình ảnh dưới đây.

2.4.4 Các bước tiến hành thí nghiệm

 Khởi động máy vi tính.

 Lắp thị kính đường kính 18mm vào máy chụp hình Nikon như hình.

Hình 2.14: Hứng bóng Mặt Trời

 Sau đó, lắp máy chụp hình vào kính thiên văn rồi chỉnh máy chụp hình vào các thông số đã quy định khi chụp Mặt Trời như hình:

 Mở công tắc để khởi động kính thiên văn.

 Vận hành kính (làm các thao tác như đã nêu trong phần điều khiển kính thiên văn).

 Sau khi kính đã hướng đến Mặt Trời, dùng bộ điều khiển bằng tay để chỉnh kính đến Mặt Trời và lúc này ảnh của Mặt Trời sẽ hiện trên màn hình của máy chụp hình.

 Chỉnh hội tụ để ảnh hiện rõ trên màn hình của máy chụp hình.

 Chỉnh tốc độ chụp rồi dùng bộ điều khiển bằng tay đã kết nối với máy chụp hình để ghi lại hình ảnh của Mặt Trời.

 Chỉnh ISO ở 2 giá trị 100, 200, 400 kết hợp với thay đổi tốc độ chụp để ghi hình ảnh của Mặt Trời.

 Lấy sổ ghi chép lại ứng với mỗi trường hợp là ghi lại bao nhiêu tấm hình về Mặt Trời (thường thì mỗi trường hợp là chụp 3 tấm).

 Kết thúc thực hành.

 Lấy thẻ nhớ ra chép vào máy vi tính những hình ảnh vừa ghi nhận được.

2.4.5 Những lưu ý khi tiến hành quan sát

 Khi tiến hành quan sát tuyệt đối không dùng mắt để quan sát trực tiếp Mặt Trời. Việc làm này rất nguy hiểm, có thể làm hỏng mắt.

 Ở bước 3 kiểm tra kính: Khi chọn một ngôi sao bất kì để kiểm tra nếu thấy kính không hướng đúng thì cần phải bấm STOP để dừng và phải tắt công tắc. Sau đó mở công tắc để khởi động kính và tiến hành lại thao tác này.

 Khi lắp thị kính vào máy chụp hình Nikon thì lưu ý thao tác phải nhẹ nhàng, cẩn thận nếu không sẽ bị bể ống kính và việc thay ống kính là rất khó.

 Quá trình tháo lắp cũng như vận hành kính cần phải thật tỉnh táo, cẩn thận, và tập trung. Chỉ cần sai một thao tác nhỏ cũng sẽ làm hư hỏng thiết bị.

 Khi lắp thẻ nhớ của máy chụp hình Nikon nhớ lắp đúng yêu cầu, nếu thao tác sai sẽ làm hỏng cả máy chụp hình.

 Tuyệt đối khi làm thực hành không được đùa giỡn, phải nghiêm túc vì đây là những thiết bị ngoại nhập, chỉ cần không tập trung là có thể làm hư hỏng và không thể sửa chửa được.

 Khi kết thúc thực hành, chỉnh kính về lại thiên đỉnh và tắt công tắc để kính về lại trạng thái ban đầu.

 Tuyệt đối không được nhìn vào kính để tìm.

 Khi ra về đóng cửa cẩn thận, nếu không kính sẽ bị ảnh hưởng của thời tiết và dễ hư hỏng.

Một phần của tài liệu quan sát vết đen mặt trời bằng kính thiên văn takahashi (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)