HỒ CHÍ MINH
2.2.1.2 Kính thiên văn phản xạ
Vật kính là gương cầu hay gương parabol, thị kính là thấu kính.
Loại này gồm rất nhiều kiểu như: Newton (được chế tạo vào năm 1668 với chiều dài chỉ khoảng 15cm), Cassegrain, Grigorian, Conde…Sự khác nhau giữa các kiểu này là ở chổ đặt thêm kính phụ tại tiêu điểm nhằm tăng thêm khả năng của kính.
Ưu điểm:
• Khắc phục được các nhược điểm của kính khúc xạ.
•Việc chế tạo một gương cầu lõm rồi tráng bạc dễ dàng hơn việc đúc một thấu kính lớn, do đó có lợi thế về độ mở ống kính, giảm tối đa cầu sai (hiện
tượng ánh sáng hội tụ không chính xác tại một điểm – phụ thuộc vào chiết suất của loại kính và sự gia công) và sắc sai, cho ảnh sáng và rõ nét.
•Thị kính ở trên thân kính nên việc quan sát dễ dàng hơn.
Nhược điểm:Ống kính to và cồng kềnh hơn kính thiên văn khúc xạ.
2.2.2 Các đặc trưng của kính thiên văn
Là một dụng cụ dùng để thu gom ánh sáng từ thiên thể, giúp chúng ta thấy được những thiên thể mà mắt thường không thể nhìn thấy, và không phân biệt được. Ngoài ra, nó còn có khả năng phóng đại hình ảnh thiên thể.
2.2.2.1 Khả năng thu gom ánh sáng của kính thiên văn
Kính thiên văn là dụng cụ mà nếu vật kính có đường kính D càng lớn thì khả năng thu gom ánh sáng càng nhiều, tức có khả năng nhận được độ rọi (cường độ bức xạ của một vật thể đến Trái Đất) thấp càng lớn, dẫn đến cấp sao nhìn thấy bằng
Hình 2.2:Nguyên lý của kính thiên văn phản xạ
kính thiên văn càng lớn, nó có thể nhìn thấy cả những Ngôi sao mờ mà mắt thường không nhìn thấy được (mắt thường chỉ nhìn thấy sao cấp +6).